Một số giải pháp áp dụng và thực hiện cam kết của Việt Nam với WTO về điều

Một phần của tài liệu Điều kiện đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh gia nhập WTO (Trang 86)

WTO về điều kiện đầu tư, kinh doanh:

Những hạn chế, bất cập trong việc thực hiện cam kết quốc tế về điều kiện đầu tư, kinh doanh như đã trình bày tại Mục 2.3, Chương 2 cũng như những vướng mắc xung quanh việc thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan đã đặt ra yêu cầu cấp bách phải ban hành một văn bản nhằm giải thích, hướng dẫn áp dụng và thực hiện các cam kết quốc tế về vấn đề này. Văn bản nêu trên phải phản ánh chính xác, đầy đủ những cam kết của Việt Nam, nhưng cần áp dụng linh hoạt phù hợp với pháp luật, chính sách hiện hành, đồng thời có tính đến nhu cầu mở cửa thị trường dịch vụ nói riêng và thực tiễn thu hút ĐTNN nói chung ở Việt Nam. Tuy nhiên, văn bản này không thể tạo ra các quy phạm pháp luật mới trái với cam kết và/hoặc không phù hợp với pháp luật hiện hành mà chỉ có thể diễn giải cam kết, xác định chủ trương và cách thức áp dụng cam kết. Ngoài ra, văn bản phải thể hiện rõ trách nhiệm và sự phối hợp giữa Bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện cam kết.

a) Nguyên tắc chung về áp dụng và thực hiện cam kết:

Tuân thủ cam kết đã thỏa thuận trong các điều ước quốc tế là nghĩa vụ có tính ràng buộc của tất cả các bên tham gia điều ước đó. Pháp luật Việt Nam cũng thừa nhận hiệu lực pháp lý cao nhất của điều ước quốc tế khi khẳng định việc áp dụng điều ước quốc tế trong trường hợp có sự khác nhau giữa quy định trong các điều ước quốc tế với các quy định tương ứng về cùng một vấn đề của pháp luật Việt Nam. Do vậy, về nguyên tắc, mọi cam kết của

Việt Nam phải được giải thích, áp dụng và thực hiện theo quy định tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng điều ước quốc tế ở các nước trên thế giới cho thấy, các điều ước quốc tế trong một số trường hợp được áp dụng một cách linh hoạt phù hợp với lợi ích và điều kiện cụ thể của từng nước miễn là không vi phạm cam kết đã thỏa thuận. Đối với Việt Nam, phần lớn các cam kết quốc tế về tự do hóa thương mại và đầu tư đều được thỏa thuận theo hướng thuận lợi hơn mức độ và phạm vi cho phép của pháp luật hiện hành, song như đã trình bày ở Mục 2.3, Chương 2 của Luận văn này, không ít các cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ WTO cũng như một số điều ước khác có xu hướng thắt chặt, hạn chế hơn pháp luật hiện hành, và do vậy đã dựng lên những rào cản không cần thiết đối với hoạt động thu hút ĐTNN. Hơn thế nữa, một số quy định trong các điều ước quốc tế được ký kết trong thời gian qua đã trở nên lạc hậu, không theo kịp sự phát triển nhanh chóng theo chiều hướng ngày càng tích cực của hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư, kinh doanh. Điều đó đặt ra nhu cầu phải áp dụng cam kết quốc tế một cách linh hoạt phù hợp với lợi ích thực tế của Việt Nam cũng như sự phát triển của hệ thống pháp luật hiện hành. Theo đó, mọi cam kết/thỏa thuận trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên phải được tuân thủ, trừ trường hợp pháp luật hiện hành có quy định thuận lợị hơn.

Trường hợp pháp luật, chính sách có sự thay đổi theo hướng bất lợi hơn cho hoạt động của các nhà đầu tư đã được cấp Giấy phép đầu tư/ Giấy Chứng nhận đầu tư trước thời điểm Việt Nam gia nhập WTO thì cần áp dụng nguyên tắc không hồi tố đối với những thay đổi đó. Theo đó, trừ trường hợp có yêu cầu điều chỉnh Chứng nhận đầu tư hoặc đăng ký lại để hoạt động theo các điều kiện thuận lợi hơn quy định tại Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ (nếu có), doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép đầu tư hoặc

Chứng nhận đầu tư trước ngày 11/1/2007 không bắt buộc phải điều chỉnh lại mục tiêu, phạm vi và điều kiện hoạt động theo các quy định tại Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ.

b) Áp dụng và thực hiện cam kết về chế độ cấp phép trong các ngành dịch vụ:

Theo cam kết với WTO, Việt Nam đã tiến hành minh bạch hóa hệ thống pháp luật, chính sách về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực/ngành nghề, đồng thời áp dụng các điều kiện và thủ tục cấp phép trong các ngành dịch vụ theo nguyên tắc công khai, minh bạch, hiệu qủa và không phiền hà qúa mức cần thiết để phục vụ yêu cầu quản lý. Cam kết này đặt ra tiêu chuẩn rất cao và là một thách thức lớn đối hệ thống cấp phép và quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh, song cũng không nằm ngoài chủ trương và những nỗ lực của Việt Nam trong việc cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư/ kinh doanh. Do vậy, cam kết nêu trên cần được áp dụng thống nhất cho tất cả các nhà đầu tư/doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế theo nguyên tắc không phân biệt lĩnh vực/ngành nghề hay hình thức sở hữu.

