Doanh số cho vay

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại agribank chi nhánh huyện càng long –trà vinh (Trang 40)

Trong những năm qua, hoạt động cho vay của ngân hàng đã có những diễn biến tốt, doanh số cho vay của ngân hàng không ngừng tăng qua các năm. Để đạt kết quả đó thì ngân hàng đã nỗ lực hết mình trong việc cải thiện hồ sơ, thủ tục vay vốn, thái độ của nhân viên, phục vụ của cán bộ tín dụng và mở rộng hoạt động tín dụng.

4.4.1.1 Doanh số cho vay theo kỳ hạn

Cho vay các hộ sản xuất trên địa bàn có thời hạn ngắn luôn chiếm phần lớn trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Thời hạn cho vay hộ sản xuất qua các năm đƣợc phân tích đƣợc trình bày ở bảng 4.7 và 4.8 dƣới đây:

Bảng 4.7: Doanh số cho vay hộ sản xuất qua 3 năm 2010-2012

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn:Phòng tín dụng Agribank huyện Càng Long,năm 2010-2012)

 Doanh số cho vay ngắn hạn:

Doanh số cho vay ngắn hạn của hộ sản xuất tăng trong 3 năm qua, và luôn chiếm tỷ trọng cao trên 60% trong tổng doanh số cho vay do đây là hình thức cho vay có thời hạn đến 12 tháng nhằm mục đích tài trợ vốn thiếu hụt trong sản xuất. Cụ thể, năm 2011 doanh số cho vay ngắn hạn, tăng chậm so với năm 2010, nguyên nhân tăng chậm đƣợc giải thích rằng từ tác động của cuộc lạm phát tăng quá cao (18,58%) đẩy lãi suất cho vay tăng cao, làm cho các hộ sản xuất không còn mạnh dạn vay vốn do phải trả lãi cao. Đến năm 2012 doanh số cho vay tăng với tỷ lệ khá cao. Doanh số cho vay ngắn hạn hộ sản xuất năm sau cao hơn năm trƣớc là do:

- Do sản xuất nông nghiệp đƣợc mùa, nông dân mở rộng sản xuất kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản với quy mô lớn hơn.

- Đây là loại hình cho vay ngắn hạn tƣơng đối phù hợp với chu kỳ sản xuất tại địa phƣơng.

- Do có thời gian thu hồi vốn nhanh giảm đƣợc rủi ro cho ngân hàng, bên cạnh đó thì ngƣời dân thì không muốn các khoản vay của họ kéo dài quá lâu vì tốn kém chi phí.

 Doanh số cho vay trung và dài hạn:

Cho vay trung – dài hạn có đặc điểm là thời gian thu hồi vốn dài và tốc độ luân chuyển lâu nên ngân hàng rất thận trọng xem xét cho vay, yếu tố lãi suất cho vay cũng ảnh hƣởng đến doanh số cho vay, lãi suất cho vay trung và dài hạn cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn, thời gian kéo dài hơn và chia ra nhiều phân kỳ trả nợ, 4-6 tháng trả lãi một lần nên doanh số cho vay trung và dài hạn tăng qua 3 năm, nhƣng tăng chậm hơn doanh số cho vay ngắn hạn nên chiếm tỷ trọng không cao trong doanh số cho vay. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây thì khách hàng có nhu cầu vay vốn để xây dựng chuồng trại, cải tạo vƣờn, mua sắm trang thiết bị, mua máy nông nghiệp,… phục vụ sản xuất và ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay để mở rộng sản xuất.

Chỉ tiêu Năm 2011 - 2010 2012 – 2011 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 233.522 249.138 319.039 15.616 6,69 69.901 28,06 Trung - dài hạn 109.893 134.151 164.353 24.258 22,07 30.202 22,51 Tổng DSCV 343.415 383.289 483.392 39.874 11,61 100.103 26,12

Bảng 4.8: Doanh số cho vay hộ sản xuất 6 tháng đầu năm 2012-2013

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn:Phòng tín dụng Agribank huyện Càng Long, 6 tháng đầu năm 2012-2013)

Nhìn vào bảng số liệu trên doanh số cho vay theo kỳ hạn của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng mạnh so với 6 tháng đầu năm 2012. Doanh số cho vay ngắn hạn và doanh số cho vay trung và dài hạn đều tăng so với 6 tháng đầu năm 2012. Trong đó doanh số cho vay ngắn hạn tăng mạnh và chiếm tỷ trọng cao nhất, tăng 14,56% do trên địa bàn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi hay mở rộng nhiều mô hình hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là vốn ngắn hạn nên cho vay ngắn hạn thì khả năng xoay vốn cao và an toàn ít rủi ro hơn. Trong thời gian này, ngƣời dân có nhu cầu sử dụng vốn trong một chu kì sản xuất dài hơn nhƣ chăn nuôi bò, lợn sinh sản, vốn để mua vật tƣ sản xuất nông nghiệp,… nên đã làm cho doanh số hộ vay trung và dài hạn tăng, nhƣng tăng ở mức chậm.

