2.1.8.1 Khái niệm về khấu hao TSCĐ
Hao mòn TSCĐ là hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ. Để thu hồi được vốn đầu tư, tái tạo lại TSCĐ khi nó bị hư hỏng nhằm mở rộng sản xuất phục vụ kinh doanh thì doanh nghiệp phải tiến hành trích khấu hao và quản lý khấu hao TSCĐ bằng cách tính và phản ánh vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Như vậy, có thể thấy khấu hao và hao mòn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có hao mòn mới dẫn tới khấu hao. Nếu hao mòn mang tính tất yếu khách quan thì khấu hao mang tính chủ quan vì do con người tạo ra và cũng do con người thực hiện. Khấu hao không phản ánh chính xác phần giá trị hao mòn của TSCĐ khi đưa vào sử dụng mà xuất hiện do mục đích, yêu cầu quản lý và sử dụng tài sản của con người.
TK 211 TK 811
Giá trị còn lại TSCĐ nhượng bán, thanh lý
TSCĐ thiếu chờ xử lý
Giá trị hao mòn giảm Khấu hao TSCĐ
Trả vốn góp liên doanh Nguyên giá TK 627, 642 TK 411 TK 138 TK 214
18
Hao mòn TSCĐ có 2 loại: Hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
- Hao mòn hữu hình: là sự hao mòn về mặt vật chất do quá trình sử dụng, bảo quản, chất lượng lắp đặt tác động của yếu tố tự nhiên.
- Hao mòn vô hình: là sự hao mòn về mặt giá trị do tiến bộ của khoa học kỹ thuật, do năng suất lao động xã hội tăng lên làm cho những tài sản trước đó bị mất giá một cách vô hình.
2.1.8.2 Các phương pháp khấu hao
- Việc tính khấu hao có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp tính khấu hao nào là tùy thuộc vào quy định của Nhà nước và chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
- Theo quyết định 206/2003/QĐ – BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính “về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ”. Có những phương pháp trích khấu hao như sau:
a. Phương pháp khấu hao đường thẳng (bình quân, tuyến tính, đều)
Là phương pháp khấu hao mà tỉ lệ khấu hao và số khấu hao hằng năm không thay đổi theo suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản.
Theo phương pháp này, số khấu hao hằng năm không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản và được tính theo công thức:
Trong đó: MK: Mức khấu hao cơ bản bình quân hằng năm của TSCĐ NG: Nguyên giá TSCĐ
T: Thời gian sử dụng TSCĐ
Theo phương pháp này thì tỷ lệ khấu hao TSCĐ được xác định như sau:
Trong đó: TK: Tỷ lệ khấu hao hằng năm của TSCĐ T: Thời gian sử dụng hữu ích TSCĐ
T NG MK = (2.3) TK = (2.4) T 1
19
Khi xác định thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình, cần cân nhắc các yếu tố sau:
- Thời gian dự tính mà doanh nghiệp sử dụng TSCĐ hữu hình;
- Sản lượng sản phẩm hoặc các đơn vị tính tương tự mà doanh nghiệp dự tính thu được từ việc sử dụng tài sản;
- Giới hạn có tính pháp lý trong việc sử dụng TSCĐ hữu hình;
- Kinh nghiệm của doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản cùng loại; - Hao mòn vô hình phát sinh trong việc thay đổi, cải tiến dây chuyền công nghệ.
b. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Là TSCĐ đầu tư mới (chưa qua sử dụng);
- Là các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.
Xác định mức trích khấu hao năm của TSCĐ trong các năm đầu theo công thức dưới đây:
Trong đó: MK: Mức trích khấu hao hằng năm của TSCĐ GH: Giá trị còn lại của TSCĐ
TKH: Tỷ lệ khấu hao nhanh
Tỷ lệ khấu hao nhanh được xác định bằng công thức: Mức khấu hao
trung bình một tháng của TSCĐ
=
Mức khấu hao trung bình 1 năm của TSCĐ
12 tháng (2.5)
MK = GH x TKH (2.6)
(2.7) TKH = TK * HS
20
Trong đó: TK: Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng HS: Hệ số điều chỉnh
Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng được xác định như sau:
Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng TSCĐ quy định tại bảng dưới đây:
Thời gian sử dụng của TSCĐ Hệ số điều chỉnh (lần)
Đến 4 năm (t =< 4 năm) 1,5
Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t =< 6 năm) 2,0
Trên 6 năm (t > 6 năm) 2,5
Những năm mới, khi mức khấu hao xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên, bằng hoặc thấp hơn mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ.
Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.
c. Phương pháp khấu hao theo khối lượng sản phẩm
TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm;
- Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công thức thiết kế của TSCĐ;
- Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 50% công suất thiết kế.
Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp
đường thẳng (%)
=
1
21
Nội dung của phương pháp khấu hao theo khối lượng sản phẩm:
- Căn cứ vào hồ sơ kinh tế - kỹ thuật của TSCĐ, doanh nghiệp xác định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ, gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế;
- Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của TSCĐ;
- Xác định mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ theo công thức dưới đây:
Trong đó:
Mức trích khấu hao năm của TSCĐ bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau:
Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của TSCĐ thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của TSCĐ.
2.1.8.3 Tài khoản kế toán sử dụng
- Để theo dõi tình hình hiện có, biến động tăng, giảm khấu hao, kế toán sử dụng tài khoản 214 “Hao mòn TSCĐ”. Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hao mòn của toàn bộ TSCĐ hiện có tại doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê ngắn hạn).
