KHÁI QUÁT HỘ SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CÀNG

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại agribank chi nhánh huyện càng long –trà vinh (Trang 29)

4.1 KHÁI QUÁT HỘ SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CÀNG LONG LONG

Trong những năm gần đây, số vốn mà ngân hàng NHNo&PTNT huyện Càng Long cho các hộ sản xuất vay chiếm bình quân khoảng 93% tổng dƣ nợ - đây là tỷ lệ cao.

Theo thống kê của huyện thì đến năm 2012 toàn huyện có 32.216 hộ sản xuất và đƣợc phân bố ở các ngành sản xuất, đang tận dụng các nguồn lực có sẳn đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh tăng sản phẩm cho xã hội, tăng thu nhập cho gia đình và góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế huyện, làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Huyện Càng Long có nhiều ngành nghề do vậy các hộ sản xuất trên địa bàn rất đa dạng và phong phú nhiều ngành nghề và hình thức sản xuất kinh doanh.

Do diện tích trên địa bàn là đất nông nghiệp nên các hộ sản xuất trên địa bàn đều sản xuất nông nghiệp là hoạt động sản xuất chính nhƣ: canh tác lúa, trồng cây hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy hải sản,…

Ngoài ra, thì các hộ còn sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhƣ xay xát lƣơng thực, sản xuất gạch, tơ xơ dừa, sửa chữa gia công cơ khí,… Ngành thƣơng mại – dịch vụ cũng khá phát triển nhƣ các dịch vụ cầm đồ, dịch vụ vận tải, buôn bán nhỏ,… trong đó thì hoạt động kinh doanh buôn bán nhỏ của các hộ kinh doanh vẫn còn gặp khó khăn trong vấn đề địa điểm kinh doanh, hiện nay thì có khoảng 65% các hộ sử dụng nhà ở để làm địa điểm kinh doanh.

Thu nhập các hộ trong huyện còn chƣa cao bình quân và bên cạnh đó thì có nhiều hộ thuộc dân tộc thiểu số còn gặp khó khăn nên các hộ không có đủ vốn để tái sản xuất, mở rộng quy mô hay ứng dụng công nghệ mới, nên nhu cầu sử dụng vốn cho sản xuất chủ yếu là vay ngân hàng. Xét về số lƣợng hộ sản xuất đến giao dịch với ngân hàng trong những năm qua có sự biến động, giảm vào năm 2011 và chiều hƣớng tăng vào năm 2012. Tuy nhiên tỷ lệ hộ vay vốn ngân hàng trên tổng số hộ sản xuất trên địa bàn toàn huyện ở mức thấp, năm 2012 số hộ sản xuất quan hệ tín dụng với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Càng Long chiếm khoảng 33% tổng số hộ. Cụ thể số hộ sản xuất vay vốn đƣợc thể hiện qua hình 4.1 và 4.2 bên dƣới.

10.269 9.735 10.738 9.200 9.400 9.600 9.800 10.000 10.200 10.400 10.600 10.800 11.000 2010 2011 2012 Năm Hộ số hộ vay vốn

Hình 4.1: Số hộ vay vốn ngân hàng qua 3 năm 2010-2012

(Nguồn: Phòng tín dụng Agribank Càng Long, qua 3 năm 2010-2012)

Nhìn chung qua ba năm thì năm 2011 số lƣợng hộ vay vốn tại ngân hàng có sự giảm xuống. Nền kinh tế có phần biến động, lạm phát ở mức cao nên đã đẩy lãi suất cho vay của ngân hàng tăng cao nên cũng đã tác động đến tình hình vay vốn ngân hàng. Nhiều hộ sản xuất có nguồn thu nhập ổn định, ít phụ thuộc vào hoạt động sản xuất, chính vì vậy, khi lãi suất tăng cao để hạn chế rủi ro thì những hộ này tranh thủ trả nợ và tạm thời sẽ không vay vốn để sản xuất. Tuy nhiên, số hộ còn vay vốn tại ngân hàng còn khá nhiều, do đây là là các hộ nông dân hoạt động nông nghiệp là chính luôn cần vốn để sản xuất, vì vậy mặc dù chi phí vay vốn có phần tăng nhƣng để có vốn trồng trọt, chăn nuôi để tạo thu nhập cho gia đình, họ vẫn tiếp tục vay vốn tại ngân hàng. Và đến năm 2012, nền kinh tế dần ổn định, lãi suất cho vay của ngân hàng đã điều chỉnh giảm nên số lƣợng hộ sản xuất đến vay vốn tại ngân hàng có phần tăng lên, ngân hàng luôn chú trọng đầu tƣ cho các hộ sản xuất vì đây đóng góp cho sự phát triển kinh tế của huyện.

8.805 9.116 8.600 8.650 8.700 8.750 8.800 8.850 8.900 8.950 9.000 9.050 9.100 9.150 6th/2012 6th/2013 Năm Hộ số hộ vay vốn

Hình 4.2: Số hộ vay vốn tại ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012-2013

Số lƣợng hộ sản xuất vay vốn ở 6 tháng đầu năm đã tăng trở lại so với cùng kỳ năm trƣớc. Do hộ sản xuất cần vốn thêm để sản xuất khi vốn tự có của họ không đáp ứng đủ nên làm cho hộ có tăng vào 6 tháng đầu năm.

Thuận lợi của các hộ sản xuất:

- Đƣợc sự hỗ trợ của ngân hàng về vốn để đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh. - Các ngành nghề mà hộ sản xuất, kinh doanh hiện phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế ở địa phƣơng.

Khó khăn của các hộ sản xuất:

- Do các hộ sản xuất với quy mô nhỏ, vì vậy khi cần mở rộng quy mô sản xuất thì không đủ vốn.

- Thu nhập chƣa cao, thiếu mặt bằng kinh doanh. - Trình độ công nghệ thấp, chất lƣợng chƣa cao.

- Trình độ tay nghề, chuyên môn của hộ còn hạn chế nên gặp khó khăn trong việc áp dụng công nghệ, kỹ thuật mới.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại agribank chi nhánh huyện càng long –trà vinh (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)