Tổng quan kết quả chương trình tín dụng HSSV tại Hậu Giang

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn vay của chương trình tín dụng sinh viên trên địa bàn huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 40)

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu của chương trình tín dụng đối với sinh viên của tỉnh Hậu Giang

Các chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

Doanh số cho vay (triệu đồng) 59.944 68.846 70.800 50.182 Tỷ trọng doanh số cho vay đối

với sinh viên (%) (*) 19,98 29,14 23,28 13,16

Dư nợ (triệu đồng) 131.620 197.097 254.893 283.648 Tỷ trọng dư nợ cho vay

sinh viên (%) (**) 20,04 23,74 26,61 25,71

Doanh số thu nợ (triệu đồng) 987 3.369 13.004 21.427 Hệ số thu nợ 0,016 0,049 0,184 0,427 Vòng quay vốn tín dụng (vòng) 0,010 0,021 0,058 0,080

Chú thích: (*): Doanh số cho vay sinh viên so với tổng doanh số cho vay của NHCSXH trong năm; (**): Dư nợ nợ vay sinh viên so với dư nợ của NHCSXH tại thời điểm cuối năm.

Nguồn: Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Hậu Giang

Qua bảng số liệu 3.1, nghiên cứu có một số nhận định như sau: - Doanh số cho vay: nhìn chung doanh số cho vay đối với sinh viên chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số cho vay của NHCSXH. Doanh số cho vay có xu hướng tăng từ sau 2009 nhưng đến năm 2012 thì có dấu hiệu giảm xuống. Nguyên nhân là vì khi Quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thì chương trình tín dụng phát triển mạnh, mở

rộng hoạt động cho vay tới nhiều đối tượng hơn. Tuy nhiên, sau khi tổ chức sơ

kết 3 năm thực hiện vào năm 2011, chương trình đã có những thống nhất về

31

xét sai đối tượng vay vốn. Vì thế, hoạt động cho vay được xem xét cẩn thận, bình chọn đối tượng gắt gao hơn dẫn đến doanh số cho vay giảm.

- Doanh số thu nợ: có thể thấy sự tăng trưởng nhanh chóng của doanh số

thu nợ. Đặc biệt, trong năm 2011, doanh số thu nợ tăng 386% so với năm 2010. Xu hướng này tiếp tục duy trì chứng tỏ công tác thu hồi vốn của ngân hàng có những tiến triển rất tốt.

- Hệ số thu nợ phản ánh mối tương quan giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Có thể thấy dù doanh số thu nợtăng rất mạnh nhưng hệ số thu nợ tương đối thấp. Điều này cho thấy doanh số thu nợtăng một phần là do doanh số cho vay tăng chớ không hoàn toàn do hiệu quả thu hồi vốn của ngân hàng tốt. Tuy nhiên, không thể phủ định những nỗ lực trong công tác thu hồi vốn của ngân hàng khi hệ số thu nợ liên tục tăng qua các năm. Giai đoạn 2009- 2012, hệ số thu nợ tăng với tốc độ bình quân 299%/năm. Mặc dù vậy, hệ số

này vẫn còn thấp và cần được đẩy mạnh hơn nữa.

- Vòng quay vốn tín dụng: chỉtiêu này tương đối thấp. Tuy nhiên, đây là đặc điểm chung của hoạt động cho vay của NHCSXH với thời hạn cho vay

tương đối dài, đối tượng vay đa phần thuộc diện khó khăn về tài chính. Vì thế, vòng quay vốn tín dụng rất thấp. Vì những nguyên nhân này, NHCSXH cần nguồn vốn ngân sách bổ sung hàng năm của chính phủ nhằm đảm bảo duy trì và mở rộng hoạt động cho vay. NHCSXH Hậu Giang đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình khi cố gắng đẩy mạnh vòng vay vốn tín dụng tăng bình quân

200%/năm từ 0,01 vòng năm 2009 lên 0,08 vòng năm 2012.

