PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại agribank chi nhánh huyện càng long –trà vinh (Trang 31)

4.2.1 Nguồn vốn của ngân hàng

Để đáp ứng nhu cầu vốn hoạt động kinh tế của tỉnh nói chung và của huyện nói riêng nhằm từng bƣớc xây dựng, đổi mới bộ mặt kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hƣớng công nghiệp hóa – hiện đại hóa thì nhu cầu vốn là rất quan trọng và cần thiết, do đó cần đến sự đóng góp của nhiều ngành, nhiều cấp, trong đó có Agribank huyện Càng Long. Thực tế Agribank huyện Càng Long không ngừng mở rộng quy mô hoạt động tín dụng, đảm bảo cung cấp vốn cho các doanh nghiệp đi vay để mở rộng sản xuất kinh doanh, ngƣời dân đi vay để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, cải tạo vƣờn,… Agribank huyện Càng Long đã không ngừng đổi mới, vận động mọi hình thức huy động nhằm khai thác triệt để nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ. Hiện nay nguồn vốn kinh doanh của Agribank huyện Càng Long chủ yếu từ hai nguồn chính: vốn tự huy động tại địa phƣơng và vốn vay từ ngân hàng cấp trên (vốn điều chuyển).

Từ số liệu hai bảng 4.1 và 4.2 ở trên, ta thấy nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm 2010 - 2012, và 6 tháng đầu năm 2013 có sự chuyển biến tích cực, quy mô nguồn vốn liên tục đƣợc mở rộng. Điều này chứng minh đƣợc rằng, hoạt động của ngân hàng trong thời gian qua đạt hiệu quả tốt và đang có bƣớc tăng trƣởng ổn định. Xét về cơ cấu nguồn vốn thì ngân hàng đã sử dụng trên 70% nguồn vốn huy động tại địa phƣơng để phục vụ cho hoạt động tín dụng của ngân hàng, bên cạnh đó cũng sử dụng đến nguồn vốn điều chuyển (gần 30%) để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Ngân hàng đã thực hiện khá tốt công tác huy động vốn, để đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng trên địa bàn.

Bảng 4.1: Nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011-2010 2012-2011 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Vốn huy động 185.422 231.419 286.423 45.997 24,81 55.004 23,77 Vốn điều chuyển 118.179 94.419 126.374 -23.760 -20,11 31.955 33,84 Tổng 303.601 325.838 412.797 22.237 7,32 86.959 26,69

(Nguồn:Phòng tín dụng Agribank huyện Càng Long,năm 2010-2012)

 Nguồn vốn huy động:

Trong vốn hoạt động của chi nhánh thì vốn huy động đóng vai trò quan trọng nhất. Chính vì thế, Ngân hàng luôn quan tâm đến khả năng huy động và tình hình cạnh tranh tại địa bàn, đã đề ra những giải pháp huy động có hiệu quả. Vốn huy động tăng cho thấy đời sống của ngƣời dân đƣợc nâng cao và chi nhánh hoạt động có hiệu quả, đƣa ra những biện pháp huy động vốn có hiệu quả và nắm bắt kịp thời các chƣơng trình, dự án đƣợc tiến hành trên địa bàn huyện và đã thu hút đƣợc lƣợng tiền nhàn rỗi trong ngƣời dân ngày một tăng.

Ngoài ra, trƣớc tình hình lãi suất thay đổi liên tục, thị trƣờng bất ổn hầu hết các doanh nghiệp, cá nhân đều không an tâm bỏ vốn ra để đầu tƣ kinh doanh mà tìm đến giải pháp an toàn là gửi tiền vào ngân hàng nên đã đẩy nhanh nguồn vốn huy động tại ngân hàng tăng lên, tạo điều kiện cho ngân hàng đáp ứng đƣợc nhu cầu của những ngƣời thiếu vốn.

 Nguồn vốn điều chuyển:

Nguồn vốn điều chuyển từ NHNo&PTNT tỉnh về cho chi nhánh vào năm 2011 giảm 20,11% so với năm 2010. Nguyên nhân do lãi suất điều chuyển và lãi suất cho vay chênh lệch không cao nên ngân hàng cố gắng giảm nguồn vốn này xuống, tận dụng nguồn vốn tại chỗ với chi phí thấp, giảm phụ thuộc vào nguồn vốn cấp trên để giảm chi phí để nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng. Nhƣng đến năm 2012 nguồn vốn này tăng lên là do nhu cầu sử dụng vốn của các khách hàng cao nên ngân hàng đã điều chuyển nguồn vốn từ cấp trên về để đủ vốn để đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng. Điều này cho thấy ngân hàng đã chủ động đƣợc nguồn vốn cho vay nhƣng còn phụ thuộc vào vốn điều chuyển. Vì vậy, ngân hàng cần đƣa ra những chính sách huy động vốn của các thành phần kinh tế trên địa bàn là rất cần thiết.

