ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT CỦA NGÂN

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại agribank chi nhánh huyện càng long –trà vinh (Trang 58)

nhƣng kết quả sản xuất, kinh doanh không đạt hiệu quả tốt, và một số khách hàng đã sử dụng nguồn vốn vay không đúng mục đích trong hợp đồng tín dụng. Bên cạnh đó, do điều kiện đi lại đến những ấp, xã còn gặp nhiều khó khăn và nhân viên ngân hàng còn thiếu, mỗi cán bộ phụ trách nhiều địa bàn xã, thị trấn cũng đã gây ảnh hƣởng đến công tác thẩm định, kiểm tra cho vay còn gặp khó khăn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho nợ xấu của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng lại.

Nhƣ vậy, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu là nợ xấu ngắn hạn (theo kỳ hạn) và nợ xấu theo ngành Nông nghiệp – Thủy sản (theo ngành nghề). Tình hình nợ xấu theo các kỳ hạn và nợ xấu theo các ngành nghề, diễn biến theo chiều hƣớng tăng trở lại vào năm 2012 và ở 6 tháng đầu năm 2013, vì vậy, để hạn chế rủi ro thì ngân hàng cần phải kiểm tra tiến độ thực hiện phƣơng án sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất sau khi giải ngân nhằm để hạn chế gia tăng nợ quá hạn và nợ xấu.

4.5 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT CỦA NGÂN HÀNG HÀNG

Để thấy rõ hơn hiệu quả sử dụng vốn của Agribank huyện Càng Long ngoài việc phân tích các chỉ số doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ và nợ xấu nhƣ đã phân tích ở phần trên, còn có thể thấy đƣợc tình hình hoạt động của ngân hàng thông qua các chỉ tiêu tài chính, cụ thể là vòng quay vốn tín dụng, hệ số thu nợ, tỷ lệ nợ xấu, dƣ nợ trên số hộ vay vốn,… Thông qua các chỉ số này ngân hàng có thể thấy đƣợc tình hình hoạt động tín dụng, những rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt để đƣa ra các giải pháp thích hợp để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của ngân hàng. Để phản ánh mức độ hoạt động và quy mô của ngân hàng thì cần phải đánh giá và xem xét thông qua các chỉ tiêu tài chính qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.23: Đánh giá hoạt động tín dụng ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng 2012-2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013 1. Tổng nguồn vốn 303.601 325.838 412.797 365.026 445.595 2. Vốn huy động 185.422 231.419 286.423 257.141 263.634 3. Doanh số cho vay 343.415 383.289 483.392 246.276 275.948 4. Doanh số thu nợ 312.931 384.686 445.441 227.843 248.137 5. Doanh số thu nợ đến hạn 250.341 248.406 284.854 186.831 206.574 6. Dƣ nợ 266.479 265.082 303.033 280.694 336.775 7. Dƣ nợ bình quân 268.914 271.007 297.920 286.783 324.140 8. Dƣ nợ đến hạn 257.852 260.821 298.692 190.567 213.987 9. Nợ xấu 4.037 1.240 1.607 2.439 3.770 10. Số hộ sản xuất vay vốn 10.269 9.735 10.738 8.805 9.116 11. Số hộ sản xuất có nợ xấu 93 58 46 87 108 12. Dƣ nợ/ Tổng nguồn vốn (%) 87,77 81,35 73,41 76,90 75,58 13. Dƣ nợ/ Vốn huy động (%) 143,71 114,55 105,80 109,16 127,74 14. Hệ số thu nợ (lần) 0,91 1,00 0,92 0,93 0,90 15. Vòng quay vốn tín dụng (vòng) 1,16 1,42 1,50 0,79 0,77 16. Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,51 0,47 0,53 0,87 1,12 17. Tỷ lệ thu nợ đến hạn (%) 97,09 95,24 95,37 98,04 96,54 18. Dƣ nợ/ Số hộ sản xuất vay 25,95 27,23 28,22 31,88 36,94 19. Nợ xấu/ Số hộ có nợ xấu 43,41 21,38 34,33 28,03 34,91

(Nguồn:Phòng tín dụng Agribank huyện Càng Long, 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2012-2013)

4.5.1 Tổng dƣ nợ trên tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng nguồn vốn của ngân hàng trong quá trình cho vay. Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy tổng dƣ nợ trên tổng nguồn vốn qua ba năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013, tỷ lệ này luôn giảm có nghĩa là trong đó tổng nguồn vốn có phần giảm xuống, tổng dƣ nợ tăng chậm. Kết quả này cho thấy ngân hàng sử dụng nguồn vốn của mình một cách hiệu quả để cho vay trƣớc sự biến động liên tục của nền kinh tế. Ngân hàng chú trọng trong việc tìm kiếm và mở rộng quan hệ với khách hàng, và còn chú trọng đến công tác thẩm định kỹ càng trong quá trình xét duyệt cho vay để đảm bảo tín dụng và nâng cao hoạt động tín dụng của ngân hàng.

