Đánh giá chung:

Một phần của tài liệu Điều kiện đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh gia nhập WTO (Trang 66)

a) Về phạm vi cam kết:

Mặc dù WTO không có Hiệp định đa phương điều chỉnh với phạm vi rộng các hoạt động đầu tư nước ngoài nói chung cũng như các điều kiện đầu tư, kinh doanh nói riêng, song với những nội dung đã trình bày ở trên, có thể thấy rằng, Việt Nam đã đưa ra cam kết tương đối toàn diện, bao quát hầu hết các quy định về vấn đề này (từ việc minh bạch hóa Danh mục lĩnh vực cấm đầu tư/ kinh doanh, Danh mục lĩnh vực đầu tư, kinh doanh có điều kiện đến việc thực hiện những yêu cầu ràng buộc về điều kiện, thủ tục cấp phép kinh doanh xuất nhập, khẩu và hoạt động đầu tư trong một số ngành sản xuất, dịch vụ). Mặt khác, các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh có điều kiện theo cam kết của Việt Nam với WTO cũng có phạm vi khá rộng, liên quan đến hầu hết các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh mà trên thực tế pháp luật, chính sách hiện hành đã quy định phải có điều kiện. Do vậy, cho dù các ngành/phân ngành dịch vụ đầu tư có điều kiện được cam kết mở cửa theo nguyên tắc chọn- cho, song với phạm vi rộng như vậy, thì các cam kết với WTO về vấn đề này đã bao quát hầu hết các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật Việt

Nam. Thực tế cho thấy, ngoài các ngành/phân ngành dịch vụ thuộc Biểu cam kết về dịch vụ, pháp luật Việt Nam hầu như không áp dụng điều kiện đầu tư, kinh doanh đối với các ngành khác... Mặt khác, so với BTA (cam kết mở cửa 8 ngành dịch vụ với 65 phân ngành) thì cam kết của Việt Nam với WTO có phạm vi rộng hơn (11 ngành với 110 phân ngành).

Với những lý do đó, có thể khẳng định rằng, trừ một số ít các lĩnh vực đầu tư có liên quan đến an ninh, quốc phòng thì hệ thống chính sách, pháp luật của Việt Nam về lĩnh vực đầu tư, kinh doanh có điều kiện trong thời gian tới sẽ chịu sự tác động và điều chỉnh chủ yếu bới các cam kết của Việt Nam với WTO.

b) Mức độ cam kết:

Trên tổng thể, các cam kết của Việt Nam với WTO về lĩnh vực đầu tư, kinh doanh có điều kiện và các vấn đề có liên quan đều phản ánh hiện trạng pháp luật, chính sách cũng như thực tiễn quản lý ở Việt Nam. Cụ thể, đối chiếu với hệ thống pháp luật hiện hành và thực tiễn quản lý, có thể đánh giá mức độ cam kết của Việt Nam với WTO về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong một số ngành dịch vụ như sau:

- Một số ngành/phân ngành dịch vụ đều được cam kết mở cửa với những điều kiện phù hợp với các quy định tương ứng của pháp luật Việt Nam, hay nói một cách khác là chỉ mở cửa theo đúng các điều kiện mà pháp luật đã cho phép (VD: dịch vụ hàng hải, kiểm toán, kế toán, quảng cáo, pháp lý, điều hành tuor du lịch...).

- Mức độ mở cửa một số ngành khác thậm chí còn chặt chẽ hơn cả các điều kiện và mức độ cho phép của pháp luật hiện hành cũng như thực tiễn quản lý (VD: y tế, giáo dục, nhà hàng, khách sạn, xây dựng, môi trường, vận

tải đường bộ, tư vấn kỹ thuật, tư vấn quản lý, nghiên cứu thị trường và nhiều ngành dịch vụ kinh doanh khác...).

- Một số ngành/ phân ngành dịch vụ được cam kết mở cửa với phạm vi, điều kiện thuận lợi hơn và/hoặc chưa được quy định cụ thể trong pháp luật hiện hành (VD: bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán, viễn thông, phân phối, dịch vụ hỗ trợ vận tải; và một số quy định về lập chi nhánh đối với các ngành thuộc Biểu cam kết, về tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và trong các ngân hàng thương mại cổ phần nói rêng, về cung cấp dịch vụ hỗ trợ vận tải...).

So sánh với cam kết trong BTA, các điều kiện về đầu tư, kinh doanh trong các ngành dịch vụ theo cam kết với WTO có mức độ ngang bằng hoặc nếu có "mở" hơn thì mức độ cũng không đáng kể. Hầu hết các ngành dịch vụ, trong đó có một số ngành nhạy cảm (như bảo hiểm, phân phối, du lịch...) đều có mức độ cam kết gần như quy định của BTA. Một số ngành/phân ngành (như viễn thông, ngân hàng và chứng khoán...) tuy có mức cam kết tương đối cao hơn so với BTA, nhưng nhìn chung không đi quá xa thực tiễn quản lý và đều phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển đã được phê duyệt [18].