c) Áp dụng và thực hiện cam kết về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong các ngành dịch vụ:

Để giải quyết những vướng mắc phát sinh từ sự thiếu đồng bộ giữa cam kết của Việt Nam và các quy định tương ứng của pháp luật hiện hành như đã trình bày tại Mục 2.3, Chương 2 của Luận văn này, cần áp dụng các nguyên tắc sau:

- Đối với dự án đầu tư thực hiện nhiều mục tiêu quy định tại các ngành hoặc phân ngành dịch vụ khác nhau thì việc áp dụng và thực hiện cam kết căn cứ vào ngành hoặc phân ngành có phạm vi và mức độ cam kết chặt chẽ nhất quy định tại Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ.

- Trường hợp điều kiện đầu tư nêu tại Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ kém thuận lợi hơn quy định về cùng một vấn đề trong các văn bản pháp luật có liên quan thì áp dụng quy định tại các văn bản pháp luật có liên quan.

- Trường hợp điều kiện đầu tư nêu tại Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ không được quy định tại các văn bản pháp luật có liên quan thì áp dụng quy định tại Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ.

- Điều kiện đầu tư trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề không nêu tại Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ được áp dụng theo quy định của Luật Đầu tư và các luật chuyên ngành.

d) Áp dụng và thực hiện các cam kết khác:

- Các cam kết về điều kiện kinh doanh xuất-nhập khẩu (quyền kinh doanh): Theo cam kết về quyền kinh doanh, trừ một số mặt hàng chỉ được phép xuất-nhập khẩu thông qua doanh nghiệp thương mại nhà nước, nhà đầu tư nước ngoài/doanh nghiệp có vốn ĐTNN được đối xử bình đẳng với các nhà đầu tư/doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu, đồng thời được hoạt động thương mại tại Việt Nam mà không nhất thiết phải có dự án đầu tư. Đây là một trong những cam kết mới, chưa được pháp luật quy định cụ thể. Do vậy, để thực hiện cam kết về vấn đề này, điều kiện tiên quyết là phải ban hành văn bản pháp luật quy định về điều kiện, thủ tục, trình tự đăng ký hoạt động xuất-nhập khẩu của nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm cả trường hợp đăng ký thành lập doanh nghiệp ĐTNN chuyên kinh doanh xuất, nhập khẩu; đăng ký hoạt động xuất, nhập khẩu của doanh nghiệp ĐTNN đang hoạt động và đăng ký hoạt động của nhà nhập khẩu đứng tên trong tờ khai hải quan).

- Các cam kết về một số biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs): Ngoài việc thực hiện các giải pháp đã trình bày ở trên, cần có biện

pháp xóa bỏ các quy định về điều kiện bắt buộc xuất khẩu cũng như các ưu đãi đầu tư được áp dụng trên cơ sở thực hiện các yêu cầu này quy định tại Giấy phép đầu tư hoặc Chứng nhận ưu đãi đầu tư cấp trước ngày 1/7/2006. Ngoài ra, các cơ quan chính phủ cần tiếp tục rà soát, bãi bỏ hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét điều chỉnh các văn bản pháp luật, quy hoạch, chiến lược phát triển của ngành, địa phương và các cơ chế, chính sách có liên quan để đảm bảo thực hiện đầy đủ các cam kết về vấn đề này.

- Cam kết về hoạt động của các KCN, KCX, KCNC, KKT: Để thực hiện các cam kết về vấn đề này, cần xem xét chuyển các khu chế xuất thành các khu công nghiệp để không bắt buộc các doanh nghiệp hoạt động trong KCX phải xuất khẩu toàn bộ sản phẩm của mình, đồng thời xem xét điều kiện áp dụng ưu đãi khác cho các doanh nghiệp này theo nguyên tắc như đã đề xuất đối với việc thực hiện cam kết theo Hiệp định TRIMs đã trình bày ở trên.

e) Áp dụng cam kết trong trường hợp có xung đột giữa cam kết của Việt Nam với WTO và các điều ước quốc tế có liên quan:

Để đảm bảo tính đồng bộ trong việc thực hiện các cam kết với WTO và cam kết trong các điều ước quốc tế có liên quan khác, cần thực hiện các giải pháp chủ yếu sau:

- Công bố Danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ đã ký Hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Việt Nam để cung cấp thông tin và thống nhất nhận thức của các cơ quan chính phủ ở trung ương và địa phương trong việc áp dụng nguyên tắc đối xử tối huệ giữa các nhà đầu tư của nước/vùng lãnh thổ đã ký kết các Hiệp đinh này với Việt Nam.