3.2.2 Thực trạng triển khai chương trình tín dụng sinh viên tại huyện Phụng Hiệp – tỉnh Hậu Giang

Nhìn chung, chương trình tín dụng sinh viên tại huyện Phụng Hiệp được triển khai hiệu quả theo đúng quy định của chính phủ. Việc nhận đơn và bình

xét đối tượng vay vốn được giao đến tận ấp. Thông thường mỗi ấp gồm 5 - 6 tổ TK&VV. Với cách làm này, việc quản lý đối tượng vay vốn sẽ chặc chẽ hơn và hạn chế việc bình xét sai dẫn đến lãng phí nguồn ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, vì phải qua nhiều bước tổng hợp danh sách từ tổ vay vốn ởấp, xã nên thời gian hộgia đình nhận được vốn vay sẽ bị kéo dài. Trên thực tế, nhiều

ấp/xã trì hoãn lập danh sách hộ vay vốn khi sốlượng hộ có nhu cầu vay không

đủ lớn. Điều này gây ảnh hưởng đến rất lớn đến hoạt động sinh hoạt, học tập của sinh viên trên địa bàn.

32

Bảng 3.2: Thái độđánh giá của hộđối với quy trình vay vốn của chương trình tín dụng HSSV tại huyện Phụng Hiệp

Đơn vị tính: %

Không hài lòng Bình thường Hài lòng

Quy trình vay vốn 8 24 68 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình thức vay qua hộ 14 16 70

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 10/2013, Phụng Hiệp – Hậu Giang

Theo kết quả của điều tra, phần lớn người dân đều cảm thấy hài lòng với quy trình vay vốn cũng như cách thức làm việc của chính quyền vì có sự cải thiện đáng kể, giảm bớt hình thức xin – cho đã ăn sâu trong tư duy thủ tục

hành chính trước đây. Số hộ không hài lòng, chiếm tỷ trọng rất thấp – 8%, vì họ cảm thấy phải chờ một khoản thời gian khá dài từ khi bắt đầu nộp đơn đến khi nhận được vốn vay. Vì thế, một số hộ không đồng tình với hình thức cho vay vốn thông qua hộ gia đình vì nó làm tăng thêm các thủ tục không cần thiết. Theo họ, ngân hàng có thể áp dụng hình thức cho sinh viên trực tiếp vay tại NHCSXH hoặc thực hiện cho vay thông qua cơ sở đào tạo, trường học bằng cách trừ trực tiếp vào phần học phí phải thu. Tuy nhiên, đây chỉ là một số

ít ý kiến trong mẫu điều tra. 70% hộ gia đình đều cảm thấy hài lòng với hình thức cho vay thông qua hộ vì những ưu điểm nổi bật của nó như: chủ hộ có thể

nắm được tình hình tài chính của sinh viên cũng như đảm bảo số vốn vay được sử dụng đúng mục đích.Đứng từ phía chính quyền, phương thức này đảm bảo cho việc thu hồi vốn sau này được thuận tiện và dễdàng hơn.

3.2.3 Kết quảchương trình tín dụng sinh viên tại huyện Phụng Hiệp

Bảng 3.3: Thống kê dư nợ và số hộ còn dư nợ vay vốn theo huyện tại thời điểm 31/08/2013 của tỉnh Hậu Giang

Đơn vị hành chính Tổng số hộ (hộ) Dư nợ (triệu đồng)

Huyện Châu Thành 1.593 27.589 Huyện Châu Thành A 1.686 31.632 Huyện Long Mỹ 3.198 64.904 Huyện Phụng Hiệp 3.480 66.334 Huyện Vị Thủy 2.235 44.848 Thành phố Vị Thanh 1.799 33.320 Thị xã Ngã Bảy 1.019 18.047 Tỉnh Hậu Giang 15.010 286.675

33

Bảng số liệu 3.3 cho thấy: huyện Phụng Hiệp là địa phương dẫn đầu về

chỉ tiêu dư nợ tại thời điểm 31/08/2013:

- Dư nợ cho vay của huyện đạt 66.334 triệu đồng, chiếm 23,14% dư nợ

của toàn tỉnh Hậu Giang.