Ngoài ra, các cam kết về hình thức hiện diện thương mại trong các ngành dịch vụ, về điều kiện kinh doanh xuất, nhập khẩu, về điều kiện đầu tư và hoạt động của doanh nghiệp trong khu kinh tế, về điều kiện đầu tư trong một số ngành sản xuất theo quy định tại Hiệp định TRIMs cũng như các yêu cầu về minh bạch hóa điều kiện đầu tư, kinh doanh và chế độ cấp phép trong các ngành dịch vụ... đều có mức độ phù hợp với pháp luật hiện hành và/hoặc phản ánh những biện pháp mà dù các cam kết với WTO có yêu cầu hay không thì Việt Nam vẫn cần phải thực hiện nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đầu tư, kinh doanh.

2.3.2. Một số đánh giá cụ thể về tác động của việc thực hiện cam kết:

Xuất phát từ những nhận xét nêu trên, có thể đánh giá tổng thể tác động của các việc thực hiện cam kết như sau:

a) Những thuận lợi cơ bản:

Một là, các cam kết của Việt Nam với WTO về điều kiện đầu tư, kinh

doanh, đặc biệt là những cam kết về mở cửa thị dịch vụ đều hướng tới mục tiêu chung là nhằm từng bước mở cửa thị trường dịch vụ và thực hiện chế độ không phân biệt đối xử cho nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài theo lộ trình nhất định. Việc thực hiện các cam kết này cùng với những cải thiện tích cực trong hệ thống pháp luật, chính sách ĐTNN trong thời gian qua là những nhân tố quan trọng góp phần củng cố lòng tin của nhà đầu tư nước ngoài về sức hấp dẫn và cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam, mở ra cơ hội mới để thu hút ĐTNN, nói chung và ĐTNN trong lĩnh vực dịch vụ nói riêng- một trong các lĩnh vực còn nhiều dư địa để phát triển. Hiện nay, dòng vốn ĐTNN trên thế giới đang có xu hướng tập trung vào lĩnh vực dịch vụ. Là một nước tiếp nhận đầu tư, Việt Nam có nhiều cơ hội để thu hút vốn ĐTNN vào lĩnh vực này. Đây là một thị trường có nhiều tiềm năng chưa được khai phá. Trên thực tế, Việt Nam còn thiếu nhiều loại hình dịch vụ; một số dịch vụ đã được hình thành, nhưng trình độ phát triển còn thấp so với các nước trong khu vực và thế giới; hình thức cung ứng dịch vụ còn hạn chế và thiếu tính chuyên nghiệp… Vì vậy, những cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ đang tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận rộng rãi hơn với các cơ hội đầu tư trong hầu hết các ngành dịch vụ, trước hết là một số ngành dịch vụ có lộ trình mở cửa sớm.

Hai là, việc mở cửa thị trường dịch vụ cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ

dịch vụ, qua đó góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo thêm giá trị gia tăng và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Ngược lại, sự tăng trưởng và phát triển của các ngành dịch vụ cũng tạo điều kiện để Việt Nam tăng sức

hấp dẫn và cạnh tranh thu hút ĐTNN vào các ngành kinh tế khác. Bởi lẽ, sản

phẩm của các ngành dịch vụ không chỉ là "đầu vào" của một số ngành kinh tế mà còn hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp. Do vậy, một thị trường dịch vụ đa dạng, chất lượng và giá cả cạnh tranh luôn có sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, sự tham gia của các doanh nghiệp ĐTNN trong lĩnh vực dịch vụ cũng tạo nên những mô hình quản lý và phương thức kinh doanh hiện đại. Đó là một trong các nhân tố thúc đẩy các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ Việt Nam phải thay đổi phương thức quản lý, cải tiến và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Ba là, việc thực hiện cam kết về cơ bản không dẫn đến sự thay đổi hay

xáo trộn lớn đối với hệ thống chính sách, pháp luật hiện hành của Việt Nam vì như đã trình bày ở trên, hầu hết các cam kết về điều kiện đầu tư, kinh doanh đều phù hợp với pháp luật, chính sách hiện hành nên không cần thiết phải điều chỉnh hoặc nếu phải điều chỉnh thì cũng chỉ với mức độ không nhiều. Đó là chưa kể đến nhiều văn bản pháp luật về điều kiện đầu tư, kinh doanh đã được chủ động xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với các cam kết ngay trong qúa trình đàm phán gia nhập WTO.

b) Những khó khăn, thách thức:

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, việc thực hiện cam kết cũng đặt ra những khó khăn, thách thức sau đây:

