2.1.5.1 Khái niệm chi Ngân sách nhà nước
Chi Ngân sách nhà nƣớc là số tiền Nhà nƣớc chi tiêu từ Ngân sách nhằm đảm bảo sự tồn tại và hoạt động của bộ máy Nhà nƣớc.
Chi Ngân sách nhà nƣớc còn đƣợc hiểu là quá trình phân phối lại thu nhập quốc dân nhằm đảm bảo sự tồn tại của Nhà nƣớc và thực hiện các chức năng của Nhà nƣớc.
Chi Ngân sách nhà nƣớc bao gồm: Cho hoạt động bộ máy nhà nƣớc, chi đầu tƣ phát triển, chi cho lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, xã hội, thể dục thể thao, chi cho an ninh quốc phòng và các khoản chi theo luật định.
2.1.5.2 Đặc điểm chi Ngân sách nhà nước
Chi Ngân sách nhà nƣớc nhằm đảm bảo hoạt động của bộ máy Nhà nƣớc và thực hiện các chức năng của Nhà nƣớc.
Chi Ngân sách nhà nƣớc phải có kế hoạch, dự toán.
Chi Ngân sách nhà nƣớc phải theo luật định dựa trên các tiêu chuẩn, định mức, hạn mức các quy định khác về tài chính.
Chi Ngân sách nhà nƣớc không mang tính hoàn trả trực tiếp.
2.1.5.3 Nội dung chi Ngân sách nhà nước
Từ khái niệm của Ngân sách nhà nƣớc chúng ta có thể hiện nội dung chi Ngân sách nhà nƣớc bao gồm:
- Chi đảm bảo sự tồn tại của bộ máy Nhà nƣớc và hoạt động của bộ máy Nhà nƣớc.
- Chi cho lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục thể thao, xã hội… - Chi cho an ninh quốc phòng.
17
- Các khoản chi khác nhƣ: Chi trả nợ, viện trợ, tài trợ…
2.1.5.4 Phân loại chi Ngân sách nhà nước
- Căn cứ theo chức năng của Nhà nƣớc: Ta có thể phân loại chi Ngân sách nhà nƣớc giống nhƣ nội dung chi Ngân sách nhà nƣớc
- Căn cứ theo nội dung kinh tế: Đƣợc chia thành chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ phát triển.
- Căn cứ theo lĩnh vực, ngành: Chi Ngân sách nhà nƣớc đƣợc phân loại theo từng loại, khoản trong mục lục Ngân sách nhà nƣớc.
- Căn cứ theo đơn vị hành chính cao nhất của từng cấp chính quyền Nhà nƣớc: Đƣợc phân loại theo chƣơng trình mục lục Ngân sách nhà nƣớc.
- Ngoài ra, chi Ngân sách nhà nƣớc còn đƣợc phân loại theo công dụng, phạm vi lãnh thổ, theo địa phƣơng…
2.1.5.5 Vai trò của chi Ngân sách nhà nước
- Chi Ngân sách nhà nƣớc là điều kiện quyết định đến việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nƣớc.
- Chi Ngân sách là điều kiện để Nhà nƣớc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, vai trò này cho thấy Ngân sách nhà nƣớc phục vụ chủ yếu cho hoạt động của bộ máy Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật, Nhà nƣớc có những chức năng nhiệm vụ mà muốn thực hiện đƣợc phải có công cụ là Ngân sách nhà nƣớc, thông qua chỉ tiêu của Nhà nƣớc bộ máy Nhà nƣớc tồn tại thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội cũng chính là chức năng nhiệm vụ của Nhà nƣớc.
- Chi Ngân sách nhà nƣớc là công cụ quan trọng để thực hiện vai trò của Nhà nƣớc trong quản lý sản xuất kinh doanh.