- TK 214 có kết cấu như sau:
+ Bên Nợ: Giá trị hao mòn TSCĐ giảm (nhượng bán, thanh lý,…)
+ Bên Có: Giá trị hao mòn TSCĐ tăng (do trích khấu hao, đánh giá tăng,…)
Nguyên giá của TSCĐ Sản lượng theo công suất thiết kế = Mức trích khấu hao bình quân tính cho 1 đơn vị sản phẩm (2.10) Mức trích khấu hao trong năm
của TSCĐ = Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm x Mức trích khấu hao bình quân tính cho 1 đơn vị sản phẩm (2.11) Mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ = Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng x Mức trích khấu hao bình quân tính cho 1 đơn vị sản phẩm (2.9)
22
+ Số dư Có: Giá trị hao mòn của TSCĐ hiện có
- Ngoài ra, kế toán còn sử dụng tài khoản 009 “Nguồn vốn khấu hao cơ bản”. Tài khoản này để theo dõi tình hình thanh lý và sử dụng vốn khấu hao cơ bản TSCĐ.
- TK 009 có kết cấu như sau:
+ Bên Nợ: Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng nguồn vốn khấu hao cơ bản (trích khấu hao, điều chuyển nội bộ, thanh lý, nhượng bán,…)
+ Bên Có: Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm vốn khấu hao (nộp cấp trên, cho vay, đầu tư, mua sắm TSCĐ,…)
+ Số dư Nợ: Số vốn khấu hao cơ bản hiện còn
2.1.8.4 Hạch toán khấu hao TSCĐ
Hình 2.3 – Sơ đồ hạch toán khấu hao TSCĐ
TK 211, 213 TK 214 TK 627, 641, 642 TK 138 TK 211 TK 142, 335 TK 214 TK 411 TK 111, 112, 338 TK 222, 228 TK 009 Nguồn vốn khấu hao giảm Nguồn vốn
khấu hao tăng Khấu hao nộp lên cấp trên
(nếu không được hoàn lại)
Nhận TSCĐ trong nội bộ đã khấu hao Trích khấu
hao TSCĐ Giảm TSCĐ đã khấu hao
23
2.1.8.5 Hạch toán sửa chữa TSCĐ
TSCĐ được sử dụng lâu dài và được cấu thành bởi nhiều bộ phận, chi tiết khác nhau. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, các bộ phận chi tiết cấu thành TSCĐ bị hao mòn hư hỏng. Do vậy, để khôi phục năng lực hoạt động bình thường của TSCĐ và để đảm bảo an toàn trong lao động sản xuất, cần thiết phải tiến hành sửa chữa, thay thế những chi tiết, bộ phận của TSCĐ bị hao mòn, hư hỏng ảnh hưởng đến hoạt động của TSCĐ.
Công việc sửa chữa có thể do doanh nghiệp tự làm hoặc thuê ngoài với phương thức sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn hay sửa chữa nâng cấp TSCĐ.
Hình 2.4 – Sơ đồ hạch toán sửa chữa TSCĐ 2.1.8.6 Công tác kế toán kiểm kê đánh giá lại TSCĐ
Mọi trường hợp phát hiện thừa hoặc thiếu TSCĐ đều phải truy tìm nguyên nhân. Căn cứ vào biên bản kiểm kê TSCĐ và kết luận của hội đồng kiểm kê để hạch toán chính xác, kịp thời theo từng nguyên nhân cụ thể.
- Nếu TSCĐ thừa do chưa ghi sổ, kế toán phải căn cứ vào hồ sơ TSCĐ để ghi tăng TSCĐ tùy theo trường hợp cụ thể;
- Nếu TSCĐ phát hiện thừa được xác định là TSCĐ của đơn vị khác thì phải báo ngay cho đơn vị chủ tài sản đó biết. Nếu chưa xác định được chủ tài sản trong thời gian chờ xử lý, kế toán phải căn cứ vào tài liệu kiểm kê, tạm thời phản ánh tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán để theo dõi giữ hộ;
Giá thành công trình sửa chữa lớn hoàn thành Chi phí lớn thuê ngoài Phân bổ vào chi phí SXKD Giá thành thực tế sửa
chữa lớn K/C vào chi phí trả trước Chi phí sửa
chữa lớn
Chi phí sửa chữa thường xuyên, tự làm
TK 627, 641, 642 TK 111, 112, 152, 334 TK 331 TK 1421 TK 2413 TK 331 Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
24
- TSCĐ phát hiện thiếu trong kiểm kê phải được truy cứu nguyên nhân xác định người chịu trách nhiệm và xử lý đúng theo quy định hiện hành của chế độ tài chính tùy theo từng trường hợp cụ thể.
Doanh nghiệp phải đánh giá lại TSCĐ theo mặt bằng giá của thời điểm đánh giá lại theo quyết định của Nhà nước. Khi đánh giá lại TSCĐ hiện có, doanh nghiệp phải thành lập Hội đồng đánh giá lại TSCĐ, đồng thời phải xác định nguyên giá mới, giá trị hao mòn phải điều chỉnh tăng (giảm) so với sổ kế toán được làm căn cứ để ghi sổ. Chứng từ kế toán đánh giá lại TSCĐ là biên bản kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ.