Giới thiệu chung về huyện Cờ Đỏ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thu chi ngân sách huyện cờ đỏ (Trang 37)

3.1.1 Lịch sử hình thành

Huyện Cờ Đỏ đƣợc hình thành theo tin thần Nghị định 05/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ trên cơ sở chia tách từ huyện Ô Môn của tỉnh Cần Thơ. Khi mới thành lập huyện có 2 thị trấn, 12 xã gồm: thị trấn Cờ Đỏ, thị trấn Thới Lai, và các xã Định Môn, Trƣờng Thành, Thới Thạnh, Trƣờng Xuân, Trƣờng Xuân A, Thới lai, Xuân Thắng, Đông Hiệp, Thới Đông, Thới Hƣng với dân số hơn 180.000 ngƣời. Trung tâm huyện đặt tại thị trấn Thới Lai.

Tháng 03 năm 2009, thực hiện Nghị định số 12/2008/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ, huyện Cờ Đỏ tiếp tục đƣợc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập huyện Thới Lai, thuộc Thành phố Cần Thơ. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Cờ Đỏ mới gồm các xã của huyện Cờ Đỏ cũ nhƣ Đông Hiệp, Thới Đông, Thới Hƣng và thị trấn Cờ Đỏ; thành lập mới Đông Thắng trên cơ sở chi tách xã Đông Hiệp, xã Thới Xuân trên cơ sở chia tách xã Thới Đông; tiếp nhận xã Thạnh Phú, Trung Hƣng từ huyện Vĩnh Thạnh, xã Trung An, Trung Thạnh từ huyện Thốt Nốt. Trung tâm đƣợc đặt tại thị trấn Cờ Đỏ.

Đến nay, toàn huyện chia thành 10 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thị trấn Cờ Đỏ và các xã Đông Hiệp, Đông Thắng, Thới Đông, Thới Xuân, Thới Hƣng, Thạnh Phú, Trung Hƣng, Trung An và Trung Thạnh. Địa bàn huyện có 79 ấp.

3.1.2 Đặc điểm tự nhiên Huyện Cờ Đỏ

3.1.2.1 Vị trí địa lý

Huyện Cờ Đỏ là huyện ngoại thành của Thành phố Cần Thơ và là cửa ngõ giao lƣu với các huyện có tọa độ địa lý nhƣ sau:

- Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Thạnh; - Phía Nam giáp huyện Thới Lai;

- Phía Đông giáp quận Ô Môn và quận Thốt Nốt; - Phía Tây giáp huyện Vĩnh Thạnh và tỉnh Kiên Giang.

3.1.2.2 Diện tích

Huyện Cờ Đỏ có tổng diện tích đất là 31.115,39 ha tƣơng đƣơng 70,68 km2. Trong đó:

- Đất nông nghiệp có diện tích là 27.519,89 ha, bao gồm: đất sản xuất nông nghiệp là 27.103,92 ha; đất lâm nghiệp là 227,14 ha; đất nuôi trồng thủy sản là 188,83 ha.

- Đất phi nông nghiệp có diện tích là 3.462,26 ha, bao gồm: đất chuyên dùng là 2.274,56 ha; đất ở là 746,25 ha; đất Tôn giáo tín ngƣỡng 13,24 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa 14,01 ha; đất sông suối, mặt nƣớc chuyên dùng 41,75 ha; đất chƣa sử dụng 133,2 ha.

3.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội Huyện Cờ Đỏ

26

Toàn huyện có tổng dân số là 124.789 ngƣời. Dân số thành thị là 13.018 ngƣời chiếm 10,5% còn lại 111.771 ngƣời chiếm 89,5% là số dân nông thôn. Mật độ dân số của huyện là 401 ngƣời/km2.

3.1.3. 2 Tôn giáo

Huyện có 62.495 đồng bào là tín đồ các tôn giáo nhƣ phật giáo Bắc tông, phật giáo Nam tông, Thiên Chúa, Hòa Hảo, Cao Đài, Tinh Lành và 23 cơ sở thờ tự. Trong những năm qua các vị chức sách, chức viện, nhà tu hành và bà con tín đồ đều hăng hái tham gia thực hiện các phong trào và đã có nhiều đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng.

3.1.3.3 Tình hình kinh tế - xã hội của Huyện Cờ Đỏ

Huyện Cờ Đỏ là vùng đất có nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển sản xuất nông nghiệp với 26.491,22 ha đất sản xuất cây hàng năm, trong đó tập trung nhiều nhất là trồng lúa.

Địa bàn huyện có Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Nông nghiệp Cờ Đỏ, Nông trƣờng Sông Hậu, Trại giống trực thuộc Công ty giống cây trồng miền Nam – là những đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng và nhân rộng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm. Thực hiện chủ trƣơng đa dạng hóa các loại cây trồng vật nuôi, mô hình đƣa cây màu xuống ruộng, nuôi cá trên ruộng lúa, nuôi cá ao thâm canh, chuyên canh, sản xuất cá giống từng bƣớc đƣợc mở rộng; giữ vững quy mô đàn gia súc, gia cầm trên 450.000 con,… đã đƣa giá trị sản xuất bình quân toàn huyện cuối năm 2010 đạt trên 68 triệu đồng/ha.

Với lợi thế có đƣờng giao thông thủy bộ thuận tiện nhƣ đƣờng tỉnh lộ 921, 922 nối liền trung tâm huyện với quận Ô Môn và quận Thốt Nốt, Quốc lộ 91; tuyến giao thông Bốn Tổng – Một Ngàn đi qua trung tâm huyện nối liền Quốc lộ 80 với thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang thi công sắp sửa hoàn thành cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc gắn kết giao thƣơng giữa địa phƣơng với địa bàn tỉnh Hậu Giang, huyện Vĩnh Thạnh và tỉnh Kiên Giang. Ngoài ra với hệ thống sông ngòi chằng chịt, đều khắp, đặc biệt tuyến kinh Đứng và kinh xáng Thốt Nốt là hai tuyến giao thông thủy quan trọng tạo điều kiện hết sức thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa và phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các loại hình dịch vụ, thƣơng mại, nhất là các loại hình chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đa dạng đƣợc sản xuất tại địa phƣơng. Vì vậy sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp không ngừng đƣợc mở rộng và giá trị ngày càng tăng cao, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ cho hàng ngàn lao động. Lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ ngày càng mở rộng về quy mô. Chợ thị trấn Cờ Đỏ, Trung An đang dần trở thành trung tâm đầu mối trong việc phân phối, cung cấp hàng hóa cho các chợ xã trong và ngoài địa bàn, thu hút ngày càng nhiều tiểu thƣơng và các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh.

Toàn huyện có 49 trƣờng học gồm các bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông với hơn 18.570 học sinh các cấp theo học. Chất lƣợng giáo dục hàng năm đều tăng, trong đó trƣờng trung học phổ thông Hà Huy Giáp trong những năm gần đây luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu các trƣờng trung học phổ

27

thông toàn thành phố về tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cuối cấp. Đến nay huyện cũng đã có 07 trƣờng đƣợc công nhận đạt chuẩn quốc gia và duy trì thành tích đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ, phổ cập giáo dục bậc trung học cơ sở. 07/10 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; hai xã Trung Hƣng, Trung An và đến nay đã có 47/79 ấp đƣợc công nhận đạt danh hiệu văn hóa.

Huyện có 62.495 đồng bào là tín đồ các tôn giáo nhƣ phật giáo Bắc tông, phật giáo Nam tông, Thiên Chúa, Hòa Hảo, Cao Đài, Tin Lành và 23 cơ sở thờ tự. Trong những năm qua các vị chức sắc, chức việc, nhà tu hành và bà con tín đồ đều hăng hái tham gia thực hiện các phong trào và đã có nhiều đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh.

Trên cơ sở những kết quả đạt đƣợc trong thời gian qua, phát huy tiềm năng, lợi thế, truyền thống của quê hƣơng và quán triệt thực hiện chủ trƣơng, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, đặc biệt là tích cực hƣởng ứng thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới theo tinh thần Quyết định 800/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, tin tƣởng rằng huyện nhà sẽ tiếp tục gặt hái đƣợc những thành công trong công cuộc xây dựng và phát triển của đất nƣớc.

3.1.4 Những thuận lợi và khó khăn trên địa bàn huyện Cờ Đỏ

3.1.4.1 Thuận lợi

Huyện Cờ Đỏ (mới) đi vào hoạt động kể từ ngày 01/03/2009 nhƣng vào đầu năm, trƣớc khi chia tách các thƣờng trực Huyện ủy, UBND huyện đã chỉ đạo sát sao đề ra kế hoạch giao chỉ tiêu cụ thể.

