Tổng quan hộ gia đình có sinh viên vay vốn

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn vay của chương trình tín dụng sinh viên trên địa bàn huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 45)

4.1.1.1 Phân loại đối tượng hgia đình

Chương trình tín dụng HSSV nhằm góp phần giảm bớt gánh nặng tài chính cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn, đối tượng chính sách nhằm tạo

điều kiện để con em được học tập, thoát khỏi vòng luẩn quẩn đói nghèo. Vì thế, thực hiện cho vay đúng đối tượng, đúng mục đích là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chương trình.

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 10/2013, Phụng Hiệp – Hậu Giang

Hình 4.1: Phân loại các đối tượng hộgia đình được vay vốn sinh viên tại huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang

Qua hình 4.1, có thể thấy tỷ lệ đối tượng vay vốn là hộ nghèo, hộ cận nghèo tương đối thấp, chiếm tỷ 32% tổng số hộđược phỏng vấn. 24% hộ vay vốn tự nhận thuộc diện hộ khó khăn đột xuất; tuy nhiên, những hộ này hoàn toàn không thuộc diện khó khăn đột xuất như Quyết định 157/2007/QĐ-TTg

quy định. Như vậy, có thể thấy tỷ lệ hộ không thuộc diện vay vốn vẫn được vay chiếm một tỷ trọng khá cao. Qua quá trình tìm hiểu thực tế tại địa phương,

36

- Thứ nhất, phần lớn hộgia đình trên là các đối tượng tham gia vay vốn

trong giai đoạn 2007-2009. Vì thế, nhiều nội dung trong Quyết định 157 của Thủ tướng Chính phủ chưa được các địa phương hiểu một cách rõ ràng và chính xác nhất dẫn đến sự không thống nhất trong bình xét đối tượng vay vốn. - Thứ hai, một sốđịa bàn có sốlượng sinh viên đang học tương đối thấp; vì vậy, chính quyền nơi đây muốn hỗ trợ các đối tượng này nhằm thúc đẩy sự

phát triển của giáo dục cũng như nâng cao chất lượng nhân lực tại địa phương.

4.1.1.2 Mô t hgia đình vay vn

Bảng 4.1 Một số thông tin về hộgia đình tham gia vay vốn

Thông tin về hộ Đơn vị

tính Trung bình Thấp nhất Cao nhất Độ lệch chuẩn Trình độ chủ hộ Lớp 6,58 3 12 2,90 Nợ khác Triệu đồng 10,16 0 70 15,38 Số người trong hộ Người 4,12 2 7 1,06 Số sinh viên trong hộ Người 1,50 1 3 0,65 Số sinh viên vay vốn Người 1,26 1 2 0,44 Thu nhập bình quân hộ T/ng/thg* 2,15 0,46 4,83 0,91

Chú thích: * Triệu đồng/người/tháng

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 10/2013, Phụng Hiệp – Hậu Giang

Số sinh viên vay vốn

- Theo số liệu điều tra, số sinh viên lớn nhất trong một hộ là 3. Số sinh

viên được vay vốn trong hộ nhiều nhất là 2 sinh viên. Tỷ lệ sinh viên nhận

được sự hỗ trợ từ chương trình tương đối cao với 84% sinh viên của các hộ được vay vốn. Trong đó, có 80% hộgia đình được vay vốn cho tất cả con em

là sinh viên trong gia đình.

- Có 86,36% sinh viên xuất thân từ hộ gia đình nghèo hoặc cận nghèo

được tham gia vay vốn. Trong đó, 87,50% hộ gia đình nghèo và cận nghèo

được vay vốn cho tất cả các sinh viên trong gia đình.

Trình độ chủ hộ

Trình độ chủ hộ tham gia phỏng vấn tương đối thấp. Trong đó, cấp 1 và cấp 2 chiếm 84% số hộ phỏng vấn. Nguyên nhân do khu vực khảo sát đa phần là nông thôn, chủ hộ phần lớn trưởng thành trong giai đoạn giáo dục nước nhà

chưa phát triển nên trình độ dân trí thấp. Điều này dẫn đến một số khó khăn

37

Nghiên cứu cho thấy: chủ hộ hiểu biết rất ít về thời hạn ân hạn hay ngày

đến hạn trả, ngày đáo hạn cũng như các quy định khác về công tác trả nợ. Điều này dẫn đến thực trạng nhiều hộ không thực hiện hoàn trả nợ vay do không có những hiểu biết đúng đắn về các quy định của NHCSXH.

