Tổng quan về sinh viên vay vốn

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn vay của chương trình tín dụng sinh viên trên địa bàn huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 49)

4.1.2.1 Ngành ngh và loi hình đào tạo

Bảng 4.4: Phân loại sinh viên vay vốn theo ngành nghề và loại hình đào tạo

Đơn vị tính: sinh viên

Khối ngành Trung cấp Cao đẳng Đại học Tổng

Kinh tế 7 6 5 18 Công nghệ - Kỹ thuật 7 1 2 10 Sư phạm 2 4 0 6 Y - Dược 3 1 1 5 Khác 5 4 2 11 Tổng 24 16 10 50

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 10/2013, Phụng Hiệp – Hậu Giang

Bảng 4.4 cho thấy: phần lớn các sinh viên theo học ở khối ngành kinh tế

và Công nghệ - Kỹ thuật bởi đây là 2 lĩnh vực phổ biến và được nhiều sinh

viên theo đuổi trong giai đoạn 2007 - 2010. Đối tượng nghiên cứu là các sinh viên có tham gia vay vốn từ sau tháng 10/2007 và đã ra trường nên tỷ lệ sinh viên theo học trung cấp và cao đẳng tương đối cao – 80% mẫu quan sát.

4.1.2.2 Gii tính và tình trng hôn nhân

Bảng 4.5: Thống kê về giới tính và tình trạng hôn nhân của sinh viên vay vốn

Đơn vị tính: sinh viên

Giới tính Tình trạng hôn nhân Tổng

Độc thân Kết hôn

Nữ 20 12 32

Nam 15 3 18

Tổng 35 15 50

40

Bảng 4.5 cho thấy tỷ lệđã kết hôn của sinh viên tương đối cao – 15 sinh

viên đã kết hôn, chiếm tỷ trọng 30%. Trong đó, tỷ lệ nữ đã lập gia đình cao

hơn nam: 37,50% sinh viên nữđược phỏng vấn đã kết hôn; ở nam, con số này chỉ là 16,67%. Nguyên nhân là do các đối tượng nghiên cứu đang nằm trong

độ tuổi phù hợp để thành lập gia đình (trung bình 25,42 tuổi); đặc biệt, sinh viên nữthường có xu hướng kết hôn sớm hơn sinh viên nam.

4.1.2.3 Mt s thông tin khác

Bảng 4.6: Tổng hợp các thông tin quan trọng về sinh viên vay vốn

Thông tin Đơn vị

tính Trung bình Thấp nhất Cao nhất Độ lệch chuẩn

Người phụ thuộc Người 0,36 0 2 0,53 Thời gian xin việc** Tháng 5,53 0 12 4,51

Thu nhập Trđ/thg* 2,93 0 7 1,38

Mức đóng góp Trđ/thg* 0,65 0 4 0,92

Chú thích: * Triệu đồng/tháng ; ** Không xét trường hợp sinh viên vẫn chưa tìm được việc Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 10/2013, Phụng Hiệp – Hậu Giang

Thu nhập

Bảng 4.6 cho thấy thu nhập bình quân của sinh viên ra trường tương đối thấp. Trung bình thu nhập của các sinh viên chỉ là 2,93 triệu đồng/tháng, trong

đó chỉ có 1 sinh viên có mức lương cao nhất là 7 triệu đồng/tháng. Với mức thu nhập này, các sinh viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiết kiệm cũng như đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác của họ.

Ngoài ra, tình trạng sinh viên không xin được việc hoặc không làm các công việc phù hợp với ngành nghềđã theo học khá phổ biến. Trong tổng số 50

sinh viên đang xét, có 3 sinh viên đến nay vẫn chưa thể tìm được một công việc phù hợp cho họ. Số sinh viên khác dù tìm được việc làm và có thu nhập

nhưng không công tác trong đúng với lĩnh vực họ đã được học hoặc làm các công việc lao động phổ thông, không cần qua trường lớp đào tạo.

41

Bảng 4.7: Mô tả thực trạng nghề nghiệp của sinh viên

Đơn vị tính: sinh viên

Khối ngành Đúng chuyên ngành Không đúng chuyên ngành Vẫn chưa xin được việc Kinh tế 6 11 1 Công nghệ - Kỹ thuật 7 2 1 Sư phạm 5 1 0 Y - Dược 5 0 0 Khác 7 3 1

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 10/2013, Phụng Hiệp – Hậu Giang

Thực trạng sinh viên làm trái ngành khá phổ biến, tiêu biểu là sinh viên khối ngành kinh tế với 61,11% sinh viên tốt nghiệp làm việc trong các lĩnh

vực hoàn toàn không có mối liên hệ với ngành nghềđã theo học hoặc những công việc không cần qua trường lớp đào tạo như công nhân, làm ruộng,… Thực trạng làm trái ngành phổ biến bởi có hai tác động chính. Thứ nhất, nguồn nhân lực tại một số lĩnh vực tương đối dồi dào vì thế các sinh viên tốt nghiệp rất khó để tìm được một vị trí cho mình. Thứhai, đa phần các sinh viên xuất thân từ hộ gia đình có thu nhập trung bình - thấp, vì thế họ ưu tiên thu

nhập, thời gian xin được việc hơn là tìm kiếm một công việc thật sự phù hợp.

