Tổng quan về các khoản vay vốn sinh viên của hộ gia đình

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn vay của chương trình tín dụng sinh viên trên địa bàn huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 54)

4.1.3.1 Tng n vay sinh viên

Bảng 4.9: Mô tả các khoản vay vốn sinh viên phân theo loại hình đào tạo

Đơn vị tính: triệu đồng

Loại hình đào tạo Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất

Trung cấp 15,50 8,0 24

Cao đẳng 19,19 4,5 24

Đại học 21,20 12,0 32

Toàn mẫu 17,82 4,5 32

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 10/2013, Phụng Hiệp – Hậu Giang

Bảng 4.9 cho thấy: bình quân mỗi sinh viên đã vay 17,82 triệu đồng từ chương trình tín dụng sinh viên. Món vay lớn nhất là 32 triệu đồng và món vay nhỏ nhất là 4,5 triệu đồng. Trong đó, các sinh viên đại học vay nhiều nhất với bình quân 21,20 triệu đồng/sinh viên; hệ trung cấp vay thấp nhất với 15,50 triệu đồng/sinh viên. Điều này là hiển nhiên bởi lẽ thời gian đào tạo của hệđại học dài hơn nên được vay vốn từchương trình tín dụng HSSV nhiều hơn.

Về số tiền được vay, đa số các hộ đều đạt được hạn mức cho vay tối đa theo quy định của Chính phủ. Mức vay thấp nhất là 4 triệu đồng/học kỳ và mức vay cao nhất là 4,5 triệu đồng/học kỳ. Đây là điều hợp lý bởi vì tất cả các

sinh viên đang xét đều tham gia vay vốn trong giai đoạn 2007 – 2010.

4.1.3.2 Thái độđánh giá lãi sut cho vay ca ch h

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 10/2013, Phụng Hiệp – Hậu Giang Hình 4.4: Thái độđánh giá của chủ hộ và lãi suất cho vay chương trình

tín dụng học sinh – sinh viên

45

Qua hình 4.4, có thể thấy:

- Đa số các hộ cho rằng lãi suất họ được vay là hợp lý bởi lẽđây là chính

sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các đối tượng khó khăn, giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho các hộ gia đình, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho con em của họđược học tập, góp phần xóa bỏđói nghèo.

- Một tỷ lệ không nhỏ - 34% hộ cho rằng lãi suất vay là thấp bởi lẽ họ có tiếp cận một số nguồn vốn vay khác có lãi suất tương đối cao hơn, đặc biệt là các nguồn vốn vay từ nguồn tín dụng phi chính thức.

- Một số ít - 6% hộ gia đình cho rằng lãi suất họ được vay là cao bởi lẽ ban đầu họ cho rằng không cần phải trả lãi vay cho chương trình. Đến khi phải trả lãi cho NHCSXH thì họ cảm thấy vô lý và lãi suất như thế là cao. Điều này cho thấy, có một số bộ phận hộ gia đình chưa am hiểu tận tường về chính sách cho vay cũng như sự hạn chế trong hoạt động tuyên truyền chính sách tín dụng sinh viên ởđịa phương. Thực trạng này có thể dẫn đến một sốkhó khăn trong

công tác thu hồi vốn cho chương trình sau này.

4.1.3.3 Tình hình hoàn tr n vay sinh viên

24%

14%

2% 60%

Trả trước hạn Đang hoàn trả xong Việc trả nợ bị dừng lại Chưa tiến hành trả

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 10/2013, huyện Phụng Hiệp

Hình 4.5: Thực trạng trả nợ của các sinh viên có tham gia chương trình tín dụng sinh viên tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang

Qua biểu đồ 4.5, nghiên cứu có một số nhận định như sau:

- Có 30 sinh viên – chiếm tỷ trọng 60%, chưa tiến hành hoàn trả vốn vay

cho chương trình. Trong sốđó, có 14 món vay sắp bị chuyển thành nợ quá hạn trong quý IV – năm 2013.

46

- 2% sinh viên tạm dừng công việc trả nợtrước đó và đã bị chuyển thành nợ quá hạn.

- 24% sinh viên đã tiến hành hoàn trả vốn vay trước hạn, bao gồm cả

những trường hợp trả khi chưa đến hạn phải trảtheo quy định của NHCSXH. Như vậy, trong tổng số 50 mẫu khảo sát, có 38% mẫu tiến hành hoàn trả

vốn vay đúng theo hợp đồng, 62% chưa thực hiện đúng hợp đồng.

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn vay của chương trình tín dụng sinh viên trên địa bàn huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)