- Sức cạnh tranh của các ngành dịch vụ và doanh nghiệp cung ứng dịch

như các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ của Việt Nam vẫn được đánh giá là có khả năng cạnh tranh thấp. Thực tiễn phát triển của lĩnh vực dịch vụ hơn một thập kỷ qua tại Việt Nam đã bộc lộ nhiều nhân tố dẫn đến năng lực cạnh tranh của khu vực này không cao. Thứ nhất, tỷ trọng của dịch vụ trong GDP tuy không qúa thấp, nhưng không tăng trong suốt giai đoạn dài và xu hướng này không thay đổi trong những năm tới. Thứ hai, tốc độ tăng trưởng hàng năm của lĩnh vực dịch vụ không cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP và đang có xu hướng thấp hơn. Thứ ba, khu vực dịch vụ chưa tạo ra môi trường tốt cho sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là các ngành sản xuất hướng vào xuất khẩu. Thứ tư, hầu như chưa xuất hiện các ngành hay phân ngành dịch vụ có năng lực cạnh tranh cao, có khả năng thích ứng linh hoạt khi điều kiện cạnh tranh thay đổi, kể cả một số ngành có lợi thế tương đối như du lịch và vận tải biển [20].

Đây là một trong những thách thức chủ yếu đã và đang đặt ra trong tiến trình thực hiện các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường dịch vụ của Việt Nam. Thách thức này thể hiện nổi bật trên hai khía cạnh. Thứ nhất, sự tham gia ngày càng rộng rãi hơn của các nhà cung ứng dịch vụ nước ngoài vào thị trường dịch vụ Việt Nam đã đặt các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ Việt Nam trước sức ép cạnh tranh rất lớn ngay tại thị trường trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ không có lợi thế cạnh tranh và các dịch vụ trước nay vẫn được bảo hộ ở mức độ cao. Những ngành phải chịu sức ép nhiều nhất có lẽ là kinh doanh chứng khoán, ngân hàng, phân phối và hỗ trợ vận tải biển. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, khi phải thực hiện cam kết về xóa bỏ điều kiện đầu tư trong các ngành này, Việt Nam vẫn có một thời gian chuyển đổi để chuẩn bị và cũng có một số công cụ để kiểm soát. Nếu có sự chuẩn bị tốt và vận dụng linh hoạt các công cụ mà được phép bảo lưu thì tác động không thuận của cam kết là có thể kiểm soát được. Thứ hai, do sức cạnh

tranh và hiệu qủa hoạt động còn nhiều mặt hạn chế, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ Việt Nam khó có khả năng xuất khẩu dịch vụ nhằm tận dụng các đối xử ưu đãi mà Việt Nam đạt được thông qua các hiệp định song phương, khu vực và thế giới về dịch vụ.

- Thách thức đối với mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội nói chung và

thu hút ĐTNN nước ngoài nói riêng: Thu hút vốn, công nghệ, tạo việc làm,

khai thác có hiệu qủa các nguồn lực trong nước... là những mục tiêu cơ bản của Luật đầu tư nước ngoài. Cũng thông qua Luật này và hệ thống pháp luật, chính sách có liên quan, Nhà nước Việt Nam áp dụng một số hạn chế về tiếp cận thị trường dịch vụ của nhà đầu tư nước ngoài (như hạn chế về hình thức đầu tư, tỷ lệ sở hữu, đối tượng và phạm vi cung cấp dịch vụ ...). Việc áp dụng các yêu cầu nói trên nhằm đáp ứng yêu cầu bảo hộ có lựa chọn và có điều kiện một số ngành dịch vụ trong nước. Tuy nhiên, để thực hiện các cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ, Việt Nam có nghĩa vụ xóa bỏ các yêu cầu nói trên theo lộ trình nhất định. Việc giảm hoặc loại bỏ các công cụ nói trên là một trong những thách thức đối với các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội.

- Thách thức đối với hệ thống pháp luật, chính sách và hệ thống quản

lý : Cho đến nay, khung pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ

tại Việt Nam còn chưa hoàn thiện và thiếu tính đồng bộ. Một số ngành dịch vụ mới đang trong quá trình hình thành, chưa được phân loại theo các tiêu chuẩn của GATS. Bên cạnh đó, khá nhiều loại hình dịch vụ đã tồn tại trên thực tế nhưng lại chưa được quy định cụ thể hoặc chỉ được quy định rải rác tại các văn bản pháp quy khác nhau (tư vấn quản lý, nghiên cứu thị trường, tư vấn kỹ thuật...).

Mặt khác, trong bối cảnh hệ thống luật pháp, chính sách đang trong qúa trình hoàn thiện, còn chứa đựng nhiều văn bản chồng chéo, thiếu rõ ràng,

thậm chí mâu thuẫn thì việc thực hiện cam kết với yêu cầu cao về minh bạch hoá đặt ra thách thức rất lớn đối với hệ thống quản lý. Tuy nhiên, cũng cần khẳng định rằng, các cam kết về vấn đề này nếu thực hiện được, sẽ mang lại lợi ích to lớn cho các nhà đầu tư/doanh nghiệp, góp phần tạo dựng môi trường đầu tư minh bạch, lành mạnh và có hiệu qủa hơn đối với các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Điều kiện đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh gia nhập WTO (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)