4.5.2 Tổng dƣ nợ trên vốn huy động

Tổng dƣ nợ trên vốn huy động tham gia vào việc đầu tƣ tín dụng và khả năng huy động vốn tại địa phƣơng. Tỷ lệ này có sự giảm trong ba năm cho thấy nguồn vốn huy động đƣợc từ dân cƣ trên địa bàn chƣa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng. Dƣ nợ cho vay tăng cao qua các năm trong khi vốn huy động có tăng nhƣng tăng với tốc độ thấp hơn tốc dộ tăng của dƣ nợ cho nên phải sử dụng đến nguồn vốn điều chuyển với mức lãi suất cao nên cũng ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng của chi nhánh. Mặt khác thì có sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tăng lãi suất huy động cao hơn để thu hút khách hàng gửi tiền, và do công tác huy động vốn và chăm sóc khách hàng của ngân hàng còn yếu kém. Từ đó cho thấy ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác huy động vốn bằng nhiều hình thức để thu hút vốn từ những nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn và cũng góp phần làm giảm chi phí để tăng lợi nhuận của ngân hàng.

4.5.3 Hệ số thu nợ

Chỉ tiêu này đánh giá công tác thu hồi nợ cho vay của ngân hàng Qua bảng số liệu ta thấy hệ số này có sự tăng sau đó lại giảm. Tuy hệ số thu nợ có sự biến động qua các năm nhƣng đây cũng là kết quả khá tốt. Vì vậy, ngân hàng cần phải tiếp tục phát huy những điều đã đạt đƣợc, kết hợp công tác cho vay và công tác thu hồi nợ giúp cho đồng vốn của ngân hàng luân chuyển liên tục, góp phần làm giảm rủi ro xảy ra có ảnh hƣởng đến ngân hàng. Từ hệ số này cho ta thấy đƣợc công tác cho vay nhƣ thẩm định, xét duyệt cho vay đến công tác thu nợ luôn đƣợc ngân hàng chú trọng, thực hiện một cách hiệu quả nhất.

4.5.4 Vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng phản ánh tình hình luân chuyển vốn của ngân hàng trong một kỳ nhất định. Ta thấy vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng qua ba năm và 6 tháng đầu năm 2013 ở mức khá.

Vòng quay trong những năm qua có chiều hƣớng tăng và có sự giảm nhẹ ở 6 tháng đầu năm. Điều này cho thấy đồng vốn của ngân hàng quay vốn để kịp đầu tƣ cho các mùa sau. Đồng thời cho thấy công tác thu hồi nợ của ngân hàng đang phát huy khá tốt, khách hàng làm ăn có hiệu quả, ngân hàng đầu tƣ đúng hƣớng giúp khách hàng vay thu đƣợc gốc và lãi tiền vay nên góp phần giữ vững, ổn định vòng quay vốn tín dụng.

4.5.5 Tỷ lệ nợ xấu

Chỉ tiêu này đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng một cách rõ rệt, đặc biệt là khả năng thẩm định, quyết định cho vay của các cán bộ tín dụng. Đối với các ngân hàng thƣơng mại tỷ lệ này không vƣợt quá 3% là tốt.

Nhìn chung qua bảng số liệu, tỷ lệ nợ xấu từ năm 2010 đến 6 tháng 2013 ở mức thấp, chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng dƣ nợ cho vay và nhỏ hơn tỷ lệ chung của hệ thống là 3%. Điều này cho thấy khả năng và trình độ nghiệp vụ của các cán bộ nhân viên chi nhánh tốt và ngày càng hoàn thiện, và hoạt động tín dụng của ngân hàng khá tốt. Ngân hàng cần phải tiếp tục nâng cao công tác thu nợ, tăng kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng, đánh giá khách hàng một cách đúng đắn, thận trọng trong công tác thẩm định phƣơng án vay vốn, tài sản đảm bảo của khách hàng,… nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp để nâng cao chất lƣợng tín dụng của ngân hàng hơn nữa.

