Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2010 đến

Một phần của tài liệu hoàn thiện hạch toán tài sản cố định tại công ty sửa chữa và xây dựng công trình cơ khí giao thông 721 (Trang 54)

42

Bảng 3.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 đến 2012

Đơn vị tính: 1.000 đồng

CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 17.048.377 20.760.762 29.717.171 3.712.385 21,78 8.956.409 43,14

2. Các khoản giảm trừ doanh thu - - - -

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 17.048.377 20.760.762 29.717.171 3.712.385 21,78 8.956.409 43,14

4. Giá vốn hàng bán 13.272.189 15.620.404 24.591.600 2.348.215 17,69 8.971.196 57,43

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 3.776.188 5.140.358 5.125.571 1.364.170 36,13 (14.787) (0,29)

6. Doanh thu hoạt động tài chính 27.116 24.386 10.826 (2.729) (10,06) (13.560) (55,61)

7. Chi phí tài chính 33.097 1.211.761 1.477.796 1.178.664 3561,25 266.035 21,95

Trong đó: Chi phí lãi vay 3.512 1.172.673 1.418.580 1.169.161 33.287,79 245.908 20,97

8. Chi phí bán hàng - - - -

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.573.707 3.593.357 4.668.204 1.019.650 39,62 1.074.848 29,91

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1.196.500 359.626 (1.009.604) (836.873) (69,94) (1.369.230) (380,74)

11. Thu nhập khác 32.472 190.259 1.986.906 157.787 485,92 1.796.647 944,32

12. Chi phí khác 137.861 173.568 43.970 35.707 25,90 (129.599) (74,67)

13. Lợi nhuận khác (105.389) 16.691 1.942.936 122.080 115,84 1.926.246 11540,83 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1.091.111 376.317 933.332 (714.794) (65,51) 557.015 148,02

15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành - - - -

16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại - - - -

17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 1.091.111 376.317 933.332 (714.794) (65,51) 557.015 148,02

43

Nhìn vào bảng phân tích (được trích từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2010 – 2012), các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận đều có sự biến động qua các năm, cụ thể như sau:

- Dựa trên chỉ tiêu doanh thu (từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ): ta thấy doanh thu có xu hướng tăng qua các năm, cụ thể doanh thu năm 2011 cao hơn doanh thu năm 2010 là 3.712.384.954 đồng (ứng với 21,78%). Năm 2012 doanh thu cao hơn năm 2011 là 8.956.408.914 đồng (ứng với 43,14%). Cả 3 năm đều không có các khoản giảm trừ doanh thu nên doanh thu đạt được cũng chính là doanh thu thuần của Công ty.

- Dựa trên chỉ tiêu giá vốn hàng bán: năm 2011 khoản mục giá vốn hàng bán tăng 2.348.214.969 đồng (ứng với 17,69%) so với cùng kỳ năm trước. Đến năm 2012 giá vốn hàng bán tiếp tục tăng nhanh, so với năm 2011 cao hơn 8.971.196.294 đồng (ứng với 57,43%). Nguyên nhân là do Công ty đẩy mạnh sản xuất, sửa chữa công nghiệp, hoạt động xây lắp và cung cấp dịch vụ nhằm đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, trong những năm gần đây, giá xăng dầu tăng kéo theo chi phí NVL và chi phí vận hành máy móc tăng dẫn đến tăng giá vốn hàng bán. Do đó, công ty đẩy mạnh sản xuất và chi phí đầu vào cũng tăng làm cho giá vốn tăng lên.

- Dựa trên các khoản mục chi phí: ta thấy chi phí chủ yếu của Công ty là chi phí quản lý doanh nghiệp. Năm 2011, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 1.019.649.897 đồng (ứng với 39,62%) so với năm 2010. Đến năm 2012 chi phí tiếp tục tăng 1.074.847.593 đồng (ứng với 29,91%) so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu làm cho chi phí quản lý doanh nghiệp tăng là do chi phí mua sắm đồ dùng văn phòng, chi phí nhân viên, chi phí nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, thuế, phí, lệ phí, chi phí dịch vụ mua ngoài khác tăng. Ngoài ra, chi phí đào tạo cũng tăng theo chính sách quản lý của đơn vị nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ, công nhân viên.