4.4.1.2 Doanh số cho vay theo ngành nghề

Bảng 4.9: Doanh số cho vay theo ngành nghề năm 2010-2012

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn:Phòng tín dụng Agribank huyện Càng Long,năm 2010-2012)

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch

2012 2013 Số tiền tỷ lệ (%) Ngắn hạn 165.005 189.024 24.019 14,56 Trung - dài hạn 81.271 86.924 5.653 6,96 Tổng DSCV 246.276 275.948 29.672 12,05 Chỉ tiêu Năm 2011-2010 2012-2011 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Nông nghiệp - Thủy sản 142.861 164.814 193.357 21.954 15,37 28.543 17,32 Công nghiệp - Xây dựng 7.212 9.582 11.118 2.371 32,87 1.536 16,03 Thƣơng mại - Dịch vụ 116.761 126.485 159.519 9.724 8,33 33.034 26,12 Ngành khác 76.582 74.741 119.398 - 1.840 - 2,40 44.656 59,75 Tổng 343.415 383.289 483.392 39.874 11,61 100.103 26,12

 Nông nghiệp – Thủy sản:

Trong cơ cấu ngành mà ngân hàng cho vay, Nông nghiệp – Thủy sản là ngành luôn có doanh số cho vay cao nhất. Qua 3 năm doanh số cho vay theo ngành này tăng liên tục do trong năm 2011 lạm phát ở mức cao đã đẩy giá cả các loại hàng hóa tăng lên nên ngƣời dân phải vay vốn để mua cây trồng, con giống, thức ăn, máy móc phục vụ nông nghiệp,… kịp sản xuất. Trong những năm qua, ngƣời dân cũng đã đƣợc chính quyền mở lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng và thêm vào đó thì dịch bệnh trên địa bàn có chiều hƣớng giảm nên ngƣời dân đã đẩy mạnh cải tạo vƣờn tạp, chuyển dịch cơ cấu trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, mở rộng quy mô nuôi gia súc.

Ngành thủy sản là ngành kinh tế quan trọng chỉ sau trồng trọt, chăn nuôi, đã góp phần tăng trƣởng kinh tế huyện nhà. Trong những năm gần đây diện tích, năng suất, sản lƣợng ngành thủy sản luôn tăng. Về hệ thống thủy lợi của huyện khá hoàn chỉnh, sông ngòi chằng chịt, kênh mƣơng tƣơng đối nhiều, không ảnh hƣởng của lũ thƣợng nguồn nên ngành nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt ngày càng phát triển hơn trƣớc. Từ đó làm cho nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất trong ngành này nên đã đƣợc ngân hàng đẩy mạnh đầu tƣ vốn cho việc chuyển đổi và mở rộng diện tích nuôi trồng nuôi cá nƣớc ngọt và nuôi tôm trên địa bàn huyện.

 Công nghiệp – Xây dựng:

Qua bảng số liệu, doanh số cho vay đối với ngành công nghiệp – xây dựng có sự tăng trƣởng qua các năm nhƣng vẫn chiếm tỷ trọng khá thấp so với tổng doanh số cho vay trên 2%. Nguyên nhân doanh số cho vay theo ngành này tăng là do chính quyền địa phƣơng đã thực hiện dự án thay đổi bộ mặt nông thôn, xóa nhà ở tạm bợ nên ngân hàng đã hỗ trợ cho vay để sửa chữa nhà hay xây dựng nhà mới nên đã làm tăng doanh số cho vay. Ngoài ra, trên địa bàn huyện thì có các ngành xay xát lúa gạo, chế biến xơ dừa nhƣng chỉ sản xuất ở quy mô nhỏ, do đó các hộ sản xuất, kinh doanh có nhu cầu vay vốn lớn từ ngân hàng để mở rộng quy mô sản xuất lớn hơn trong thời gian tới nên đã làm cho doanh số cho vay ngành này có chiều hƣớng tăng trong những năm qua.

