2.3.1 Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập những thông tin liên quan đến công tác hạch toán TSCĐ tại Công ty Sửa chữa và Xây dựng Công trình Cơ khí Giao thông 721 từ số liệu thứ cấp…
- Thu thập số liệu tài liệu, tin tức sự kiện của Công ty từ các sách, báo, các tạp chí kinh tế và qua Internet…
2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Đối với mục tiêu 1: Phân tích, tổng hợp và trình bày một số đặc điểm về Công ty Sửa chữa và Xây dựng Công trình Cơ khí Giao thông 721.
- Đối với mục tiêu 2:
+ Sử dụng phương pháp thống kê mô tả: thu thập, mô tả, trình bày và tổng hợp số liệu liên quan đến TSCĐ tại Công ty giai đoạn từ năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 đê biết được thực trạng sử dụng TSCĐ của Công ty qua các năm;
+ Dùng phương pháp hạch toán thông qua việc thu thập các chứng từ kế toán, tìm hiểu quy trình luân chuyển chứng từ, hệ thống tài khoản và chế độ kế toán mà Công ty Sửa chữa và Xây dựng Công trình Cơ khí Giao thông 721 sử dụng để ghi chép vào các chứng từ sổ sách và các biểu mẫu có liên quan;
+ Phương pháp so sánh, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết;
Sức sản xuất của TSCĐ = Doanh thu thuần Nguyên giá bình quân TSCĐ
(2.12)
Sức sinh lời của TSCĐ = Lợi nhuận trước thuế Nguyên giá bình quân TSCĐ
(2.13)
Suất hao phí của TSCĐ = Nguyên giá bình quân TSCĐ Doanh thu thuần
27
- Đối với mục tiêu 3: Từ phân tích ở mục tiêu 2 phân tích những mặt hạn chế còn tồn tại trong công tác tổ chức hạch toán TSCĐ tại Công ty, nguyên nhân của sự tồn tại đó. Từ đó đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác hạch toán TSCĐ và nâng cao hơn hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty.
28
Chương 3
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY SỬA CHỮA VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CƠ KHÍ GIAO THÔNG 721
3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY SỬA CHỮA VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CƠ KHÍ GIAO THÔNG 721 CHỮA VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CƠ KHÍ GIAO THÔNG 721
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
- Công ty Sửa chữa và Xây dựng Công trình Cơ khí Giao thông 721 nguyên trước đây là Công ty Dụng cụ thuộc Khu Kiều Lộ 7 – Tổng Cục Kiều Lộ - Bộ Giao thông Công Chánh của Việt Nam Cộng hòa.
- Từ 30/04/1975 cơ sở này được tiếp quản dưới sự điều hành và quản lý của Khu Quản lý Đường bộ VII, Tổng cục Đường bộ Việt Nam thuộc Bộ Giao thông Vận tải.
- Để phù hợp với chức năng và quy mô sản xuất của từng thời kỳ nên tên Công ty đã có quá trình thay đổi như sau:
+ Trạm Sửa chữa Cơ khí miền Tây Nam Bộ; + Xưởng Sửa chữa Cơ khí;
+ Xí nghiệp Cơ khí Giao thông 721;
+ Công ty Cơ khí và Sửa chữa Công trình 721
- Theo Quyết định 2629/QĐ – BGTVT ngày 23/08/2002 đổi tên Công ty là “Công ty Sửa chữa và Xây dựng Công trình Cơ khí Giao thông 721”. Trụ sở đặt tại số 71 đường Trần Phú, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
- Điện thoại: 0710.811.284 – 0710.820.103 – 0710.822.291 - Fax: 0710.828.969
- Mã số thuế: 1800278239-1
- Loại công ty: Doanh nghiệp Nhà nước - Lĩnh vực kinh doanh:
+ Gia công – cơ khí;
+ Thi công và sửa chữa cầu đường bộ;
