Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn vay của chương trình tín dụng sinh viên trên địa bàn huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 28)

Mục tiêu 1: Đề tài sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả để đánh giá thực trạng hoạt động của chương trình tín dụng sinh viên trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

Mục tiêu 2: Sử dụng mô hình Probit nhằm xác định các nhân tố ảnh

hưởng đến khả năng hoàn trả nợ vay của sinh viên tham gia chương trình tín dụng sinh viên.

- Nghiên cứu “Factors Associated with Student Loan Default among Different Racial and Ethnic Groups”đã sử dụng mô hình Logit để phân tích những nhân tố có ảnh hưởng đến khảnăng hoàn trả nợ vay của sinh viên. Theo nhóm các tác giả: biến phụ thuộc (hoàn trả nợ vay) là một biến nhị phân, biến

độc lập gồm có cả các biến định lượng và định tính nên sử dụng mô hình Logit sẽ thích hợp hơn các mô hình khác như mô hình LPM (mô hình xác suất tuyến tính) hay mô hình OLS (ước lượng bình phương nhỏ nhất).

19

- Trong giới hạn đề tài này, tác giả sử dụng mô hình Probit cho mục tiêu trên. Tuy nhiên, sự khác nhau này không có tác động lớn đến kết quảthu được của nghiên cứu vì phân phối logistic (the basic of logit) và phân phối chuẩn tích lũy (the basic of probit) rất gần nhau (ngoại trừ phần đuôi) nên “kết quả

của mô hình probit và logit không khác nhau nhiều” (Mai Văn Nam, 2008, trang 151).

Mô hình Probit có dạng như sau:

i k j ij j i x u y     1 0 *

Trong đó: yi* là mức hữu dụng đại diện cho khả năng trả hoàn trả vốn vay của sinh viên tốt nghiệp. Do khảnăng hoàn trả vốn vay không được quan sát trực tiếp nên yi*được xác định thông qua biến biến nhị phân yinhư sau:

Với yi = 1: là sinh viên thực hiện hoàn trả vốn vay đúng theo hợp đồng. yi = 0: trường hợp khác.

và là các hệ số trong mô hình.

là các biến độc lập giải thích cho các yếu tốảnh hưởng đến khả năng hoàn trả vốn vay theo hợp đồng của sinh viên.

là sai số.

Một số kiểm định cần thiết: - Kiểm định đa cộng tuyến:

+ “Nếu tương quan cặp giữa các biến giải thích cao (lớn hơn 0,8) thì có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này thường không chính xác” (Mai Văn Nam, 2008, trang 101). Tác giả sử dụng lệnh corr

trong phần mềm Stata để tính hệ sốtương quan giữa các biến độc lập.

+ Sử dụng yếu tố phóng đại phương sai (VIF): “nếu VIF của một biến

vượt quá 10 thì biến này được coi là có cộng tuyến cao” (Mai Văn Nam, 2008,

trang 103). Trong Stata, tác giả dùng lệnh collinđể tính VIF của các biến số. - Kiểm định sự phù hợp của mô hình:

+ Một kiểm định thường dùng để kiểm định mức độ phù hợp của mô hình là kiểm định Hosmer-Lemeshow. Kiểm định này so sánh mức độ khớp

20

giữa giá trịtiên đoán và giá trị quan sát. Nếu hai giá trị càng khớp thì mô hình càng phù hợp.

+ Giả thiết (H0) của kiểm định Hosmer-Lemeshow là: Giá trị quan sát bằng giá trị kỳ vọng (Mô hình đang sử dụng là phù hợp).

