Qua những nhận định rút ra từ mô hình Probit và tìm hiểu thực tế tại địa
phương, nghiên cứu đề xuất 3 nhóm giải pháp sau nhằm nâng cao tỷ lệ thu hồi vốn vay cho chương trình tín dụng sinh viên tại huyện Phụng Hiệp cũng như
trên toàn tỉnh Hậu Giang.
Nâng cao ý thức của hộgia đình và sinh viên
NHCSXH cùng với các ban ngành, các cấp đoàn thể, các tổ chức liên quan có thể cùng nhau phối hợp thực hiện những phương pháp sau:
- Thực hiện công khai hóa chính sách tín dụng HSSV của NHCSXH nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đối tượng thuộc diện vay vốn tiếp cận nguồn thông tin chính thống một cách chính xác. Thực hiện tuyên truyền, phổ cập kiến thức cho các đối tượng vay vốn thông qua các phương tiện thông
tin đại chúng ởđịa phương như báo, Đài Truyền hình, hệ thống truyền thanh ba cấp; thông qua các buổi sinh hoạt ởcác đoàn thể, các hội nghịở xã, ấp… - Thường xuyên tiếp xúc trực tiếp, tìm hiểu tình hình cụ thể của các hộ gia đình và sinh viên có vay vốn bằng những chuyến đi thực tế, không chỉ
dừng lại ở việc nắm các thông tin được báo cáo lại từ các ấp/xã ởđịa phương.
- Phối hợp với các trường đào tạo nhằm phổ biến kiến thức về chương
trình tín dụng sinh viên cho các đối tượng sinh viên vay vốn như tại các buổi sinh hoạt đầu khóa của trường, phổ cập nội dung vềcác văn bản luật liên quan
đến chương trình tín dụng lên website của trường….
- Thí điểm công tác cấp “Giấy xác nhận vay vốn” của nhà trường kèm với nội dung văn bản luật vềchương trình tín dụng sinh viên để các đối tượng vay vốn tiếp cận được nguồn thông tin chính xác…
Nâng cao hiệu quả làm việc của bộ máy cấp xã, ấp
Tổ tiết kiệm và vay vốn là một mắt xích vô cùng quan trọng trong quy trình thực hiện chương trình tín dụng HSSV, là “cầu nối” giữa NHCSXH và các hộ vay vốn. Thực tế cho thấy, nhân sự ở cấp xã/ấp là đối tượng trực tiếp tiếp cận và nắm rõ tình hình của những đối tượng vay vốn. Vì thế, hiệu quả
làm việc của những đối tượng này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt
động cũng như công tác thu hồi vốn của chương trình. Về phía ngân hàng, có thể áp dụng những biện pháp sau để nâng cao chất lượng hoạt động của những cán bộ tại xã/ấp:
- Thông qua các hội nghị, buổi tiếp xúc với chính quyền địa phương để
lồng ghép, phổ biến các nội dung và quy định của chương trình tín dụng sinh
55
lạc, phản hồi thuận tiện giữa các đơn vị xã, đặc biệt là ấp nhằm phản ánh những thắc mắc, khó khăn trong công tác thu hồi vốn cho chương trình.
- Khuyến khích các đối tượng chủ động và tích cực hơn trong công tác thu hồi vốn bằng những hình thức khích lệ khác nhau như tuyên dương, khen thưởng hay có những ưu đãi nhất định cho những địa phương nào có tỷ lệ thu hồi vốn cao.
- Tăng cường hơn nữa vai trò và nhiệm vụ của các tổ TK&VV ở các ấp trong công tác thu hồi vốn như: giao cho tổtrưởng trách nhiệm đôn đốc và thu hồi vốn gốc cho chương trình thay vì chỉ thu lãi như đang áp dụng hiện nay. Tổ trưởng đảm nhận vay trò chính trọng việc bình xét đối tượng vay vốn thì phải có trách nhiệm thu hồi nếu các khoản cho vay này không đúng đối tượng hoặc đối tượng vay vốn sử dụng không đúng mục đích.
Linh hoạt và thay đổi hình thức thu hồi vốn vay
- Trường học nên giữ liên lạc với sinh viên sau khi ra trường và tiến hành nhắc nhởđịnh kỳ nghĩa vụ trả nợvay cho chương trình tín dụng sinh viên. - Quy định các kỳ hạn hoàn trả nợ vay linh hoạt hơn, phù hợp với tập quán sinh hoạt, sản xuất tại các địa phương như tiến hành thu nợ vào các mùa vụ thu hoạch lúa hoặc cây trồng…
- Xem xét hình thức hoàn trả nợ vay bằng cách tích lũy vốn ở tổ TK& VV: cho hộ gia đình tham gia chương trình tiết kiệm dần ở tổ TK&VV. Số
tiền tiết kiệm dần đó sẽđược sử dụng để hoàn trả nợvay khi đến hạn.
- Thí điểm phương pháp thu hồi vốn dựa trên thu nhập của sinh viên.
Phương pháp này đã được một số nước áp dụng rất thành công, điển hình là
chương trình tín dụng sinh viên tại Hồng Kông. Theo đó, số tiền vốn gốc phải
thu định kỳđược xác định bằng một phần trăm nhất định dựa vào thu nhập của
sinh viên. Phương pháp này chứng tỏ được tính hiệu quả và linh động vì dù sinh viên có mức thu nhập như thế nào đi nữa thì chương trình tín dụng vẫn
đảm bảo thu hồi được một số vốn nhất định. Tuy nhiên cần phải lưu ý một số điểm khi áp dụng hình thức này như:
+ Tỷ lệ phần trăm như thế nào là phù hợp ?
+ Cần phân định một tỷ lệ khác nhau giữa các nhóm sinh viên có thu nhập khác nhau hay không và mức độ chênh lệch giữa các tỷ lệ này.
+ Cách xác định được thu nhập của sinh viên một cách chính xác, đặc biệt là các sinh viên làm trong các lĩnh vực tư nhân hoặc làm nghề tự do.
56
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