- Huyện có 3.480 hộ còn dư nợ, chiếm 23,18% tổng số hộ còn dư nợ trên

địa bàn tỉnh.

Số hộ và dư nợ cho vay cao chứng tỏ chính quyền địa phương đã có những động thái tích cực trong công tác thực hiện chính sách tín dụng HSSV.

Tuy nhiên, dư nợ cao sẽ đặt ra một loạt những vấn đề trong việc kiểm soát chất lượng dư nợvà đảm bảo hiệu quả thu hồi vốn vay tại đây.

Bảng 3.4: Tình trạng nợ quá hạn phân theo huyện tại thời điểm 31/08/2013 của tỉnh Hậu Giang Đơn vị hành chính Số hộ quá hạn (*) Tỷ lệ nợ quá hạn (%) Tỷ lệ hộ quá hạn (%) Dư nợ quá hạn (**) Huyện Châu Thành 27 0,38 1,69 104 Huyện Châu Thành A 29 0,25 1,72 80 Huyện Long Mỹ 135 1,16 4,22 752 Huyện Phụng Hiệp 94 0,79 2,70 521 Huyện Vị Thủy 33 0,36 1,48 162 Thành phố Vị Thanh 60 1,16 3,34 387 Thị xã Ngã Bảy 15 0,52 1,47 94 Tỉnh Hậu Giang 393 0,73 2,62 2.100

Chú thích: (*) đơn vị tính: hộ; (**) đơn vị tính: triệu đồng Nguồn: Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Hậu Giang

Qua bảng số liệu 3.4, có thể thấy tình trạng nợ quá hạn tại huyện Phụng Hiệp cần được quan tâm lưu ý:

- Huyện có tỷ lệ nợ quá hạn là 0,79% - tỷ lệ cao thứ ba toàn tỉnh, chỉ sau huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh. Tỷ lệ nợ quá hạn của huyện cao gấp 3 lần so với huyện Châu Thành A – địa phương có tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhất. - Tỷ lệ hộ có dư nợ quá hạn của huyện cao hơn mặt bằng chung của tỉnh Hậu Giang. Toàn huyện có đến 2,70% số hộ còn dư nợ quá hạn.

Như đã đề cập ở trên, hiện tại Phụng Hiệp đang là địa phương có tỷ trọng

dư nợ cao nhất tỉnh; vì thế thực trạng nợ quá hạn có thể sẽ diễn biến xấu trong

34

Bảng 3.5: Chất lượng dư nợ vay sinh viên của Phụng Hiệp phân theo đơn vị

hành chính của huyện tại thời điểm 31/08/2013

Đơn vị hành chính Tỷ lệ nợ quá hạn (%) Tổng số hộ (*) Tỷ lệ hộ quá hạn (%) Dư nợ (**) Thị Trấn Kinh Cùng 2,48 217 5,53 4.013 Thị Trấn Cây Dương 0,50 127 0,79 2.434 Thị trấn Bún Tàu 0,74 104 0,96 2.187 Thạnh Hòa 1,13 325 3,08 5.695

Tân Phước Hưng 0,87 219 3,65 4.364 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tân Long 0,83 261 3,07 5.597 Tân Bình 0,67 389 3,08 6.991 Phương Phú 0,85 157 3,18 2.730 Phương Bình 0,16 243 1,23 4.961 Phụng Hiệp 0,20 112 0,89 2.121 Long Thạnh 1,43 321 3,74 6.149 Hòa Mỹ 0,45 237 2,11 4.395 Hòa An 0,36 379 2,11 7.172 Hiệp Hưng 0,59 228 3,07 4.657 Bình Thành 0,28 161 0,62 2.869 Huyện Phụng Hiệp 0,79 3.480 2,70 66.334