- Chi Ngân sách nhà nƣớc là công cụ của Nhà nƣớc thể hiện vai trò quản lý Nhà nƣớc của mình, thông qua việc giám sát thực hiện chi Ngân sách theo kế hoạch, dự toán đƣợc duyệt phù hợp với chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, chi phối tất cả các lĩnh vực trong đời sống kinh tế xã hội cũng nhƣ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, cụ thể thông qua việc kiểm tra thực hiện dự toán, kế hoạch đƣợc duyệt, giám đốc bằng đồng tiền,… Nhà nƣớc thực hiện vai trò quản lý của mình.
2.1.5.6 Những nguyên tắc và công cụ quản lý chi Ngân sách nhà nước
a) Nguyên tắc chi Ngân sách nhà nước
- Chi đã có trong dự toán đƣợc duyệt
+ Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tổng dự toán chi Ngân sách nhà nƣớc là Quốc hội. Sau đó Chính phủ là cơ quan thi hành sẽ phân bổ nhiệm vụ thu, chi cho các cấp Ngân sách. Ở Ngân sách cấp tỉnh, huyện, xã thì cơ quan phê duyệt dự toán chi Ngân sách địa phƣơng chính là Hội đồng nhân dân các cấp. Khi dự toán Ngân sách các cấp đƣợc duyệt thì coi nhƣ một đạo luật đƣợc thực hiện. Ủy ban nhân dân các cấp là cơ quan phân bổ và giao nhiệm vụ thu, chi Ngân sách cho các đơn vị trực thuộc trong phạm vi dự toán đƣợc duyệt. Từ đó về sau tất cả các hoạt động cấp phát và sử dụng kinh phí của Ngân sách đều phải lấy dự toán đƣợc duyệt làm cơ sở.
18
+ Nguyên tắc này thể hiện qua việc cấp phát Ngân sách phải căn cứ vào dự toán đƣợc duyệt một cách cụ thể, chi tiết của các đơn vị dự toán, các đơn vị dự toán trực thuộc phải có dự toán gửi cho đơn vị dự toán cấp I, đơn vị dự toán cấp I tổng hợp dự toán đƣợc cơ quan quản lý Ngân sách nhà nƣớc (cơ quan tài chính cùng cấp) xét duyệt trình Ủy ban nhân dân cùng cấp, thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp duyệt quyết định chính thức dự toán của các đơn vị, sau đó dự toán đƣợc duyệt coi nhƣ một đạo luật phải thực hiện, khi thực hiện có cụ thể hóa dự toán đƣợc duyệt cả năm ra hàng tháng, quý để cơ quan quản lý Ngân sách cấp phát theo dự toán.
+ Khi sử dụng chi tiêu ở các đơn vị dự toán phải đảm bảo thống nhất với dự toán đƣợc duyệt, trong quá trình sử dụng nếu có phát sinh thay đổi khác với dự toán đƣợc duyệt thì phải xin điều chỉnh dự toán hoặc có dự toán bổ sung (nếu có) gửi cơ quan Tài chính cùng cấp xét duyệt, nếu đồng ý thì cơ quan Tài chính lập phiếu điều chỉnh theo dự toán mới gửi cho Kho bạc nhà nƣớc để giám sát thực hiện theo dự toán mới, gửi cho đơn vị dự toán để thực hiện theo điều chỉnh, bổ sung đảm bảo quyết toán của các đơn vị dự toán phải phù hợp với dự toán đƣợc duyệt.
- Chi đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền quyết định
+ Chế độ, định mức chi do cơ quan có thẩm quyền quy định theo luật định nhƣ: Chính phủ quy định chế độ, tiêu chuẩn, định mức chỉ tiêu hoặc Chính phủ có thể ủy quyền cho các Bộ, ngành quy định thống nhất cho cả nƣớc; Ủy ban nhân dân các cấp đƣợc quy định chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu không trái với quy định của Chính phủ đƣợc Hội đồng nhân dân quyết định áp dụng trong phạm vi của địa phƣơng mình; các đơn vị dự toán theo đơn vị tự chủ về tài chính đƣợc quy định chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu đƣợc áp dụng trong phạm vi mình quản lý.