29 * Thuận lợi
- Là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động hằng năm được Nhà nước giao nhiệm vụ kế hoạch phục vụ giao thông với số lượng có tỷ trọng 70% “phục vụ công ích” nghĩa là không vì lợi nhuận, được Nhà nước hỗ trợ, không phải tìm kiếm đầu ra sản phẩm ngoài thị trường;
- Có lợi thế về vị trí, mặt bằng Công ty có diện tích 35.181m2, mặt trước tiếp giáp quốc lộ 1A cũ, mặt sau tiếp giáp với chi nhánh sông Hậu có độ dài 200m, rất thuận tiện cho cả đường thủy và đường bộ;
- Hệ thống làm việc, nhà xưởng, nhà kho và mặt bằng thi công thỏa mãn mọi nhu cầu trong sản xuất kinh doanh và thỏa mãn các phương tiện thủy lên sửa chữa hoặc đóng mới với tải trọng phương tiện từ nhỏ đến lớn (200 tấn);
- Trạm biến điện 560KVA từ nguồn điện quốc gia cung cấp 24/24; - Trạm sản xuất Oxy gen với công suất 70m3/giờ đang sản xuất ổn định; - Có cảng nội địa, có thể tiếp nhận các phương tiện thủy <350 tấn với năng lực bốc dỡ 5.000 tấn/năm;
- Có nhà máy sản xuất nhũ tương nhựa đường với công suất 20.000 tấn/năm với thiết bị hiện đại cung cấp nhũ tương nhựa đường, đủ cho tuyến đường thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
* Khó khăn
- Nguồn vốn Nhà nước giao cho có giới hạn, không đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh nên Công ty phải thường xuyên sử dụng các nguồn vốn tín dụng ngắn hạn, trung hạn để hoạt động và trả lãi vay lớn nên ảnh hưởng tới lợi nhuận của Công ty;
- Sản phẩm nhũ tương nhựa đường là một công nghệ mới được áp dụng tại Việt Nam nên sức mua bị hạn chế, không phát huy hết công suất sản xuất của máy móc;
- Nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước (vốn ODA) được đầu tư vào để sản xuất nhũ tương nhựa đường đã đến hạn trả theo luật định giữa Nhà nước Tây Ban Nha – Việt Nam. Nếu không đẩy mạnh sản xuất và không có thị trường tiêu thụ ổn định thì việc trả vốn và lãi cho dự án này gây khó khăn không nhỏ cho Công ty.
30
3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty
* Chức năng
Công ty Sửa chữa và Xây dựng Công trình Cơ khí Giao thông 721 là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc khu Quản lý Đường bộ 7 – Tổng cục Đường bộ Việt Nam – Bộ Giao thông Vận tải. Chức năng của Công ty là sửa chữa phương tiện vượt sông thi công sửa chữa cầu đường bộ đồng thời sản xuất nhũ tương nhựa đường gốc Acid, bê tông nhựa nguội dùng cho việc duy trì bảo dưỡng đường bộ và thi công các công trình giao thông.
* Nhiệm vụ
- Đóng mới, sửa chữa, hoàn thiện các phương tiện vượt sông phà từ 16 tấn – 200 tấn, tàu chở dầu nội địa và phà sông, đầu kéo thủy các loại, phao nổi, sà lan, ponton từ nhỏ đến 1.000 tấn;
- Gia công chế tạo các cấu kiện, kết cấu thép, dầm cầu thép, và các sản phẩm kết cấu thép dân dụng;
- Sản xuất Oxy phục vụ cho sản xuất cơ khí tại Công ty và tiêu thụ trên thị trường khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
* Quyền hạn của công ty
- Có đầy đủ tư cách pháp nhân theo luật pháp Nhà nước Việt Nam;
- Có con dấu riêng và được mở tài khoản giao dịch tại các Ngân hàng trong nước và các tổ chức tín dụng để sản xuất kinh doanh;
- Có quyền sử dụng nguồn vốn và tài sản của mình để liên doanh, liên kết và sản xuất kinh doanh theo quy định.