Chú thích: (*): Đơn vị tính là hộ; (**): Đơn vị tính là triệu đồng Nguồn: Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Hậu Giang

Qua bảng số liệu 3.4, có thể thấy:

- Tất cảcác địa phương trong huyện đều được tiếp cận với chương trình tín dụng HSSV. Trong đó, xã Hòa An hiện là đơn vị có dư nợ lớn nhất với 7.172 triệu đồng – chiếm 10,81% dư nợ toàn huyện. Đơn vịcó dư nợ thấp nhất là xã Phụng Hiệp với 2.121 triệu đồng, chiếm 3,20% dư nợ của huyện.

- Thị trấn Kinh Cùng, xã Long Thạnh và xã Thạnh Hòa lần lượt là những

địa phương có tỷ lệ dư nợ quá hạn cao nhất. Đứng đầu là Thị trấn Kinh Cùng với 2,48% dư nợ là nợ quá hạn.

- Thị trấn Kinh Cùng là địa phương có số hộ vay vốn quá hạn nhiều nhất, với 5,53% hộ vay vốn có dư nợ quá hạn. Trong khi đó, xã Bình Thành có tỷ lệ

35

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG HOÀN TRẢ NỢ VAY CỦA SINH VIÊN THAM GIA

CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG SINH VIÊN

4.1 MÔ TẢ MẪU SỐ LIỆU

4.1.1 Tổng quan hộgia đình có sinh viên vay vốn

4.1.1.1 Phân loại đối tượng hgia đình

Chương trình tín dụng HSSV nhằm góp phần giảm bớt gánh nặng tài chính cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn, đối tượng chính sách nhằm tạo

điều kiện để con em được học tập, thoát khỏi vòng luẩn quẩn đói nghèo. Vì thế, thực hiện cho vay đúng đối tượng, đúng mục đích là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chương trình.

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 10/2013, Phụng Hiệp – Hậu Giang

Hình 4.1: Phân loại các đối tượng hộgia đình được vay vốn sinh viên tại huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang

Qua hình 4.1, có thể thấy tỷ lệ đối tượng vay vốn là hộ nghèo, hộ cận nghèo tương đối thấp, chiếm tỷ 32% tổng số hộđược phỏng vấn. 24% hộ vay vốn tự nhận thuộc diện hộ khó khăn đột xuất; tuy nhiên, những hộ này hoàn toàn không thuộc diện khó khăn đột xuất như Quyết định 157/2007/QĐ-TTg

quy định. Như vậy, có thể thấy tỷ lệ hộ không thuộc diện vay vốn vẫn được vay chiếm một tỷ trọng khá cao. Qua quá trình tìm hiểu thực tế tại địa phương,

36

- Thứ nhất, phần lớn hộgia đình trên là các đối tượng tham gia vay vốn

trong giai đoạn 2007-2009. Vì thế, nhiều nội dung trong Quyết định 157 của Thủ tướng Chính phủ chưa được các địa phương hiểu một cách rõ ràng và chính xác nhất dẫn đến sự không thống nhất trong bình xét đối tượng vay vốn. - Thứ hai, một sốđịa bàn có sốlượng sinh viên đang học tương đối thấp; vì vậy, chính quyền nơi đây muốn hỗ trợ các đối tượng này nhằm thúc đẩy sự

phát triển của giáo dục cũng như nâng cao chất lượng nhân lực tại địa phương.