+ Việc thực hiện chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu đƣợc áp dụng ngay từ khi lập dự toán Ngân sách. Tất cả các đơn vị thụ hƣởng Ngân sách khi lập dự toán sử dụng kinh phí đều phải tính toán theo hệ thống định mức thống nhất do cơ quan có thẩm quyền nhà nƣớc ban hành.
+ Trong quá trình thực hiện chi Ngân sách, ngoài việc đƣa vào dự toán đƣợc duyệt, các đơn vị cần phải lập dự toán chi tiết đúng theo những công việc thực tế và theo đúng những chuẩn mực chung. Cơ quan cấp phát kinh phí Ngân sách cũng phải dựa vào chế độ, tiêu chuẩn, định mức của Nhà nƣớc để kiểm tra và duyệt các dự toán này.
+ Quá trình chuẩn chi, lập báo cáo quyết toán và kiểm tra phê duyệt quyết toán Ngân sách đều phải lấy chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nƣớc ban hành làm cơ sở để xem xét, đối chiếu và quyết định.
Tóm lại, cùng một hoạt động nghiệp vụ và một nhiệm vụ chi Ngân sách nhƣng hệ thống chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức chi Ngân sách đƣợc rà soát, kiểm tra, đối chiếu. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc thực hiện đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức trong chi Ngân sách.
19
- Chi Ngân sách phải đƣợc Thủ trƣởng đơn vị hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền quyết định
+ Chuẩn chi là việc quyết định xuất quỹ Ngân sách để chi tiêu cho công việc nào đó nhằm mục đích thực hiện nhiệm vụ Nhà nƣớc giao. Việc chuẩn chi phải dựa trên cơ sở dự toán đƣợc duyệt, trên cơ sở các chế độ, tiêu chuẩn, định mức hiện hành và những công việc thực tế có thực hiện. Chuẩn chi phải đƣợc thực hiện trên giấy trắng mực đen rõ ràng, đúng quy định về mặt thủ tục hồ sơ.
+ Chỉ có Thủ trƣởng đơn vị mới đƣợc quyền chuẩn chi trong phạm vi cho phép của Nhà nƣớc và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc chuẩn chi của mình. Trong trƣờng hợp đặc biệt thì Thủ trƣởng có thể ủy quyền cho ngƣời khác chuẩn chi nhƣng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc chuẩn chi của ngƣời đƣợc ủy quyền trong phạm vi ủy quyền.
Ngoài ba nguyên tắc trên, đối với các khoản chi cho công việc cần phải đấu thầu thì phải tổ chức đấu thầu theo quy định của chính phủ.
b) Công cụ quản lý chi Ngân sách nhà nước * Dự toán được giao
Dự toán của đơn vị sau khi đƣợc duyệt đƣợc coi nhƣ một đạo luật phải thực hiện, khi thực hiện chi tiêu ở các đơn vị dự toán phải đảm bảo thống nhất với dự toán đƣợc duyệt, trong quá trình sử dụng nếu có phát sinh thay đổi khác với dự toán đƣợc duyệt thì phải xin điều chỉnh dự toán hoặc có dự toán bổ sung (nếu có) gửi cơ quan Tài chính cùng cấp xét duyệt, nếu đồng ý thì lập phiếu điều chỉnh theo dự toán mới gửi Kho bạc nhà nƣớc để giám sát thực hiện theo dự toán mới, gửi cho đơn vị dự toán để thực hiện theo điều chỉnh, bổ sung đảm bảo quyết toán của các đơn vị dự toán phải phù hợp với dự toán đƣợc giao.
* Chế độ, tiêu chuẩn, định mức
- Định mức chi
+ Định mức chi là chế độ tài chính quy định mức chi cụ thể cho từng lĩnh vực, nội dung chi tiêu của Ngân sách nhà nƣớc.
+ Định mức chi Ngân sách nhà nƣớc phải do cơ quan có thