Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu hoàn thiện hạch toán tài sản cố định tại công ty sửa chữa và xây dựng công trình cơ khí giao thông 721 (Trang 41)

- Công ty Sửa chữa và Xây dựng Công trình Cơ khí Giao thông 721 nguyên trước đây là Công ty Dụng cụ thuộc Khu Kiều Lộ 7 – Tổng Cục Kiều Lộ - Bộ Giao thông Công Chánh của Việt Nam Cộng hòa.

- Từ 30/04/1975 cơ sở này được tiếp quản dưới sự điều hành và quản lý của Khu Quản lý Đường bộ VII, Tổng cục Đường bộ Việt Nam thuộc Bộ Giao thông Vận tải.

- Để phù hợp với chức năng và quy mô sản xuất của từng thời kỳ nên tên Công ty đã có quá trình thay đổi như sau:

+ Trạm Sửa chữa Cơ khí miền Tây Nam Bộ; + Xưởng Sửa chữa Cơ khí;

+ Xí nghiệp Cơ khí Giao thông 721;

+ Công ty Cơ khí và Sửa chữa Công trình 721

- Theo Quyết định 2629/QĐ – BGTVT ngày 23/08/2002 đổi tên Công ty là “Công ty Sửa chữa và Xây dựng Công trình Cơ khí Giao thông 721”. Trụ sở đặt tại số 71 đường Trần Phú, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

- Điện thoại: 0710.811.284 – 0710.820.103 – 0710.822.291 - Fax: 0710.828.969

- Mã số thuế: 1800278239-1

- Loại công ty: Doanh nghiệp Nhà nước - Lĩnh vực kinh doanh:

+ Gia công – cơ khí;

+ Thi công và sửa chữa cầu đường bộ;

29 * Thuận lợi

- Là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động hằng năm được Nhà nước giao nhiệm vụ kế hoạch phục vụ giao thông với số lượng có tỷ trọng 70% “phục vụ công ích” nghĩa là không vì lợi nhuận, được Nhà nước hỗ trợ, không phải tìm kiếm đầu ra sản phẩm ngoài thị trường;

- Có lợi thế về vị trí, mặt bằng Công ty có diện tích 35.181m2, mặt trước tiếp giáp quốc lộ 1A cũ, mặt sau tiếp giáp với chi nhánh sông Hậu có độ dài 200m, rất thuận tiện cho cả đường thủy và đường bộ;

- Hệ thống làm việc, nhà xưởng, nhà kho và mặt bằng thi công thỏa mãn mọi nhu cầu trong sản xuất kinh doanh và thỏa mãn các phương tiện thủy lên sửa chữa hoặc đóng mới với tải trọng phương tiện từ nhỏ đến lớn (200 tấn);

- Trạm biến điện 560KVA từ nguồn điện quốc gia cung cấp 24/24; - Trạm sản xuất Oxy gen với công suất 70m3/giờ đang sản xuất ổn định; - Có cảng nội địa, có thể tiếp nhận các phương tiện thủy <350 tấn với năng lực bốc dỡ 5.000 tấn/năm;

- Có nhà máy sản xuất nhũ tương nhựa đường với công suất 20.000 tấn/năm với thiết bị hiện đại cung cấp nhũ tương nhựa đường, đủ cho tuyến đường thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

* Khó khăn

- Nguồn vốn Nhà nước giao cho có giới hạn, không đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh nên Công ty phải thường xuyên sử dụng các nguồn vốn tín dụng ngắn hạn, trung hạn để hoạt động và trả lãi vay lớn nên ảnh hưởng tới lợi nhuận của Công ty;

- Sản phẩm nhũ tương nhựa đường là một công nghệ mới được áp dụng tại Việt Nam nên sức mua bị hạn chế, không phát huy hết công suất sản xuất của máy móc;

- Nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước (vốn ODA) được đầu tư vào để sản xuất nhũ tương nhựa đường đã đến hạn trả theo luật định giữa Nhà nước Tây Ban Nha – Việt Nam. Nếu không đẩy mạnh sản xuất và không có thị trường tiêu thụ ổn định thì việc trả vốn và lãi cho dự án này gây khó khăn không nhỏ cho Công ty.

30

Một phần của tài liệu hoàn thiện hạch toán tài sản cố định tại công ty sửa chữa và xây dựng công trình cơ khí giao thông 721 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)