- Ngoài hoạt động kinh doanh chính, Công ty còn đẩy mạnh hoạt động tài chính. Tuy nhiên vẫn còn biến động qua các năm, về khoản mục doanh thu hoạt động tài chính có xu hướng giảm dần từ 2010 – 2012, cụ thể năm 2011 doanh thu tài chính giảm 2.729.186 đồng (ứng với 10,06%) so với năm 2010. Năm 2012 giảm 13.560.291 đồng (ứng với 55,61%) so với năm 2011. Nguyên nhân chính là do khoản mục này của Công ty là lãi tiền gửi ngân hàng và lãi suất của ngân hàng những năm gần đây đang có xu hướng giảm. Trái ngược với doanh thu tài chính, khoản mục chi phí tài chính tăng mạnh qua từng năm. Đặc biệt là năm 2011, do công ty cần nhiều vốn để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, xây lắp nên cần nhiều vốn và phải vay ngân hàng lượng tiền

44

khá lớn, từ đó phát sinh chi phí lãi vay cao. Cụ thể năm 2011 tăng 1.178.664.391 đồng (ứng với 3561,25%) so với năm 2010, năm 2012 tăng 266.035.126 đồng (ứng với 21,95%) so với năm 2011.

- Dựa trên chỉ tiêu lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: mặc dù những khoản thu vào từ bán hàng và cung cấp dịch vụ và doanh thu hoạt động tài chính lớn nhưng do hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là xây dựng, sửa chữa công trình – cơ khí giao thông có những công trình có thời gian thi công lâu dài nên lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty không đều qua các năm. Có những năm phải bỏ chi phí cao dẫn đến lợi nhuận âm, có những năm công trình Công ty xây dựng hoàn tất và thu lợi nhuận cao. Cụ thể năm 2011 lợi nhuận giảm 836.873.489 đồng (ứng với 69,94%) so với năm 2010, năm 2012 giảm 1.369.230.390 đồng (ứng với 380,74%) so với năm 2011.

- Ngoài lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, Công ty còn thu được lợi nhuận từ hoạt động khác nhưng không đáng kể. Qua 3 năm ta thấy, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty đều dương và có xu hướng tăng. Năm 2011 là 376.317.077 đồng, giảm 714.793.786 đồng (ứng với 65,51%) so với năm 2010. Năm 2012, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế là 933.332.290 đồng, tăng 557.015.213 đồng (ứng với 148,02%) so với năm 2011. Điều này cho thấy, mặt dù lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh giảm qua các năm, nhưng Công ty đã cố gắng cải thiện lợi nhuận từ những thu nhập khác và chi phí khác để nâng lợi nhuận sau thuế không âm (không bị lỗ), tạo được niềm tin cho đội ngũ cán bộ công nhân viên và người bên ngoài Công ty khi tham gia đầu tư góp vốn.

Nhìn chung, qua phân tích trên ta có thể thấy trong giai đoạn 2010 – 2012 hoạt động của Công ty tương đối hiệu quả, lợi nhuận qua các năm không ngừng được cải thiện. Đây là sự phấn đấu không ngừng trong Ban lãnh đạo của Công ty trong việc nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh, đem lại lợi nhuận cho Công ty.

45

Bảng 3.3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Đơn vị tính: 1.000 đồng

CHỈ TIÊU Năm 2012 Quý 1 - 2 Năm 2013 Quý 1 - 2 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 8.842.146 9.808.169 966.024 10,93

2. Các khoản giảm trừ doanh thu - - - -

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 8.842.146 9.808.169 966.024 10,93

4. Giá vốn hàng bán 7.147.426 8.871.598 1.724.172 24,12

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.694.719 936.571 (758.148) (44,74)

6. Doanh thu hoạt động tài chính 7.389 8.540 1.151 15,58

7. Chi phí tài chính 280.533 41.765 (238.767) (85,11)

Trong đó: Chi phí lãi vay 280.157 12.015 (268.142) (95,71)

8. Chi phí bán hàng - - - -

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.923.710 2.407.418 483.707 25,14

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (502.135) (1.504.072) (1.001.937) (199,54)

11. Thu nhập khác 643.550 1.563.906 920.356 143,01

12. Chi phí khác 15.182 20.868 5.686 37,45

13. Lợi nhuận khác 628.368 1.543.038 914.670 145,56 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 126.334 38.966 (87.368) (69,16)

15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành - - - -

16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại - - - -

17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 126.334 38.966 (87.368) (69,16)

46

Nhìn vào bảng phân tích (được trích từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013), các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận đều có sự biến động, cụ thể như sau:

- Dựa trên chỉ tiêu doanh thu (từ bán hàng và cung cấp dịch vụ): ta thấy doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2013 có xu hướng tăng so với cùng kỳ là 966.023.601 đồng (ứng với 10,93%). Điều này cho thấy, Công ty đã cố gắng đẩy mạnh hoạt động sản xuất để tăng doanh thu bắt dầu từ những ngày tháng đầu năm 2013. Do 6 tháng đầu năm đều không có các khoản giảm trừ doanh thu nên doanh thu đạt được cũng chính là doanh thu thuần của Công ty.