4.5.6 Tỷ lệ thu nợ đến hạn

Tỷ lệ thu nợ đến hạn cho biết là trong 100 đồng doanh số thu nợ đến hạn thì thu về đƣợc bao nhiêu đồng nợ về. Chỉ tiêu này càng cao thì càng tốt.

Qua bảng số liệu trên, nhìn chung thì tỷ lệ thu nợ đến hạn của ngân hàng qua ba năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 có xu hƣớng giảm. Tỷ lệ này qua các năm đều lớn hơn 90% cho thấy công tác thu hồi nợ đến hạn của ngân hàng đạt hiệu quả khá cao nhƣng tỷ lệ này có xu hƣớng giảm, vì vậy, ngân hàng cần phải đôn đốc, nhắc nhở thƣờng xuyên các khách hàng khi các khoản nợ đến hạn thu hồi nhằm tăng doanh số thu nợ đến hạn và gián tiếp làm tăng tỷ lệ thu nợ đến hạn trong thời gian tới.

4.5.7 Dƣ nợ trên số hộ sản xuất vay

Qua bảng đánh giá trên cho ta thấy đƣợc số tiền bình quân mà mỗi hộ sản xuất đã vay ngân hàng, qua ba năm 2010-2012 thì dƣ nợ trên số hộ vay có chiều hƣớng tăng. Qua chỉ tiêu này cho ta thấy nhu cầu sử dụng vốn của các hộ để sản xuất kinh doanh ngày càng tăng do các hộ muốn mở rộng quy mô, đầu tƣ mới vào các ngành nghề khác nên nhu cầu vay với các món lớn hơn hay hạn mức cao hơn. Bên cạnh đó, thì số lƣợng hộ có quan hệ tín dụng với ngân hàng còn ít, có chiều hƣớng tăng chậm, vì vậy, ngân hàng cần phải tăng cƣờng công tác cho vay thu hút các hộ sản xuất đến vay vốn ngân hàng.

4.4.8 Nợ xấu trên số hộ có nợ xấu

Chỉ số này cho ta thấy số nợ xấu bình quân của hộ sản xuất. Qua bảng số liệu trên cho ta thấy qua ba năm thì nợ xấu trên số hộ có nợ xấu này có sự biến động không ổn định giảm vào năm 2011 (21,38 triệu đồng/hộ) và có tăng vào năm 2012 (34,33 triệu đồng/hộ). Qua hệ số này cho thấy đƣợc rằng trong công tác cho vay thì ngân hàng có sự lựa chọn và thẩm định khách hàng kỹ lƣỡng nên số hộ có nợ xấu tại ngân hàng có giảm nhƣng các khoản nợ xấu không thể thu hồi từ các hộ này lại tăng là do các hộ chây ỳ, kéo dài thời gian trả nợ. Vì vậy, trong thời gian tới ngân hàng cần phải có biện pháp để giảm nợ xấu để

Tóm lại, qua các chỉ tiêu trên có thể kết luận rằng hoạt động tín dụng của ngân hàng trong 3 năm qua và 6 tháng đầu năm 2013 có xu hƣớng ngày càng đạt kết quả tốt nhƣ vòng quay vốn tín dụng (lớn hơn 1), hệ số thu nợ cao (xấp xỉ bằng 1), hiệu suất sử dụng vốn ở mức cao,… Mặc dù thị trƣờng kinh tế có sự biến đổi, nhƣng nhờ những chính sách phù hợp của ban lãnh đạo ngân hàng giúp cho ngân hàng hoạt động có hiệu quả hơn. Nhờ đó, uy tín ngân hàng luôn đƣợc nâng cao, thu hút nhiều khách hàng. Mặc dù tình hình nợ xấu của ngân hàng luôn nằm trong tầm kiểm soát nhƣng nền kinh tế ngày nay vẫn không ngừng biến đổi khó lƣờng, chính vì thế, NHNo&PTNT huyện Càng Long phải luôn không ngừng nỗ lực, kiểm soát rủi ro tối đa, ứng biến với sự thay đổi của thị trƣờng. Có nhƣ vậy ngân hàng mới ngày càng phát triển bền vững hơn nữa.

CHƢƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNO&PTNT HUYỆN CÀNG LONG

5.1 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC

- Đƣợc sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình của các ban ngành, chính quyền địa phƣơng và ngân hàng cấp trên luôn có những chỉ đạo kịp thời đối với chi nhánh đó là một thuận lợi rất lớn.