Mục tiêu 3: Dựa vào kết quả thu được từ việc phân tích các mục tiêu trên, tác giảđề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tỷ lệ thu hồi vốn vay của

chương trình tín dụng sinh viên trên địa bàn. 2.2.3 Mô hình nghiên cứu

- Trước khi xác định những nhân tố cần đưa vào mô hình Probit, nghiên cứu có một số nhận định như sau:

+ Có tương đối nhiều các nghiên cứu tìm hiểu, phân tích về vấn đề

hoàn trả nợ vay của các đối tượng tham gia vay vốn sinh viên. Kết quả của những nghiên cứu tuy có khác nhau đôi chútnhưng có một điểm chung là: khả năng hoàn trả nợ vay của sinh viên không chỉ có quan hệ với các đặc điểm “cố

hữu” của sinh viên như giới tính, chủng tộc…mà còn bị tác động bởi nhiều nhóm nhân tốkhác như điều kiện kinh tếgia đình, môi trường đào tạo… + Tại Việt Nam, chưa có một nghiên cứu cụ thể nào phân tích mối (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tương quan giữa những nhóm nhân tố trên với khả năng hoàn trả nợ vay của các đối tượng tham gia chương trình tín dụng sinh viên.

+ Điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội tại Việt Nam không tương đồng với những nghiên cứu trên. Vì thế, không thể áp dụng tất cả các nhân tố của những nghiên cứu trước đó vào phân tích tại Việt Nam. Mặt khác, chương

trình tín dụng sinh viên tại Việt Nam mang một đặc điểm rất riêng là tính ràng buộc, gắn bó giữa đối tượng được vay vốn (sinh viên) và đối tượng bảo đảm vay vốn (hộ gia đình) nên rất khó đểphân định tách bạch, rõ ràng đối tượng thực tếđứng ra trả nợ là ai.

- Từ những nhận định trên cùng với cơ sở lý thuyết và kết quả của những nghiên cứu trước đây có liên quan đến vấn đề tín dụng sinh viên, tác giả xây dựng mô hình như sau:

HTRANOVAY = β0 + β1GIOITINH + β2TTHONNHAN + β3TGXINVIEC +

β4THUNHAPSV + β5MDGOP + β6NGPHUTHUOC + β7TONGNOVAY +

β8NOKHAC + β9TNBQHO + β10DGLAISUAT + ei

21

Trong đó, HTRANOVAY là biến phụ thuộc, thể hiện khảnăng hoàn trả

vốn vay của sinh viên sau khi tốt nghiệp và được đo lường bởi 2 giá trị sau : 1 : Nếu sinh viên hoàn trả vốn vay theo hợp đồng

0 : Trường hợp khác

Trong giới hạn của đề tài này: thực hiện hoàn trả vốn vay theo hợp đồng

cho chương trình tín dụng sinh viên được hiểu là sinh viên (hoặc hộ gia đình) có thực hiện hoàn trả vốn gốc cho NHCSXH, bao gồm các trường hợp: hoàn trả vốn vay trước hạn, tiến hành trả đúng hạn khi có thông báo từ NHCSXH hoặc tiếp tục lại công việc trả nợđã bị tạm dừng trước đó.

Lý do chọn các biến độc lập vào mô hình:

- GIOITINH: là biến thể hiện giới tính của sinh viên được phỏng vấn. Biến nhận giá trị 1 nếu sinh viên là nam, nhận giá trị 0 nếu sinh viên là nữ. Mối tương quan giữa giới tính và khảnăng trả nợ vẫn chưa được các nghiên cứu trước đó giải thích một cách rõ ràng và nhất quán. Tuy nhiên, đây là nhân

tố mà hầu hết các tác giảđều tiến hành đem vào mô hình nghiên cứu của họ. Theo những nhận định của các tác giả tiêu biểu như Flint (1997), Podgursky

(2002), Woo (2002) thì sinh viên nữ sẽ có xác suất hoàn trả nợ vay cho

chương trình tín dụng cao hơn so với nam (Jabco P.K.Gross, 2009, trang 22).

Do đó, biến GIOITINH được kỳ vọng mang dấu âm.