Bảng 4.2: Nguồn vốn của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012-2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch

2012 2013 Số tiền Tỷ lệ (%)

Vốn huy động 257.141 263.634 6.493 2,53 Vốn điều chuyển 107.885 181.961 74.076 68,66

Tổng 365.026 445.595 80.569 22,07

(Nguồn: Phòng tín dụng Agribank huyện Càng Long 6 tháng đầu năm 2012-2013)

 Nguồn vốn huy động:

Qua bảng 4.2, nguồn vốn huy động 6 tháng đầu năm 2013 tăng do với cơ sở hạ tầng đƣợc xây mới và lợi thế từ uy tín đã tạo cho khách hàng niềm tin khi đến gửi tiền. Ngoài ra, ngân hàng còn theo dõi sự biến động trần lãi suất huy động để kịp thời điều chỉnh lãi suất huy động phù hợp, có chính sách ƣu đãi với khách hàng có số dƣ tiền gửi lớn,… và nhờ vào sự hƣớng dẫn tận tình của các nhân viên ngân hàng đối với khách hàng đã giúp ngƣời dân thấy đƣợc lợi ích từ việc gửi tiền vào ngân hàng. Vì vậy mà ngân hàng huy động đƣợc nhiều vốn hơn.

Sự tăng lên này chứng tỏ khả năng huy động vốn từ các tầng lớp dân cƣ ngày một tăng, thể hiện uy tín và vị thế của ngân hàng càng lớn. Bên cạnh đó, còn có sự thuận lợi về vị trí nhờ vậy mà khách hàng đến giao dịch và gửi tiền vao chi nhánh ngày càng nhiều.

 Nguồn vốn điều chuyển:

Đối với nguồn vốn điều chuyển mà ngân hàng điều chuyển từ ngân hàng cấp trên cũng tăng mạnh, chiếm tỷ trọng cũng khá lớn trong tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng. Do vào vụ mùa sản xuất, vào dịp Tết thì nhu cầu sử dụng vốn để mua nguyên vật liệu để sản xuất, mua cây giống, phân bón,… mà nhu cầu vốn lƣu động của 6 tháng đầu năm tăng chậm nên không đủ để cho vay.

Tóm lại, trong ba năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 nguồn vốn chung tại ngân hàng có sự tăng và đặc biệt vốn huy động tại địa phƣơng và nguồn vốn vay từ ngân hàng cấp trên luôn đƣợc bổ sung kịp thời.

4.2.2 Tình hình huy động vốn của Agribank huyện Càng Long

Ngân hàng hiện nay đang kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động. Việc huy động vốn từ tiền gửi của khách hàng sẽ giúp cho ngân hàng có đƣợc một nguồn vốn với khoản chi phí đầu vào khá thấp để cho vay và bên cạnh đó, giúp cho ngân hàng nắm bắt thông tin tài chính của các tổ chức kinh tế,cá nhân. Tình hình huy động vốn của ngân hàng qua ba năm 2010-2012 và 6

tháng đầu năm 2013 đạt kết quả khá tốt qua sự tăng trƣởng của các loại tiền gửi và đƣợc thể hiện cụ thể nhƣ sau:

Bảng 4.3: Nguồn vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm 2010-2012

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn:Phòng tín dụng Agribank huyện Càng Long,năm 2010-2012)

Các hình thức huy động vốn:

 Tiền gửi thanh toán:

Đây là loại tiền gửi không kỳ hạn, khách hàng có thể rút bất kỳ lúc nào không cần báo trƣớc cho ngân hàng. Do vậy, loại tiền gửi này đƣợc ngân hàng trả lãi rất thấp cũng khó thu hút đƣợc khách hàng. Qua 3 năm thì lƣợng vốn huy động từ tiền gửi thanh toán nhìn chung là có xu hƣớng tăng. Cụ thể, năm 2011 tiền gửi thanh toán giảm 9,28% nguyên nhân do thói quen sử dụng tiền mặt để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ cho nhau hơn là thông qua ngân hàng. Nhƣng đến năm 2012 lƣợng tiền gửi thanh toán tăng lên là do ngƣời dân đã biết đến dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và bên cạnh đó, ngân hàng đã thực hiện vận động khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán, và việc trả lƣơng công nhân viên chức qua tài khoản thẻ ATM nên cũng đã góp phần làm tăng thêm vốn của ngân hàng.

 Tiền gửi tiết kiệm:

Huy động từ tiền gửi tiết kiệm trong 3 năm 2010-2012, và 6 tháng đầu năm 2013 luôn giữ vai trò quan trọng trong tổng nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động.