- Dựa trên chỉ tiêu giá vốn hàng bán: khoản mục này cũng tăng lên là 1.724.171.954 đồng (ứng với 24,12%). Nguyên nhân là do Công ty đẩy mạnh sản xuất, sửa chữa công nghiệp, hoạt động xây lắp và cung cấp dịch vụ nhằm đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt, sự tăng lên của giá xăng dầu kéo theo chi phí nguyên vật liệu và chi phí vận hành máy móc tăng dẫn đến tăng giá vốn hàng bán. Do đó, công ty đẩy mạnh sản xuất và chi phí đầu vào cũng tăng làm cho giá vốn tăng lên.

- Dựa trên các khoản mục chi phí: ta thấy chi phí chủ yếu của Công ty là chi phí quản lý doanh nghiệp. 6 tháng đầu năm 2013, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 483.707.372 đồng (ứng với 25,14%) so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu làm cho chi phí quản lý doanh nghiệp tăng là do chi phí mua sắm đồ dùng văn phòng, chi phí nhân viên, chi phí nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, thuế, phí, lệ phí, chi phí dịch vụ mua ngoài khác tăng, đặc biệt là tăng lương công nhân viên theo Nghị quyết dự toán ngân sách nhà nước 2013 do Quốc hội thông qua chiều 10/11/2012. Ngoài ra, chi phí đào tạo cũng tăng theo chính sách quản lý của đơn vị nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ, công nhân viên.

- Ngoài hoạt động kinh doanh chính, Công ty còn đẩy mạnh hoạt động tài chính và có xu hướng tăng trong 6 tháng đầu năm 2013, cụ thể là tăng 1.151.462 đồng (ứng với 15,58%). Nguyên nhân là do Công ty chuẩn bị một khoản tiền tương đối lớn tại các ngân hàng để chuẩn bị cho nhiều kế hoạt động sản xuất, sửa chữa công nghiệp và hoạt động xây lắp trong thời gian sắp tới nên nhận lãi tiền gửi từ ngân hàng cao, cũng như chiến lược rút tiền gửi từ ngân hàng này sang ngân hàng khác có lãi suất cao hơn tốt nên nhận lại lãi cao. Trái ngược với doanh thu tài chính, khoản mục chi phí tài chính có xu hướng giảm mạnh là 238.767.147 đồng (ứng với 85,11%). Điều này nói lên, Công ty đã có sự cố gắng trong vấn đề tối thiểu hóa chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

47

- Dựa trên chỉ tiêu lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: trong năm 2013 Công ty đẩy mạnh sản xuất, sửa chữa công nghiệp, hoạt động xây lắp nhằm phục vụ nhu cầu khách hàng cũng như cố gắng bù đặp khoản lỗ những năm trước cho nên mặt dù doanh thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ cao nhưng vẫn gánh chịu các khoản chi phí cao tăng theo cơ chế thị trường nên lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2013 giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012 là 1.001.937.116 đồng (ứng với 199,54%).

- Mặc dù lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty âm và lợi nhuận kế toán trước thuế trong 6 tháng đầu năm 2013 giảm 87.367.506 đồng (ứng với 69,16%) so với 6 tháng đầu năm 2012 nhưng bằng sự nổ lực của Ban lãnh đạo cùng toàn thể công nhân viên trong Công ty đã làm cho lợi nhuận kế toán không âm (Công ty hoạt động có lời) từ những thu nhập khác như tận dụng việc nhượng bán những TSCĐ không dùng đến, hư hỏng,…hay bán phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất kinh doanh.