- Khẳng định hiệu lực pháp lý của các Hiệp định nêu trên. Theo đó, mọi cam kết của Việt Nam về điều kiện đầu tư theo các Hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định về quan hệ thương mại song

phương Việt Nam- Hoa Kỳ (BTA), Hiệp định về tự do, khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản tiếp tục có hiệu lực thi hành theo quy định cụ thể trong từng Hiệp định.

- Trường hợp có sự khác nhau về cùng một vấn đề giữa điều kiện đầu tư theo các cam kết của Việt Nam với WTO và các cam kết quy định tại các Hiệp định nêu trên thì nhà đầu tư nước ngoài được lựa chọn điều kiện đầu tư thuận lợi nhất.

- Công bố Danh sách các điều ước/thỏa thuận khu vực có liên quan đến đầu tư để cung cấp thông tin và thống nhất nhận thức của các cơ quan chính phủ ở trung ương và địa phương về việc không áp dụng đối xử ưu đãi và thuận lợi hơn (nếu có) quy định tại các Hiệp định này đối với nhà đầu tư của quốc gia và vùng lãnh thổ ngoài khu vực.

KẾT LUẬN

Mặc dù đã được cải thiện đáng kể trong những năm qua, song hệ thống pháp luật và chính sách về điều kiện đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam vẫn còn nhiều mặt hạn chế, chưa thật sự tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, minh bạch và bình đẳng cho các nhà đầu tư/doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Do vậy, việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về vấn đề này không chỉ là yêu cầu bức thiết cho việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh nhằm nâng cao sức hấp dẫn, cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút ĐTNN mà còn nhằm thực hiện đầy đủ các cam kết về mở cửa thị trường và tự do hóa đầu tư mà Việt Nam đã thỏa thuận trong các điều ước quốc tế.

Luận văn nghiên cứu này chỉ mới bước đầu phân tích, làm rõ hiện trạng pháp luật, chính sách, từ đó đề xuất những giải pháp cần thực hiện trong ngắn hạn nhằm khắc phục một số hạn chế, bất cập trong hệ thống pháp luật, chính sách về vấn đề này, đồng thời đáp ứng yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế mà trọng tâm là các cam kết của Việt Nam sau khi gia nhập WTO. Về lâu dài, Luận văn này cần được tiếp tục hoàn thiện theo hướng nghiên cứu sâu hơn về hệ thống các giấy phép và điều kiện kinh doanh áp dụng cho các nhà đầu tư/doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó phải đề xuất được những giải pháp cụ thể nhằm xây dựng một cơ chế minh bạch, có hiệu qủa để giám sát toàn bộ qúa trình soạn thảo và áp dụng các văn bản pháp luật, chính sách về vấn đề này ở Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt:

1. ADB, GTZ, PMRC (2005), Giấy phép và điều kiện kinh doanh ở Việt

Nam: Thực trạng và con đường ở phía trước, Hà Nội

2. ASEAN (1995), Hiệp định khung Asean về dịch vụ, Thái Lan

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005), Đề tài đánh giá tình hình thi hành Luật

Doanh nghiệp, Hà Nội

4. Chính phủ (2010), Nghị định số 43/2010/NĐ-CP về Đăng ký doanh nghiệp, Hà Nội

5. Chính phủ (2006), Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, Hà Nội 6. Chính phủ (2007), Nghị định 139/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 hướng

dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp, Hà Nội

7. Chính phủ (2010), Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 10/10/2010 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp, Hà Nội

8. Chính phủ (2005), Nghị định 31/2005/NĐ-CP ngày 11/3/2005 về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, Hà Nội

9. Chính phủ (2005), Nghị định 111/2005/NĐ-CP ngày 26/8/2005 quy định chi tiết thi hành Luật Xuất bản, Hà Nội

10. Chính phủ (2002), Nghị định 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 hướng dẫn thi hành Luật Báo chí, Hà Nội

11. Chính phủ (2003). Nghị định 27/2003/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 quy định chi tiết hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội

12. Chính phủ (2011), Nghị định số 123/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm, Hà Nội

13. Chính phủ (2000), Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 quy định chi tiết hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội

14. Chính phủ (2008), Nghị định 52/2008/NĐ-CP ngày 22/04/2008 về quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ, Hà Nội

15. Chính phủ (2012), Nghị định số 58/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Hà Nội

16. Chính phủ (2011), Nghị định số 47/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/6/2011 quy định chi tiết một số nội dung của luật Bưu chính, Hà Nội 17. Chính phủ (2011), Nghị định số 25/1011/NĐ-CP quy định chi tiết và

hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông, Hà Nội

18. Chủ tịch nước (2006), Tờ trình phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO)

19. Trần Hào Hùng (2006), Đánh giá tác động của Hiệp định TRIMs đối với môi trường đầu tư của Việt Nam và giải pháp thực hiện cam kết sau khi

gia nhập WTO, Hà Nội

20. Nguyễn Thanh Hưng, Ngô Chung Khanh (2003), Bản tóm tắt Phần dịch vụ trong Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ

Việt Nam, Hà Nội

21. Phạm Duy Nghĩa (2005), Giám sát giấy phép và điều kiện kinh doanh:

Một phần của tài liệu Điều kiện đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh gia nhập WTO (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)