Qua bảng số liệu 4.3, lƣợng tiền gửi tiết kiệm tăng qua các năm từ năm 2010-2012. Để đạt đƣợc kết quả đó ngân hàng đã tiến hành đẩy mạnh công tác huy động vốn tại chỗ, có những chính sách ƣu đãi về lãi suất, đa dạng các hình thức huy động. Ngoài ra, do trong sản xuất kinh doanh gặp khó khăn nên ngƣời dân đã dùng nguồn tiền nhàn rỗi để gửi tiết kiệm vào ngân hàng để đƣợc an toàn hơn và đƣợc sinh lời thay vì đầu tƣ vào các hoạt động khác với mức rủi ro cao mặc dù lợi tức mang về có thể thấp hơn khi mang đi đầu tƣ.

Chỉ tiêu Năm 2011-2010 2012-2011 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) TGTK 168.264 225.208 282.024 56.944 33,84 56.816 25,23 TGTT 1.250 1.134 1.356 - 116 - 9,28 222 19,58 GTCG 15.908 5.077 3.043 - 10.831 - 68,09 - - 2.034 - 40,06 Tổng 185.422 231.419 286.423 45.997 24,81 55.004 23,77

 Giấy tờ có giá:

Phát hành giấy tờ có giá cũng là công cụ huy động vốn khá hiệu quả với mệnh giá, lãi suất cố định, phát hàng giấy tờ có giá nhằm mục đích huy động vốn bên cạnh các loại tiền gửi khác. Nhìn chung ngân hàng huy động từ giấy tờ có giá có xu hƣớng giảm dần qua các năm, nguyên nhân là do ngân hàng huy động đƣợc từ nguồn vốn tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm tăng nhanh qua các năm nên ngân hàng đã giảm đi lƣợng phát hành giấy tờ có giá.

Bảng 4.4: Tình hình nguồn vốn huy động của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012-2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch

2012 2013 số tiền tỷ lệ (%)

TGTK 252.630 258.141 5.511 2,18 TGTT 1.356 1.988 632 46,61 GTCG 3.155 3.505 350 11,09

Tổng 257.141 263.634 6.493 2,53

((Nguồn:Phòng tín dụng Agribank huyện Càng Long 6 tháng đầu năm 2012-2013)

 Tiền gửi thanh toán:

Xét riêng về 6 tháng đầu năm 2013, do trong 6 tháng 2013 ngƣời dân đã thấy đƣợc các tiện ích trong việc sử dụng các hình thức thanh toán mua, bán hàng hóa, dịch vụ thông qua thẻ ATM hay ngân hàng dễ dàng hơn, tiết kiệm đƣợc thời gian, công sức và chi phí cho nên tiền gửi này đã tăng lên.

 Tiền gửi tiết kiệm:

Nguồn tiền gửi này trong 6 tháng đầu năm 2013, nguyên nhân là do nền kinh tế dần trở lại ổn định, tình hình sản xuất, kinh doanh của ngƣời dân thuận lợi, nông dân đƣợc mùa nên thu nhập của ngƣời dân tăng thêm nên đã gửi vào ngân hàng nên nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm tăng lên.

 Giấy tờ có giá:

Lƣợng tiền lƣu thông qua việc phát hành giấy tờ có giá của 6 tháng đầu năm 2013 ở bảng 4.4 đã tăng so với cùng kỳ năm trƣớc. Để đạt đƣợc kết quả này do đầu năm ngƣời dân đã không để đồng tiền của mình trở đồng tiền chết, mà nó phải đem lại lợi ích cho họ nên đã mua các giấy tờ có giá nhằm để sinh lời cho họ do lãi suất thƣờng cao hơn lãi suất tiền gửi. Ngoài ra ngân hàng đã khuyến khích các nhân viên của mình mua các loại giấy tờ có giá để làm tăng nguồn vốn huy động cho ngân hàng.

Nhƣ vậy, nguồn vốn huy động của Ngân hàng là nền tảng cho việc kinh doanh, phát huy các tiềm năng về vốn, mà vốn huy động là vấn đề phức tạp,

trong thời buổi kinh tế không ổn định để thu hút vốn là vấn đề hết sức khó khăn bởi lẽ ngân hàng phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt của các Ngân hàng trên cùng địa bàn. Vì vậy, Ngân hàng phải có sự quan tâm đúng mức của Ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên ngân hàng để đa dạng hóa các hình thức huy động, đề ra những chính sách, biện pháp thích hợp nhằm thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn nhàn rỗi tại địa phƣơng có nhƣ thế thì hoạt động của ngân hàng mới thật sự có hiệu quả.

4.3 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CỦA AGRIBANK HUYỆN CÀNG LONG AGRIBANK HUYỆN CÀNG LONG

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Càng Long là một ngân hàng hoạt động lâu năm trên địa bàn. Với bề dày kinh nghiệm của mình ngân hàng đã tạo đƣợc uy tín lớn, chiếm vị thế cao trong mắt khách hàng. So với các ngân hàng thƣơng mại khác trên địa bàn, ngân hàng Nông nghiệp Càng Long đƣợc khách hàng lựa chọn quan hệ tín dụng nhiều hơn. Nằm ở trung tâm của huyện, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là nguồn cung cấp vốn cho nhiều hoạt động của hộ sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt của ngƣời dân trong huyện. Hoạt động tín dụng của ngân hàng là hoạt động chính của ngân hàng. Bảng số liệu 4.5 và 4.6 bên dƣới sẽ cho thấy tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh ngân hàng từ năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013.

Bảng 4.5: Khái quát hoạt động tín dụng qua 3 năm 2010-2012

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn:Phòng tín dụng Agribank huyện Càng Long qua năm 2010-2012)

Chỉ tiêu Năm 2011-2010 2012-2011 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Doanh số cho vay Hộ SX 343.415 383.289 483.392 39.874 11,61 100.103 26,12 Khác 25.848 29.850 36.944 4.002 15,48 7.094 23,77 Tổng 369.263 413.139 520.336 43.876 11,88 107.197 25,95 Doanh số thu nợ Hộ SX 312.931 384.686 445.441 71.755 22,93 60.755 15,79 Khác 23.553 32.987 27.514 9.434 40,05 -5.473 -16,59 Tổng 336.484 417.673 472.955 81.189 24,13 55.282 13,24 Dƣ nợ Hộ SX 266.479 265.082 303.033 -1.397 -0,52 37.951 14,32 Khác 20.057 16.920 26.350 -3.137 -15,64 9.430 55,73 Tổng 286.536 282.002 329.383 -4.534 -1,58 47.381 16,8 Nợ xấu Hộ SX 4.037 1.240 1.607 -2.797 -69,28 367 29,6 Khác 213 310 126 97 45,54 -184 -59,35 Tổng 4.250 1.550 1.733 -2.700 -63,53 183 11,81

 Doanh số cho vay:

Tổng doanh số cho vay của ngân hàng bao gồm tài trợ vốn cho các hộ sản xuất và các doanh nghiệp, tiêu dùng các nhân đều tăng có sự tăng trƣởng qua ba năm. Tài trợ vốn cho hộ sản xuất tăng 11,61% vào năm 2011 và năm 2012 tăng nhanh hơn so với năm trƣớc, có sự tăng trƣởng nhƣ vậy do nhu cầu sử dụng vốn vào các ngành nghề trong địa bàn ngày càng tăng do ngƣời dân sử dụng vốn vào nông nghiệp ngày càng đa dạng, kết hợp nhiều ngành nghề (vừa trồng lúa vừa chăn nuôi, vừa kết hợp kinh doanh dịch vụ) phục vụ trên địa bàn với quy mô nhỏ. Mặt khác do nhu cầu mua sắm trang thiết bị, xây dựng, sửa chữa cơ sở hạ tầng, phƣơng tiện đi lại,… nên ngân hàng đã mở rộng cho vay vào các đối tƣợng này, mà cả hai bên cùng có lợi, vừa đáp ứng nhu cầu về vốn để nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, vừa tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn.

Doanh số cho vay các doanh nghiệp và cho vay cá nhân chiếm tỷ trọng khá thấp (nhỏ hơn 10%) trong tổng doanh số cho vay do ngân hàng chỉ chú trọng đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn nên đối tƣợng hộ sản xuất là then chốt nhƣng vẫn có sự tăng trƣởng, ngân hàng đã mở rộng cho vay với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện, và kết hợp với các cơ quan nhà nƣớc trong việc cho vay thấu chi đối để phục vụ mục đích tiêu dùng cá nhân của các công nhân viên.

 Doanh số thu nợ:

Trong quá trình thực hiện cho vay, thu nợ là khâu mà ngân hàng đặc biệt quan tâm. Hoạt động thu hồi nợ của ngân hàng khá tốt trong những năm 2010- 2012, đối với hộ sản xuất, kinh doanh thì công tác thu nợ có hiệu quả hơn, có sự tăng trƣởng qua các năm, sản xuất đƣợc mùa, chuyển đổi cơ cấu tích cực tạo tiền đề cho ngân hàng đầu tƣ tín dụng đúng đối tƣợng, có hiệu quả và công tác thẩm định trƣớc khi cho vay khá tốt, giám sát việc sử dụng vốn đúng mục đích, đồng thời tích cực đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn. Ngoài ra, còn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại agribank chi nhánh huyện càng long –trà vinh (Trang 31)