4.1.1.2 Mô t hgia đình vay vn

Bảng 4.1 Một số thông tin về hộgia đình tham gia vay vốn

Thông tin về hộ Đơn vị

tính Trung bình Thấp nhất Cao nhất Độ lệch chuẩn Trình độ chủ hộ Lớp 6,58 3 12 2,90 Nợ khác Triệu đồng 10,16 0 70 15,38 Số người trong hộ Người 4,12 2 7 1,06 Số sinh viên trong hộ Người 1,50 1 3 0,65 Số sinh viên vay vốn Người 1,26 1 2 0,44 Thu nhập bình quân hộ T/ng/thg* 2,15 0,46 4,83 0,91

Chú thích: * Triệu đồng/người/tháng

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 10/2013, Phụng Hiệp – Hậu Giang (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số sinh viên vay vốn

- Theo số liệu điều tra, số sinh viên lớn nhất trong một hộ là 3. Số sinh

viên được vay vốn trong hộ nhiều nhất là 2 sinh viên. Tỷ lệ sinh viên nhận

được sự hỗ trợ từ chương trình tương đối cao với 84% sinh viên của các hộ được vay vốn. Trong đó, có 80% hộgia đình được vay vốn cho tất cả con em

là sinh viên trong gia đình.

- Có 86,36% sinh viên xuất thân từ hộ gia đình nghèo hoặc cận nghèo

được tham gia vay vốn. Trong đó, 87,50% hộ gia đình nghèo và cận nghèo

được vay vốn cho tất cả các sinh viên trong gia đình.

Trình độ chủ hộ

Trình độ chủ hộ tham gia phỏng vấn tương đối thấp. Trong đó, cấp 1 và cấp 2 chiếm 84% số hộ phỏng vấn. Nguyên nhân do khu vực khảo sát đa phần là nông thôn, chủ hộ phần lớn trưởng thành trong giai đoạn giáo dục nước nhà

chưa phát triển nên trình độ dân trí thấp. Điều này dẫn đến một số khó khăn

37

Nghiên cứu cho thấy: chủ hộ hiểu biết rất ít về thời hạn ân hạn hay ngày

đến hạn trả, ngày đáo hạn cũng như các quy định khác về công tác trả nợ. Điều này dẫn đến thực trạng nhiều hộ không thực hiện hoàn trả nợ vay do không có những hiểu biết đúng đắn về các quy định của NHCSXH.

Thu nhập bình quân của hộ

Qua bảng số liệu 4.1, có thể thấy thu nhập bình quân của hộ tương đối thấp - chỉ 2,15 triệu đồng/người/tháng. Trong đó, hộ có thu nhập bình quân

người cao nhất là 4,83 triệu đồng/tháng và thấp nhất là 0,46 triệu đồng/tháng. Thu nhập của hộđến từ nhiều nguồn khác nhau như: hoạt động sản xuất nông nghiệp, kinh doanh chung của hộ, lương của các thành viên….Trong đó, thu

nhập của chủ hộ có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động của gia đình. Bảng 4.2: Nguồn thu nhập chính của chủ hộgia đình có sinh viên vay vốn

Nguồn thu nhập chính của chủ hộ Tần số Tỷ trọng (%)

Làm ruộng - vườn - chăn nuôi 40 80

Làm thuê 5 10

Kinh doanh - Buôn bán 14 28

Khác 8 16

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 10/2013, Phụng Hiệp – Hậu Giang

Bảng 4.2 cho thấy nguồn thu nhập chính của chủ hộđa phần đến từ các hoạt động nông nghiệp. Tuy nhiên, nguồn thu này lại khá thấp và bấp bênh bởi nguyên nhân chủ yếu là diện tích đất nông nghiệp của hộ tương đối ít, trung bình chỉ khoảng 5 công đất/hộ. Hoạt động trồng lúa chiếm chủ yếu nhưng lợi nhuận lại không cao. Bình quân 1 công lúa mỗi năm chỉ cho lợi nhuận từ 2 – 3 triệu đồng. Hoạt động kinh doanh – buôn bán chiếm tỷ trọng tương đối nhưng đây chủ yếu là hoạt động nhỏ lẻ và tự phát. Thu nhập của hộ từ hoạt động này

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn vay của chương trình tín dụng sinh viên trên địa bàn huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 40)