Thu nhập bình quân của hộ

Qua bảng số liệu 4.1, có thể thấy thu nhập bình quân của hộ tương đối thấp - chỉ 2,15 triệu đồng/người/tháng. Trong đó, hộ có thu nhập bình quân

người cao nhất là 4,83 triệu đồng/tháng và thấp nhất là 0,46 triệu đồng/tháng. Thu nhập của hộđến từ nhiều nguồn khác nhau như: hoạt động sản xuất nông nghiệp, kinh doanh chung của hộ, lương của các thành viên….Trong đó, thu

nhập của chủ hộ có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động của gia đình. Bảng 4.2: Nguồn thu nhập chính của chủ hộgia đình có sinh viên vay vốn

Nguồn thu nhập chính của chủ hộ Tần số Tỷ trọng (%)

Làm ruộng - vườn - chăn nuôi 40 80

Làm thuê 5 10

Kinh doanh - Buôn bán 14 28

Khác 8 16

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 10/2013, Phụng Hiệp – Hậu Giang

Bảng 4.2 cho thấy nguồn thu nhập chính của chủ hộđa phần đến từ các hoạt động nông nghiệp. Tuy nhiên, nguồn thu này lại khá thấp và bấp bênh bởi nguyên nhân chủ yếu là diện tích đất nông nghiệp của hộ tương đối ít, trung bình chỉ khoảng 5 công đất/hộ. Hoạt động trồng lúa chiếm chủ yếu nhưng lợi nhuận lại không cao. Bình quân 1 công lúa mỗi năm chỉ cho lợi nhuận từ 2 – 3 triệu đồng. Hoạt động kinh doanh – buôn bán chiếm tỷ trọng tương đối nhưng đây chủ yếu là hoạt động nhỏ lẻ và tự phát. Thu nhập của hộ từ hoạt động này rất thấp, chỉđủ để trang trải các chi phí sinh hoạt cơ bản cho hộ gia đình như chi phí đi lại, giáo dục, điện – nước.

Qua những đặc điểm trên có thể thấy nguồn thu nhập chính của hộ thấp,

đa phần mang tính chu kỳ và phụ thuộc vào mùa vụ thu hoạch lúa hoặc cây

vườn. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến công tác hoàn trả nợ vay cho chương

trình: khi kỳ hạn trả nợkhông rơi vào thời gian thu hoạch lúa/cây trồng thì hộ

gặp nhiều khó khăn trong công tác trả nợ vì trong một khoảng thời gian ngắn, họ khó có thểhuy động được một số tiền lớn như vậy.

38

Hoạt động tiết kiệm của hộgia đình

Hoạt động tiết kiệm của hộ khá ít do đa phần các hộ nghiên cứu thuộc

đối tượng khó khăn về tài chính hoặc đối tượng thuộc diện chính sách. 40% hộ

có tham gia hoạt động tiết kiệm; trong đó, hoạt động hụi chiếm đa số. Nguyên nhân là do tại địa phương, hoạt động hụi rất phổ biến. Mặt khác, với những hạn chế về trình độ, thông tin cùng với số tiền tiết kiệm ít nên hộ ngại tiếp xúc với các kênh tiết kiệm chính thức. Hoạt động hụi có tính linh động, khảnăng huy động vốn nhanh có thể giúp hộ có được một nguồn tài chính tích lũy để

thực hiện các nghĩa vụ khi cần thiết nhưng cũng tồn tại nhiều rủi ro về pháp lý. Thực tếđiều tra cho thấy, có nhiều hộ mất vốn vì hoạt động hụi dẫn đến không có nguồn tiền để hoàn trả nợvay sinh viên cho chương trình.

Nợ khác của hộgia đình

Đây là những khoản tiền mà hộ có nghĩa vụ hoàn trả, trừ phần vốn vay của sinh viên đang được xét. Kết quảđiều tra cho thấy: mức nợ trung bình của hộ là 10,16 triệu đồng. Trong đó, món nợ lớn nhất là 70 triệu đồng và thấp nhất là 0 (triệu đồng). Đa phần các món nợnày đều có nguồn gốc phi chính thức và bán chính thức.

Bảng 4.3: Cơ cấu nợ vay của hộ ngoài các khoản vay từchương trình tín dụng sinh viên của sinh viên đang xét

Nguồn gốc nợ vay Tần số Tỷ trọng trong cơ cấu nợ (%)

Hụi 4 11,61

Vay ưu đãi 16 36,21

NHNN & PTNN* 2 21,65

Khác 10 30,53

Chú thích: * Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 10/2013, Phụng Hiệp – Hậu Giang

Bảng 4,3 cho thấy nguồn gốc các khoản nợ vay phần lớn xuất phát từ các khoản vay ưu đãi thông qua các tổ chức đoàn thể tại địa phương. Có 16 hộ tiếp cận hình thức tín dụng này với tổng nợ vay lên đến 184 triệu đồng – chiếm 36,21% tổng nợ khác của các đối tượng nghiên cứu. Những khoản vay này phần lớn thuộc NHCSXH như các khoản cho vay đối với hộ nghèo, cho vay hỗ trợ sản xuất…Đây là những khoản cho vay có lãi suất thấp, hỗ trợ một

39

Các khoản vay từ NHNN & PTNN có số hộ tham gia thấp nhất vì ít hộ đáp ứng được các điều kiện vay vốn. Tuy nhiên, số tiền khi được vay lại cao nên khoản vay này chiếm tỷ trọng tương đối trong cơ cấu nợ của các hộ. Nguồn tín dụng còn lại là vay mượn của bạn bè, người thân…nhằm đáp ứng những nhu cầu cần thiết và cấp bách mà hộ không thểđáp ứng được ngay trong một khoản thời gian ngắn. Các món vay này đa phần có lãi suất vay cao

nhưng điều kiện vay, thời hạn hoàn trả lại tương đối dễ dàng.

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn vay của chương trình tín dụng sinh viên trên địa bàn huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)