Nhìn chung, qua phân tích trên ta có thể thấy trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, mặc dù lợi nhuận có phần giảm nhưng không thể nói Công ty hoạt động thua lỗ, vì trong khoảng thời gian ngắn (6 tháng đầu năm 2013) Công ty thực hiện sản xuất, sửa chữa công nghiệp, xây lắp công trình trong khoảng thời gian dài nên không thể thu hồi doanh thu ngay. Nhưng Công ty cùng với sự phấn đấu không ngừng của Ban lãnh đạo cùng sự phối hợp chặt chẽ của công nhân viên trong việc nâng cao chất lượng đã làm cho lợi nhuận luôn dương, điếu này chứng tỏ Công ty hoạt động kinh doanh khá hiệu quả trong thời gian qua.

48

Chương 4

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG

TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY SỬA CHỮA VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CƠ KHÍ GIAO THÔNG 721

4.1 KHÁI QUÁT CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY SỬA CHỮA VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CƠ KHÍ GIAO THÔNG 721

4.1.1 Đặc điểm TSCĐ tại Công ty Sửa chữa và Xây dựng Công trình Cơ khí Giao thông 721

- TSCĐ tại Công ty Sửa chữa và Xây dựng Công trình Cơ khí Giao Thông 721 chủ yếu là máy móc thiết bị phục vụ thi công công trình và phương tiện vận tải truyền dẫn. Máy móc thiết bị thường xuyên chiếm khoảng 35% đến 45%, phương tiện vận tải truyền dẫn chiếm khoảng 30% trong cơ cấu TSCĐ tại Công ty. Ngoài ra, còn có nhà cửa vật kiến trúc và các thiết bị dụng cụ quản lý. Trong Công ty Sửa chữa và Xây dựng Công trình Cơ khí Giao thông 721 cũng có những TSCĐ vô hình như quyền sử dụng đất, chi phí thành lập doanh nghiệp, lợi thế thương mại, thương hiệu nhưng Công ty không đánh giá TSCĐ vô hình. Những TSCĐ vô hình này đều được Tổng Công ty cấp, không có tài sản thuê tài chính.

- TSCĐ của Công ty bao gồm:

+ Thiết bị thi công nền như máy ủi, máy xúc, máy lu, máy dầm,…;

+ Thiết bị thi công cầu tàu bến cảng, ụ, kè,…như giàn búa đóng cọc, búa nhồi, nhồi,…;

+ Máy xây dựng gồm: cần cẩu, trạm trộn bê tông, xe chuyên dùng,…; + Phương tiện vận tải gồm: các loại tàu kéo, sà lan công trình, xe trộn và vận chuyển bê tông.

- TSCĐ của Công ty tăng chủ yếu là do đầu tư mua mới, được cấp trên cấp; giảm chủ yếu là do thanh lý, nhượng bán.

49

4.1.2 Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ hạch toán TSCĐ tại Công ty Sửa chữa và Xây dựng Công trình Cơ khí Giao thông 721

4.1.2.1 Yêu cầu quản lý

Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp. TSCĐ lại chiếm tỷ trọng lớn (35% đến 45%) trong tổng số vốn của Công ty, đóng vai trò rất quan trọng trong việc phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, nâng cao năng suất lao động. Vì vậy, việc tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả TSCĐ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo toàn nguồn vốn cũng như nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, tránh được sự lãng phí, thất thoát, giảm năng lực sản xuất,…Công ty có những quy định sau:

- Mỗi TSCĐ phải được tổ chức theo dõi đến từng xí nghiệp, được lập một bộ hồ sơ gốc bao gồm hồ sơ kỹ thuật do phòng Vật tư thiết bị quản lý và hồ sơ do phòng Kế toán quản lý. Đó là toàn bộ các chứng từ có liên quan đến TSCĐ bắt đầu từ khi mua sắm đưa vào sử dụng cho đến khi thanh lý, nhượng bán. Khi mua sắm, thanh lý, nhượng bán phải lập tờ trình lên Tổng giám đốc Công ty phê duyệt;

- Định kỳ, Công ty tiến hành kiểm kê TSCĐ. Tùy vào từng loại tài sản mà Công ty có quy định việc kiểm kê (TSCĐ dùng cho khối văn phòng thì kiểm kê một lần vào cuối năm, TSCĐ dùng cho sản xuất kinh doanh được kiểm kê định kỳ 6 tháng). Khi tiến hành kiểm kê, Công ty thành lập ban kiểm

Một phần của tài liệu hoàn thiện hạch toán tài sản cố định tại công ty sửa chữa và xây dựng công trình cơ khí giao thông 721 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)