- Do ngân hàng phục vụ cho chính sách nông nghiệp là chủ yếu, cho vay hộ sản xuất chiếm tỷ trọng cao nhất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của các hộ sản xuất, tái sản xuất nông nghiệp tạo công ăn việc làm cho ngƣời dân, góp phần phát triển nền kinh tế nói chung và kinh tế huyện nhà nói riêng.

- Công tác quản lý hồ sơ khách hàng đã đƣợc ngân hàng chú trọng. Điều này phần nào cung cấp đƣợc nhu cầu thông tin về khách hàng khi thẩm định và xét duyệt cho vay, giảm thời gian chờ đợi nâng cao hiệu quả công việc.

- Qua nhiều năm đổi mới và nâng cao hoạt động, đội ngũ cán bộ nhân viên Ngân hàng đã có chuyển biến tích cực về chất lƣợng, trong công tác phục vụ, cho vay và chăm sóc khách hàng.

- Nguồn vốn huy động tại chỗ của ngân hàng tăng qua mỗi năm là điều kiện tiền đề cho ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh.

- Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ của ngân hàng tăng qua mỗi năm cho thấy công tác cho vay của ngân hàng ngày càng thực hiện tốt, ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng, công tác quản lý các món vay, thu hồi nợ của cán bộ tín dụng tích cực.

- Tình hình nợ xấu của ngân hàng có biến động nhƣng đƣợc ngân hàng kiểm soát trong mức cho phép.

5.2 NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN 5.2.1 Hạn chế 5.2.1 Hạn chế

Qua các phân tích ở trên ta có thấy NHNo&PTNT huyện Càng Long cũng có những thành tích khá tốt trong công tác huy động vốn, cho vay, thu nợ, tăng trƣởng tín dụng,… Tuy đạt đƣợc những thàng tựu đáng kể nhƣng vẫn vƣớng mắc một số hạn chế. Do đó ngân hàng nói chung và đội ngũ cán bộ nhân viên nới riêng cần phải có nhiều cố gắng hơn để giúp ngân hàng hoạt động tốt hơn trong thời gian tới. Sau đây là những mặt hạn chế còn tồn tại mà ngân hàng cần phải quan tâm khắc phục:

dùng đến nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên, làm cho chi phí của ngân hàng cao nên ảnh hƣởng đến lợi nhuận của ngân hàng.

- Sản phẩm chƣa đa dạng phong phú, chủ yếu là các sản phẩm ngân hàng truyền thống nhƣ huy động vốn và cho vay, các sản phẩm khác nhƣ sản phẩm danh riêng cho từng đối tƣợng khách hàng, kinh doanh ngoại tệ, cho vay du học,… chƣa đƣợc chú trọng phát triển.

- Nền kinh tế huyện xuất phát là nền kinh tế thuần nông, phần lớn khách hàng là nông dân trình độ học vấn còn thấp gặp phải thủ tục vay vốn còn rƣờm rà gây phiền hà cho khách hàng.

- Trong công tác thẩm định thì nhân viên, cán bộ tín dụng chƣa thẩm định sát với thực tế chỉ dựa vào hồ sơ thông tin khách hàng cung cấp và cán bộ không tuân thủ nguyên tắc là thẩm định độc lập giữa cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định nên dẫn đến việc chƣa đánh giá khách quan đƣợc khách hàng .

- Chƣa có sự sắp xếp cán bộ và phân chia địa bàn ở các phòng giao dịch, chi nhánh chƣa hợp lý, một số cán bộ phụ trách nhiều xã, còn một số thì quản lý địa bàn với những món vay nhỏ nên gây áp lực cho các cán bộ phụ trách nhiều địa bàn với khối lƣợng công việc nhiều nên dẫn đến hiệu quả công việc chƣa cao.

- Do mới áp dụng hệ thống IPCAS, tốc độ truyền tải thông tin còn chậm gây ảnh hƣởng đến tác nghiệp của nhân viên gây ùng tắc công việc.

- Thu nhập của ngân hàng chủ yếu là thu nhập từ lãi những khoản thu ngoài lãi của ngân hàng rất ít – hoạt động dịch vụ còn hạn chế.

- Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng còn chƣa cao cho thấy hiệu quả

sử dụng nguồn vốn của ngân hàng chƣa tối ƣu.

5.2.2 Nguyên nhân

- Trong những năm qua nền kinh tế thế giới và trong khu vực có sự biến động nên cũng tác động không nhỏ đến nền kinh tế nƣớc ta, đặc biệt là hệ thống ngân hàng cũng bị ảnh hƣởng, gây khó khăn trong công tác cho vay và

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại agribank chi nhánh huyện càng long –trà vinh (Trang 58)