Dịch vụ viễn thông:

Một phần của tài liệu Điều kiện đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh gia nhập WTO (Trang 55)

Đối tượng đàm phán về mở cửa thị trường dịch vụ viễn thông trong WTO gồm: dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng (FBO) và dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng (SBO).

a) Dịch vụ viễn thông cơ bản:

Các dịch vụ này gồm: dịch vụ truyền số liệu chuyển mạch gói; dịch vụ truyền số liệu chuyển mạch kênh; dịch vụ điện báo; dịch vụ điện tín; dịch vụ Fax; dịch vụ thuê kênh riêng; các dịch vụ thông tin vô tuyến (bao gồm cellular, mobile và vệ tinh).

Đối với dịch vụ viễn thông cơ bản có hạ tầng mạng (FBO), tại thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài chỉ được phép liên doanh với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp phép hoạt động tại Việt Nam để hoạt động trên cơ sở tự thiết lập mạng một cách đầy đủ, bao gồm đường truyền dẫn nội hạt, đường dài trong nước và quốc tế và các trang thiết bị cần thiết khác. Tuy nhiên, phần vốn góp của Bên nước ngoài không được vượt qúa 49% vốn pháp định của liên doanh.

Đối với dịch vụ viễn thông cơ bản không có hạ tầng mạng (FBO), cũng tại thời điểm nói trên, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài chỉ được góp 51% vốn pháp định để thành lập liên doanh với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp phép tại Việt Nam. Ba năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO, liên doanh được phép thành lập mà không bị hạn chế về việc lựa chọn đối tác (tức là đối tác bắt buộc phải là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp phép tại Việt Nam) và phần vốn góp của Bên nước ngoài không vượt qúa 65% vốn pháp định của liên doanh. Phần vốn góp để kiểm soát quản lý của liên doanh là 51%. Nhà đầu tư nước ngoài trong BCC có thể thay đổi hình thức đầu tư hiện tại hoặc chuyển đổi từ hình thức này sang các hình thức khác với các điều kiện không kém thuận lợi hơn các điều kiện mà các nhà đầu tư đó đang được hưởng.

Ngoài ra, đối với dịch vụ viễn thông cơ bản khác (dịch vụ mạng riêng ảo VPN) cung cấp trên cơ sở SBO, ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO,

nhà cung cấp dịch vụ viễn thông nước ngoài được tự do lựa chọn đối tác liên doanh với phần vốn góp không qúa 70% vốn pháp định của liên doanh; nhà cung cấp dịch vụ này trên cơ sở FBO được phép liên doanh với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp phép tại Việt Nam, nhưng phần vốn góp không được qúa 49%.

b) Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng:

Các dịch vụ này gồm: dịch vụ thư điện tử; dịch vụ thư thoại; dịch vụ truy cập cơ sở dữ liệu và thông tin trên mạng; dịch vụ trao đổi dữ liệu điện tử; dịch vụ fax nâng cao hay gia tăng giá trị bao gồm lưu giữ và gửi, lưu giữ và truy cập; dịch vụ chuyển đổi mã, hiệu; dịch vụ xử lý dữ liệu và thông tin trên mạng.

Đối với dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng không có hạ tầng mạng (FBO), ngay tại thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông nước ngoài được phép thành lập liên doanh hoặc BCC mà không bị hạn chế trong việc lựa chọn đối tác. Phần vốn góp của Bên nước ngoài không được vượt qúa 51% và 03 năm sau thời điểm nói trên, hạn chế này là 65%.

Đối với dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng có hạ tầng mạng (SBO), ngay tại thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông nước ngoài được phép góp không qúa 50% vốn pháp định để thành lập liên doanh với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp phép tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Điều kiện đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh gia nhập WTO (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)