Huyện Cờ Đỏ là huyện mới thành lập nên đƣợc sự quan tâm về lĩnh vực xây dựng cơ bản, để xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng của huyện, ƣu tiên bố trí kế hoạch vốn xây dựng trung tâm hành chính huyện để đảm bảo nơi làm việc cho các cơ quan chuyên môn, từ đó phục vụ tốt cho nhân dân huyện.

Sự lãnh đạo đúng đắn của Huyện ủy, sự điều hành của UBND huyện trong việc đề ra chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc trong việc phát triển kinh tế, xã hội của huyện.

Hệ thống chính trị ở nông thôn đƣợc củng cố và tăng cƣờng, dân chủ cơ sở đƣợc phát huy, đội ngũ cán bộ công chức từng bƣớc đạt chuẩn theo yêu cầu và nhiệm vụ mới, hoạt động ngày càng tiến bộ. Hiệu quả an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững.

Kinh tế huyện nhà tiếp tục đƣợc giữ vững, nhịp độ tăng trƣởng kinh tế đều, chuyển dịch kinh tế nói chung, nông nghiệp nói riêng có nhiều chuyển biến tích cực.

Đƣợc sự viên trợ rất lớn từ chƣơng trình hỗ trợ trong và ngoài nƣớc nhƣ chƣơng trình 135, CIDA của Canada, ODA,… đã tạo một lợi thế to lớn cho đà phát triển của huyện.

Huyện vốn có truyền thống đoàn kết, tinh thần tự lực, tự cƣờng, nhân dân cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất và những thành tựu về kinh tế - xã hội nhiệm kỳ qua làm tiền đề thuận lợi trong việc phát triển kinh tế - xã hội năm 2013.

28

Hội nhập kinh tế quốc tế là điều kiện thuận lợi thúc đẩy kinh tế phát triển góp phần tạo nguồn thu cho Ngân sách nhà nƣớc.

Chủ trƣơng chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc từng bƣớc đƣợc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện, nhất là trên lĩnh vực Ngân sách.

Với vị trí tiếp giáp các quận của Thành phố Cần Thơ (Ô Môn, Thốt Nốt) và cửa ngõ giao lƣu của các huyện trung tâm tỉnh Kiên Giang hƣớng về trung tâm nông sản Thốt Nốt, huyện Cờ Đỏ có nhiều tiềm năng thuận lợi trong việc xây dựng và nhân rộng các mô hình khu - vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ - kỹ thuật cao, đồng thời là địa bàn trung chuyển quan trọng của trục Bốn Tổng - Một Ngàn nhằm phát triển giao lƣu kinh tế.

Ngoài ra với hệ thống sông ngòi chằng chịt, đều khắp, đặc biệt tuyến kinh Đứng và kinh Xáng Thốt Nốt là hai tuyến giao thông thủy quan trọng tạo điều kiện hết sức thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa và phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các loại hình dịch vụ, thƣơng mại, nhất là các loại hình chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đa dạng đƣợc sản xuất tại địa phƣơng. Vì vậy, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp không ngừng đƣợc mở rộng và giá trị ngày càng tăng cao, góp phần giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động.

Nhân dân huyện Cờ Đỏ cần cù lao động, năng động trong tiếp cận khoa học kỹ thuật, độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ khá cao.

Do sông ngòi nhiều thuận lợi cho đánh bắt thủy sản trên các kênh rạch nội địa nên năng suất đánh bắt của huyện khá cao.

Về giáo dục và đào tạo rất đƣợc các cấp Đảng Ủy, UBND huyện và các xã chăm lo phát triển. Hệ thống trƣờng lớp ngày một khang trang, đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn ngày càng đáp ứng cả yêu cầu về số lƣợng và chất lƣợng. Lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ ngày càng đƣợc mở rộng về quy mô. Chợ thị trấn Cờ Đỏ, Trung An đang dần trở thành trung tâm đầu mối trong việc phân phối, cung cấp hàng hóa cho các chợ xã trong và ngoài địa bàn, thu hút ngày càng nhiều tiểu thƣơng và các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh.

Cơ sở hạ tầng từng bƣớc đƣợc nâng lên, hệ thống giao thông nông thôn đƣợc thông suốt giữa các địa phƣơng trong huyện cũng nhƣ các địa phƣơng khác. Tình hình chính trị từng bƣớc đƣợc ổn định, ý thức chấp hành chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc đƣợc ngƣời dân chấp hành tốt và từng bƣớc đƣợc nâng lên.