- TTHONNHAN: biến này thể hiện tình trạng hôn nhân của sinh viên tại thời điểm được phỏng vấn và nhận giá trị 1 nếu sinh viên đã kết hôn, nhận giá trị 0 nếu sinh viên còn độc thân. Nghiên cứu “Factors Associated with Student Loan Default among Different Racial and Ethnic Groups” của Volkwein (1998)cũng nhận định nếu sinh viên đã kết hôn sẽ làm tăng khảnăng hoàn trả

nợ vay. Nguyên nhân của điều này bởi lẽ phần lớn sinh viên chỉ tiến hành kết

hôn khi đạt được một sựổn định nhất định vềtài chính. Điều này có nghĩa họ đã giải quyết (hoặc đủ khả năng giải quyết) các nghĩa vụ nợ mới bước vào cuộc sống hôn nhân. Ngoài ra, khi lập gia đình, thu nhập của bạn đời sẽ là một nguồn tài chính góp phần đảm bảo cho sinh viên thực hiện các nghĩa vụ cần thiết. Do đó, biến này có dấu kỳ vọng là dương.

- TGXINVIEC (đvt: tháng): là biến thể hiện khoản thời gian tính từ

ngày sinh viên tốt nghiệp (nhận bằng tốt nghiệp tạm thời) cho đến khi xin

được việc làm (hoặc có một công việc cụ thểđể tạo ra thu nhập). Nghiên cứu kỳ vọng thời gian xin việc sẽ tác động đến khảnăng hoàn trả nợ vay theo hợp

đồng của sinh viên theo hai hướng. Thứ nhất, theo quy định của chương trình tín dụng sinh viên thì thời gian ân hạn tối đa là 12 tháng vì thế nếu thời gian

22

xin việc càng lớn thì càng gần đến thời hạn trả nợ, sinh viên vẫn chưa có một nguồn tài chính ổn định đểđảm bảo cho các hoạt động thiết yếu của mình. Do

đó, nguồn tài chính khả dụng của sinh viên sẽ hạn hẹp, không đảm bảo khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Thứ hai: thời gian xin việc của sinh viên càng dài thì khi nhận được thông báo thu hồi nợ, họ sẽ cảm thấy thời gian ân hạn

đối với họ là ngắn, không phù hợp và cần được kéo dài thêm. Điều này gia (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tăng thái độ không hài lòng về lợi ích mà họ nhận được từ chương trình tín dụng sinh viên. Thái độ ít hài lòng về lợi ích từchương trình tín dụng cùng với áp lực nợ nần cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ không hoàn trả nợ vay tương đối cao (Jabco P.K.Gross, 2009, trang 26). Từ những nhận

định trên, biến TGXINVIEC được đưa vào mô hình với dấu kỳ vọng âm.

- THUNHAPSV (đvt: triệu đồng/tháng): biến thể hiện tổng thu nhập của sinh viên (bao gồm cả các khoản thu nhập ngoài lương). Thu nhập của sinh

viên sau khi ra trường chính là nguồn tài chính chủ yếu để họ thực hiện các nghĩa vụ nợ. Do đó, nếu thu nhập của sinh viên thấp thì nguồn tài chính để trả

nợ sẽ thấp, làm giảm khả năng hoàn trả nợ vay của sinh viên. Flint (1994), Woo (2002) nhận định phần lớn những sinh viên không hoàn trả nợ vay là do thu nhập của họ không thể đáp ứng được nghĩa vụ trả nợ mà họ đang gánh.

Ngoài ra, một số tác giảnhư Boyd (1997), Lochner & Monge Naranjo (2004),

Choy & Li (2006) đã có kết quả nghiên cứu cho thấy: thu nhập mà sinh viên kiếm được càng cao sẽ làm giảm xác suất sinh viên đó không hoàn trả nợ vay

cho chương trình tín dụng (Jabco P.K.Gross, 2009, trang 23). Từ những nhận

định này, biến THUNHAPSV có dấu kỳ vọng là dương.