Thời gian xin việc

Trong số 50 sinh viên được phỏng vấn, có 3 trường hợp vẫn chưa tìm

được việc làm kể từ khi tốt nghiệp. Với những sinh viên còn lại, thời gian tìm

được việc làm trung bình chỉ 5,53 tháng sau khi tốt nghiệp. Đây là khoản thời

gian tương đối ngắn và phù hợp tuy nhiên lại có sự khác biệt quá lớn giữa các sinh viên với nhau: có đến 26% sinh viên mất 12 tháng để tìm việc và 28% sinh viên chỉ mất 0 - 1 tháng.

Bảng 4.8: Mô tả thời gian xin việc của sinh viên phân theo khối ngành

Khối ngành Thời gian xin việc trung bình (tháng)

Kinh tế 5,41 Công nghệ - Kỹ thuật 5,11 Sư phạm 6,17 Y - Dược 4,40 Khác 6,30 Toàn mẫu 5,53

42

Bảng 4.8 cho thấy không có sự khác biệt quá lớn về thời gian xin việc của sinh viên ở các nhóm ngành khác nhau. Dù ở lĩnh vực nào thì thời gian xin việc cũng tương đối hợp lý và không quá cách biệt. Hiện nay, những biến đổi về cung – cầu trên thị trường lao động cùng với thực trạng “thừa thầy thiếu thợ” dẫn đến sinh viên ở các bậc đào tạo cao hơn và sinh viên tốt nghiệp một số nhóm ngành gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên,

điều tra cho thấy thời gian xin việc không biến động lớn giữa các nhóm ngành. Nguyên nhân có thểđược lý giải bởi thực tế các sinh viên đều nhận thức được

cơ hội tìm kiếm việc làm của mình cùng với xuất thân hoàn cảnh gia đình nên họcó xu hướng nhanh chóng chấp nhận công việc miễn là nó đem lại thu nhập dù không phù hợp với chuyên ngành đã được học.

Người phụ thuộc

Sốngười phụ thuộc trung bình của các sinh viên là 0,36 người. Sốngười phụ thuộc lớn nhất trong mẫu quan sát là 2 người, nhỏ nhất là 0. Trong đó, có 17 sinh viên phải chia sẽ một phần thu nhập của mình cho người phụ thuộc.

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 10/2013, Phụng Hiệp – Hậu Giang Hình 4.2: Cơ cấu sốngười phụ thuộc của các sinh viên

Hình 4.2 cho thấy: người phụ thuộc của sinh viên chủ yếu là con của họ.

Đây là đối tượng làm cho nguồn thu nhập của sinh viên bị chia sẽ nhiều nhất vì các trẻ phụ thuộc đều trong độ tuổi cần phải chi tiêu rất nhiều; đồng thời, sinh viên còn phải mất thêm một khoản thời gian lẽra được sử dụng để tạo ra các nguồn thu nhập khác. Người phục thuộc ở nhóm “Khác” là những người

thân trong gia đình như em, ba mẹ…Nhóm này chiếm tỷ trọng ít vì ba mẹ của sinh viên vẫn còn khảnăng lao động và tạo ra được nguồn thu nhập để chu cấp cho những thành viên khác trong gia đình như em hoặc anh chị của sinh viên.

43

Mức đóng góp

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 10/2013, Phụng Hiệp – Hậu Giang Hình 4.3: Tỷ trọng số sinh viên có đóng góp cho hộgia đình Qua hình 4.3, nghiên cứu có một số nhận định như sau:

- Có 50% sinh viên trích một phần thu nhập của mình để đóng góp cho

hộgia đình. Trong đó, mức đóng góp lớn nhất là 4 triệu đồng/tháng, thấp nhất là 0,5 triệu đồng/tháng. Phần lớn những sinh viên này còn độc thân nên không bị chi phối bởi những nghĩa vụkhác như chăm sóc cho con cái. Mặc khác, các sinh viên cũng có nhu cầu tài chính nhất định nên xem như nhờ chủ hộ giữ hộ

khoản tiền này để sau này sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu khác như mua

sắm hàng hóa giá trị cao, lập gia đình, hoàn trả các khoản nợ…

- Những sinh viên có đóng góp cho hộgia đình chia sẽ bình quân 33,64% thu nhập của họ cho hộ. Trong đó, tỷ lệ chia sẽ cho hộ cao nhất là 57,14% và thấp nhất là 14,29% thu nhập của sinh viên.

- Về phía hộgia đình, phần đóng góp của sinh viên được hộ sử dụng vào mục đích tiết kiệm là chính. Nguyên nhân là vì hộ cho rằng đây là phần thu nhập của sinh viên tạo ra nên hộ có nghĩa vụ giữ gìn để sau này đáp ứng những nhu cầu của sinh viên. Mặt khác, số tiền đóng góp hàng tháng tương đối thấp nên không thể sử dụng, chi vào một việc cụ thểnào đó. Vì thế, cách tốt nhất là tiết kiệm để trả dần các khoản tiền đã mượn, vay trước đó.

44

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn vay của chương trình tín dụng sinh viên trên địa bàn huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)