3.2 QUY TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH 3.2.1 Hoạt động sản xuất kinh doanh 3.2.1 Hoạt động sản xuất kinh doanh
- Công ty đứng ra đấu thầu công trình lớn có giá trị cao, do đó Công ty phải có một nguồn vốn rất lớn. Vì cần nguồn vốn quá lớn Công ty phải vay từ các Ngân hàng vì vậy nó mang lại gánh nặng cho Công ty. Công ty phải tạo ra một khoản lợi nhuận sao cho bù đắp được những khoản lãi vay từ Ngân hàng;
- Đây là loại hình kinh doanh có thời gian thi công rất dài, chính vì thế thời gian thu hồi vốn chậm;
- Trong ngành xây lắp việc sản xuất ra những sản phẩm nào có tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật đã được xác định cụ thể, chi tiết trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật được duyệt. Công ty có phòng kỹ thuật với các chuyên gia trong
31
phòng này là kiểm tra, giám sát kỹ thuật và chất lượng xây lắp công trình và chịu trách nhiệm thiết kế nhằm đảm bảo thời gian sử dụng rất lâu dài của công trình đã thi công;
- Công ty Sửa chữa và Xây dựng Công trình Cơ khí Giao thông 721 thực hiện các hợp đồng do chính Công ty ký kết với đơn vị chủ thầu. Trong đó, Công ty và chủ thầu đã thống nhất với nhau về giá trị thanh toán của công trình với các điều khoản trong hợp đồng, qua đó nghiệp vụ nghiệm thu, bàn giao công trình hạn mục, công trình đã hoàn thành cho bên giao thầu chính là quá trình tiêu thụ sản phẩm của Công ty;
- Sản phẩm xây dựng, sửa chữa không thuộc đối tượng lưu thông, sản phẩm được đặt tại một địa điểm cố định, nơi sản xuất đồng thời là nơi tiêu thụ sản phẩm. Mặc dù sản phẩm cố định tại một địa điểm nhưng công cụ, đối tượng lao động, lực lượng lao động trong Công ty có tính chất lưu thông rất cao;
- Các sản phẩm được xây lắp ngoài trời chịu ảnh hưởng của thời tiết cho nên Công ty đòi hỏi các doanh nghiệp phải có biện pháp khắc phục, đảm bảo cho công việc thi công tiến hành liên tục, thuận lợi và rút ngắn chu kỳ xây lắp;
- Thời gian sử dụng giá trị sản phẩm và xây lắp rất lớn, đòi hỏi các doanh nghiệp trong quá trình xây dựng phải kiểm tra chặt chẽ chất lượng NVL và chất lượng công trình được lâu dài. Mặc khác chi phí sản xuất cho sản phẩm rất đa dạng và phong phú bao gồm nhiều chủng loại nguyên vật liệu, sử dụng nhiều máy thi công sử dụng nhiều cấp bậc thợ với trình độ chuyên nghiệp khác nhau;
- Những đặc điểm trên ảnh hưởng rất lớn đến công tác tổ chức kế toán của doanh nghiệp xây lắp, nhất là việc tổ chức hạch toán các yếu tố chi phí và giá thành công trình, hạng mục công trình.
3.2.2 Đặc điểm của quy trình công nghệ sản xuất
- Sau khi ký kết hợp đồng kinh tế với khách hàng, phòng kế hoạch vật tư giao Hợp đồng cho các phòng ban như phòng kế toán, hành chính, ban giám đốc, từ đó căn cứ vào năng lực và chức năng của đơn vị sản xuất để ký kết hợp đồng, giao khoán nội bộ cho cá nhân làm chủ nhiệm đồ án, có sự quản lý của xưởng trưởng.
- Thực hiện sản xuất: do đặc thù của từng dự án trong từng hợp đồng kinh tế mà chủ nhiệm đồ án thực hiện công việc của mình, nhìn chung quy trình sản xuất như sau:
32
+ Khảo sát: chủ nhiệm đồ án phối hợp với đội khảo sát để có kết luận của mình về địa hình, địa chất công trình;
+ Lập dự án tiền khả thi, khả thi: sau khi có quyết định lập dự án của đơn vị chủ quản, chủ nhiệm đồ án có thể tự hoặc phối hợp để lập một dự án tiền khả thi ban đầu cho dự án. Khi dự án có tính khả thi và thực hiện thì được tiến hành viết dự án khả thi chính thức. Tuy nhiên, không phải dự án nào cũng cần phải có tiền khả thi, có hay không phụ thuộc vào từng đặc thù của dự án về vốn cũng như yêu cầu của bên A (phía chủ đầu tư);
+ Thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công: Nếu bước tiếp theo của Hợp đồng trên có phần thiết kế, chủ nhiệm đồ án phối hợp cùng các đơn vị thiết kế, theo cá nhân tiến hành khảo sát lần nữa bước thiết kế sơ bộ, hay chính thức về thi công kỹ thuật, tùy theo đặc thù của dự án thực hiện;
+ Nghiệm thu, bàn giao tài liệu: khâu này cần sự phối hợp đồng bộ của các bộ phận cá nhân tham gia dự án với tổ hoàn thiện và phòng kinh doanh, bên A, thực hiện nghiệm thu đã làm trên để xác định công nợ ban đầu cho khách hàng, giao bộ hồ sơ, tài liệu (đã ký) cho bên A khi công nợ được xác nhận và đã có thể đã thu tiền được;
+ Phòng kế hoạch vật tư: đóng vai trò quan trọng trong việc đi duyệt những kết quả mà các đơn vị đã làm được với các bộ chủ quản, kho bạc,…
+ Phòng kế toán: có chức năng thu nợ, theo dõi và hạch toán chi phí thực hiện dự án,…
3.3 MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY 3.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 3.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty được thể hiện qua hình 3.1 như sau: Qua hình 3.1 ta thấy, ngoài ban Giám đốc thì Công ty còn có 4 phòng chức năng và 7 hạt quản lý:
33
Hình 3.1 – Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
GIÁM ĐỐC PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN KẾ TOÁN TRƯỞNG PHÒNG KẾ HOẠCH - KỸ THUẬT - SX KINH DOANH PHÒNG QUẢN LÝ ĐƯỜNG BỘ HẠT QUẢN LÝ ĐƯỜNG BỘ 721.3 HẠT QUẢN LÝ ĐƯỜNG BỘ 721.1 CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC HẠT QUẢN LÝ ĐƯỜNG BỘ 721.2 HẠT QUẢN LÝ ĐƯỜNG BỘ 721.4 XƯỞNG VỎ TÀU ĐỘI SỬA CHỮA, XD
CẦU ĐƯỜNG BỘ
XƯỞNG CK – LM – NHŨ TƯƠNG NHỰA ĐƯỜNG PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH GIÁM ĐỐC PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN KẾ TOÁN TRƯỞNG PHÒNG KẾ HOẠCH - KỸ THUẬT - SX KINH DOANH PHÒNG QUẢN LÝ ĐƯỜNG BỘ HẠT QUẢN LÝ ĐƯỜNG BỘ 721.3 HẠT QUẢN LÝ ĐƯỜNG BỘ 721.1 CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC HẠT QUẢN LÝ ĐƯỜNG BỘ 721.2 HẠT QUẢN LÝ ĐƯỜNG BỘ 721.4 XƯỞNG VỎ TÀU ĐỘI SỬA CHỮA CẦU
721.6
XƯỞNG CK - LM - NHŨ TƯƠNG NHỰA ĐƯỜNG PHÒNG TỔ CHỨC
34
Cơ cấu lao động của Công ty được thể hiện qua biểu bảng 3.1 dưới đây: Bảng 3.1: Cơ cấu lao động trong Công ty
Thứ tự Tiêu chí Số người Cơ cấu
(%) 1 Theo trình độ học vấn
- Đại học - Trung cấp
- Công nhân kỹ thuật - Phổ thông Cộng 22 15 42 75 154 14,29 9,74 27,27 48,70 100 2 Theo bộ phận - Ban giám đốc - Quản lý đường bộ - Tổ chức hành chính - Tài chính kế toán - Kế hoạch - kỹ thuật - SXKD - Hạt quản lý đường bộ 721.1 - Hạt quản lý đường bộ 721.2 - Hạt quản lý đường bộ 721.3 - Hạt quản lý đường bộ 721.4 - Đội sửa chữa cầu 721.6 - Xưởng vỏ tàu - Xưởng CK – LM – nhũ tương nhựa đường Cộng 2 4 8 5 10 13 12 10 9 28 36 17 154 1,30 2,60 5,19 3,25 6,49 8,46 7,79 6,49 5,84 18,18 23,38 11,03 100
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính Công ty SCXDCT – CKGT 721)
3.3.2 Tổ chức quản lý và chức năng
Công ty Sửa chữa và Xây dựng Công trình Cơ khí Giao thông 721 có hình thức tổ chức và điều hành theo quan hệ trực tuyến, chức năng.
35
Đứng đầu là Giám đốc Công ty, hỗ trợ giám sát là Phó Giám đốc và Kế toán trưởng.
Phó Giám đốc phụ trách khối công nghiệp và thay Giám đốc điều hành Công ty mỗi khi Giám đốc đi công tác.
Kế toán trưởng là người giúp Giám đốc quản lý tài chính trong Công ty. * Phòng tổ chức hành chính
- Tổ chức nhân sự lao động, tiền lương, ký kết và chấm dứt hợp đồng lao động;
- Áp dụng và xây dựng định mức lao động chuyên ngành để tổ chức giao khoán tiền lương sản phẩm;
- Tổ chức phòng cháy, chữa cháy, chống bão lụt và vệ sinh công nghiệp. * Phòng tài chính kế toán
- Tổ chức công tác hạch toán kế toán của đơn vị đúng chế độ, điều lệ kế toán Nhà nước quy định;
- Tổ chức kiểm tra và quản lý biến động tình hình tài chính trong Công ty