Đƣợc sự quan tâm lãnh đạo chặc chẽ của UBND huyện, sự chỉ đạo của Sở Tài chính, cũng với sự ủng hộ của các ban ngành, đoàn thể,… và sự nhiệt tình nổ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công chức, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Cờ Đỏ hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

3.1.4.2 Khó khăn

Huyện Cờ Đỏ là huyện nông nghiệp chiếm tỉ lệ 80%, thu nhập của nhân dân chủ yếu là nông nghiệp, huyện có một hệ thống kênh, rạch chằng chịt nên cũng gặp một số khó khăn nhất định trong khâu nạo vét thủy lợi nội đồng, do đó phải bố trí nguồn vốn cho thủy lợi rất lớn. Từ các yếu tố trên nên việc thu thuế của huyện cũng gặp nhiều khó khăn khi giá cả nông sản và lúa lên, xuống thất

29

thƣờng, đời sống nhân dân còn gặp khó khăn nhất định, ảnh hƣởng giá cả tiêu dùng.

Trong việc phát triển toàn diện kinh tế xã hội có chuyển biến nhƣng chƣa rõ nét, chƣa nhân rộng mô hình và hƣớng đi cụ thể, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu đặt ra trong giai đoạn mới.

Dịch bệnh gây ảnh hƣởng một phần đến đời sống và sản xuất của đại bộ phận ngƣời dân, chuyển dịch cơ cấu huyện nhà chƣa đáp ứng yêu cầu, sản lƣợng lúa trong nhân dân còn tồn nhiều, giá cả một số mặt hàng nông sản vẫn còn thấp, trong khi giá vật tƣ nông nghiệp, các mặt hàng thiết yếu vẫn còn ở mức tăng cao.

Sự chênh lệch mức sống cho nhân dân còn diễn ra nhất là giữa vùng nông thôn và thành thị, tích lũy để đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng chƣa cao.

Việc thực hiện xã hội hóa giáo dục, y tế, văn hóa xã hội, cơ sở hạ tầng những năm qua chuyển biến, tuy nhiên thực hiện chƣa đạt yêu cầu.

Nhu cầu đầu tƣ còn rất lớn, nhƣng vốn đầu tƣ trên địa bàn còn ít, không đáng kể, khả năng thu hút các dự án đầu tƣ là những khó khăn trƣớc mắt và lâu dài.

Độ chia cắt địa hình do sông rạch nội đồng rất lớn gây trở ngại giao thông bộ, các đặc điểm địa chất công trình kém.

Tài nguyên sinh vật đang có khuynh hƣớng giảm sút.

Nguồn lao động của huyện dồi dào nhƣng số lao động có tay nghề, đƣợc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế.

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của huyện thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của toàn Thành phố.

Kết cấu hạ tầng đƣợc quan tâm, tập trung đầu tƣ nhƣng tiến độ còn chậm. Giá cả hàng hóa và tiêu dùng biến động phức tạp và ở mức cao, những biến động bất thƣờng của thị trƣờng xăng dầu, vật tƣ xây dựng… ảnh hƣởng không nhỏ đến thu nhập và đời sống của nhân dân, nhất là ngƣời nghèo ngƣời có thu nhập thấp.

3.2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH HUYỆN CỜ ĐỎ HUYỆN CỜ ĐỎ

3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của phòng Tài chính – Kế hoạch hoạch

Đi đôi với việc tách lập huyện Cờ Đỏ từ huyện Thới Lai, Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Cờ Đỏ mới đƣợc tách ra từ đầu năm 2009 từ Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Thới Lai.

Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Cờ Đỏ trực thuộc UBND huyện Cờ Đỏ, chịu sự giám sát, chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban Nhân dân huyện, đƣợc sử dụng con dấu và mở tài khoản tại Kho Bạc Nhà nƣớc đồng thời chịu sự hƣớng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài chính, Sở Kế hoạch – Đầu tƣ, Thành phố Cần Thơ.

Phòng Tài chính – Kế hoạch là cơ quan chuyên môn tham mƣu giúp UBND huyện thực hiện quản lý Nhà nƣớc về lĩnh vực tài chính, giá cả, kế hoạch – đầu tƣ, đăng ký kinh doanh cấp huyện.

30

3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Tài chính – Kế hoạch hoạch

3.2.2.1 Chức năng của phòng Tài chính – Kế hoạch

Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Cờ Đỏ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Cờ Đỏ, có chức năng tham mƣu, giúp UBND huyện quản lý Nhà

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thu chi ngân sách huyện cờ đỏ (Trang 37)