- MDGOP (đvt: triệu đồng/tháng): biến này thể hiện mức đóng góp của sinh viên cho hộ gia đình. “Đóng góp của sinh viên” được hiểu là một phần thu nhập do sinh viên tạo ra và được chia sẻ cho hộ gia đình với những mục

đích khác nhau. Mức đóng góp của sinh viên sẽ là một phần trong nguồn tài chính của hộ gia đình và vì thế sẽ có tác động nhất định đối với việc hoàn trả

nợ vay. Tác giả kỳ vọng : mức đóng góp càng càng lớn thì nguồn tài chính để đảm bảo cho hoạt động chi tiêu, tiết kiệm của hộ gia đình càng cao; do đó sẽ làm tăng nguồn tài chính khả dụng trả nợcho chương trình. Những nghiên cứu

trước đây không có đề cập đến nhân tố này trong mô hình. Tuy nhiên, nghiên cứu quyết định đưa nhân tố “mức đóng góp” vào mô hình trong đề tài này vì một số lý do sau:

+ Như đã đề cập ở phần trước, chương trình tín dụng sinh viên ở Việt Nam mang một đặc điểm riêng là đối tượng trả nợ trên thực tế có thể là hộ gia

đình hoặc sinh viên. Tuy nhiên, một điểm rất rõ ràng là: trên thực tế, đối tượng

23

thể là chủ hộ). Lúc này, nếu chủ hộ có đủ khả năng trả thì họ sẽ thực hiện trả

thay mà không cần đến lượt sinh viên. Như vậy, “đối tượng trả nợ thực tế đầu tiên” chính là chủ hộgia đình đứng ra bảo lãnh vay vốn.

+ Tác giả Volkwein (1998) và Woo (2002) có nhận định: những sinh viên có thể dựa vào “sự giúp đỡ” từphía gia đình sẽ có khả năng trả nợ cao

hơn những sinh viên không nhận được sựgiúp đỡ vì khi đó “đối tượng trả nợ ”

có được một “nguồn tài trợ tài chính” khác ngoài các nguồn tài chính của bản thân, dẫn đến khảnăng trả nợ sẽcao hơn (Jabco P.K.Gross, 2009, trang 23). Qua hai nhận định trên, nghiên cứu cho rằng mức đóng góp của sinh viên cho hộ gia đình (đối tượng trả nợ thực tếđầu tiên) càng cao thì “nguồn tài trợ

tài chính” khác của hộcàng cao. Điều này làm tăng xác suất để “đối tượng trả

nợ thực tếđầu tiên” này thực hiện hoàn trả vốn vay cho ngân hàng. Với những phân tích trên, biến MDGOP được đưa vào mô hình với dấu kỳ vọng dương.

- NGPHUTHUOC (đvt: người): biến thể hiện số người không có khả năng tạo ra thu nhập mà sinh viên đang phải sử dụng một phần thu nhập của bản thân để phụ cấp. Người phụ thuộc có thể là con của sinh viên – đối tượng không thể tự tạo ra thu nhập để nuôi sống bản thân; người thân trong gia đình

như anh, chị, em, ba mẹ…không lao động hoặc không có khả năng lao động và cần được sinh viên chia sẽ một phần thu nhập để giúp họđảm bảo các chi phí sinh hoạt, học tập. Số người phụ thuộc của sinh viên càng nhiều thì phần thu nhập của sinh viên bị chia sẽ càng lớn. Điều này làm tăng gánh nặng lên khả năng tài chính của sinh viên, ảnh hưởng đến nguồn trả nợ và kết quả là làm giảm khả năng hoàn trả nợ vay. Một số nghiên cứu tiêu biểu của các tác giảnhư Dynarski (1994), Volkwein (1995, 1998), Woo (2002) nhận định rằng: khi số người phụ thuộc (cụ thể là số trẻ phụ thuộc) của sinh viên tăng lên thì khả năng để sinh viên hoàn trả nợ vay giảm xuống (Jabco P.K.Gross, 2009, trang 23). Vì những lý giải đã nêu ở trên, biến NGPHUTHUOC có dấu kỳ

vọng là dấu âm.