 Thƣơng mại – Dịch vụ:

Thƣơng mại - Dịch vụ là ngành đem lại hiệu quả kinh tế cao, là ngành có tiềm năng lớn chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong doanh số cho hộ sản xuất của ngân hàng. Bởi vì do đời sống ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao kéo theo nhu cầu ngày càng cao. Bên cạnh đó ngành này lại có nhiều hộ tham gia và đa dạng về chủng loại, quy mô, hàng hóa - dịch vụ nên đƣợc ngân hàng cho vay vốn để đầu tƣ vào lĩnh vực này. Trong năm 2011 doanh số cho vay ngành thƣơng mại – dịch vụ chiếm 35% trong tổng doanh số cho vay, năm 2012 thì

 Ngành khác:

Bao gồm cho vay tiêu dùng, mua sắm, tiểu thủ công nghiệp,… Các ngành nghề thủ công nhƣ dệt chiếu, se sợi lát đƣợc tận dùng nguồn lao động nhàn rỗi để tăng thêm thu nhập đây là ngành có tiềm năng đƣợc ngân hàng chú trọng đầu tƣ về vốn. Bên cạnh đó, xu hƣớng tiêu dùng, mua sắm xe cộ ngày càng cao của các hộ là cơ sở để vay vốn ngân hàng nên đã làm cho doanh số cho vay có sự biến động, giảm nhẹ vào năm 2011 và tăng mạnh, tăng 59,75% vào năm 2012.

Bảng 4.10: Doanh số cho vay theo ngành nghề 6 tháng đầu năm 2012-2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch

2012 2013 Số tiền Tỷ lệ (%)

Nông nghiệp - Thủy sản 102.451 118.658 16.207 15,82 Công nghiệp – Xây dựng 5.787 8.361 2.574 44,47 Thƣơng mại – Dịch vụ 83.463 91.063 7.600 9,11 Ngành khác 54.575 57.866 3.292 6,03

Tổng 246.276 275.948 29.672 12,05

(Nguồn:Phòng tín dụng Agribank huyện Càng Long, 6 tháng đầu năm 2012-2013)

Do bản chất của hoạt động tín dụng ngân hàng là đi vay để cho vay, vì thế nguồn vốn huy động đƣợc mỗi năm ngân hàng cần có những biện pháp hữu ích để sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả để nhằm tránh tình trạng ứ động vốn.

Nhìn chung, ta thấy doanh số cho vay của các ngành ở 6 tháng đầu năm đều tăng. Trong đó, ngành Công nghiệp – Xây dựng và Nông nghiệp – Thủy sản có tốc độ tăng khá cao do nền kinh tế nƣớc ta đang hòa nhập vào nền kinh tế thế giới, nền kinh tế đã từng bƣớc khôi phục nên từ đó đã thúc đẩy các hộ san xuất, kinh doanh phát triển, quy mô sản xuất ngày càng mở rộng và nguồn vốn vay ngân hàng đã đáp ứng không nhỏ, nên ngày càng phát triển và đƣợc chú ý phát triển hơn. Do đó, ngân hàng không ngừng mở rộng cho vay đối với lĩnh vực này nhằm để đa dạng hóa các sản phẩm ở địa phƣơng.

Nhƣ vậy, doanh số cho vay của chi nhánh qua ngân hàng qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013 có sự tăng trƣởng rất khả quan về cả doanh số cho vay ngắn hạn và cả trung – dài hạn. Trong đó doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao do thời gian quay vốn nhanh, ít rủi ro cho ngân hàng, nhƣng doanh số cho vay trung – dài hạn cũng có bƣớc đột phá, vì thế, ngân hàng cần phải đầu tƣ mở rộng việc cho vay trung – dài hạn, tuy có rủi ro nhƣng lợi nhuận đem về lớn. Để giảm rủi ro thì đối tƣợng mà ngân hàng cần

hƣớng tới là các khách hàng làm ăn có hiệu quả, có uy tín, có vòng quay vốn nhanh nhằm đƣa ngân hàng càng phát triển hơn. Còn trong cơ cấu ngành nghề, ngành Nông nghiệp – Thủy sản luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay chứng tỏ ngân hàng thực hiện tốt vai trò của mình trong việc phục vụ phát triển nông thôn, nâng cao đời sống nông thôn.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại agribank chi nhánh huyện càng long –trà vinh (Trang 40)