- TONGNOVAY (đvt: triệu đồng): là biến thể hiện tổng số tiền mà sinh viên vay từ chương trình tín dụng sinh viên. Tổng số tiền vay càng lớn thì áp lực tài chính mà sinh viên phải đối mặt càng cao. Tác giả kỳ vọng, nếu những yếu tốkhác là như nhau đối với các sinh viên thì sinh viên nào có tổng nợ vay lớn hơn sẽ gặp nhiều khó khăn, áp lực hơn trong việc tích lũy đủ số tiền để

hoàn trả nợvay cho ngân hàng. Do đó, khả năng sinh viên tiến hành trảđúng như hợp đồng sẽ bị giảm. Ngoài ra, một số tác giả như Dynarski (1994), Lochner & Monge Naranjo (2004), Choy & Li (2006) cũng nhận định rằng: khi sinh viên vay càng nhiều thì xác suất đểsinh viên đó không thực hiện hoàn

24

trả nợ vay cho chương trình tín dụng càng cao (Jabco P.K.Gross, 2009, trang 24). Vì những nguyên nhân này, biến TONGNOVAY có dấu kỳ vọng là âm. - NOKHAC (đvt: triệu đồng): biến này thể hiện tổng số nợ của hộ gia (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đình bảo lãnh vay vốn (trừ phần vốn vay của sinh viên đang xét). Các khoản nợ khác có thể gồm: nợ vay từ ngân hàng, hụi, vay mượn bạn bè…Nếu nợ

khác của hộ gia đình càng lớn thì áp lực tài chính lên hộ gia đình càng cao, làm giảm nguồn tài chính để trả nợ cho chương trình tín dụng sinh viên. Mặt khác, tác giả kỳ vọng các khoản nợ khác sẽ có tính ràng buộc cao hơn và đòi hỏi hộ gia đình phải hoàn trả đúng hạn nên hộ sẽ ưu tiên thực hiện nghĩa vụ đối với các món nợ này. Ngoài ra, khi số nợ mà hộ gia đình đang gánh càng

cao thì sinh viên sẽcó xu hướng ưu tiên giúp đỡgia đình hoàn thành các món nợ này, làm giảm nguồn tài chính để trả nợ của sinh viên (đặc biệt là đối với các sinh viên hiện đang sống chung với chủ hộ). Nghiên cứu của Pinto & Mansfield (2006) nhận định rằng: các sinh viên thường có những khoản nợ

khác (credit card debt) ngoài nợ vay sinh viên từchương trình và phần lớn các

đối tượng trong nghiên cứu đã ưu tiên hoàn trả các khoản nợnày hơn (Jabco P.K.Gross, 2009, trang 26). Qua đó, có thể thấy “sựưu tiên trả nợ” của các đối

tượng vay vốn có một tác động nhất định đến việc hoàn trả nợ vay sinh viên. Vì những lý giải trên, tác giả kỳ vọng tổng nợ khác của hộ gia đình càng cao thì khảnăng hộ sẽ trả nợ vay cho sinh viên đúng theo hợp đồng càng thấp. Do

đó, biến này sẽ mang dấu kỳ vọng âm.

- TNBQHO (đvt: triệu đồng/người/tháng) biến này thể hiện thu nhập trung bình đầu người trên tháng của hộ gia đình đảm bảo vay vốn cho sinh

viên đang xét. Thu nhập bình quân của hộ càng lớn thì khảnăng tài chính của hộ càng cao, do đó khả năng hộ gia đình thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay cho sinh viên sẽ càng lớn. Ngoài ra, các nghiên cứu về vấn đề hoàn trả nợvay đều nhận định nhóm các nhân tố liên quan đến điều kiện kinh tế - xã hội của gia

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn vay của chương trình tín dụng sinh viên trên địa bàn huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 28)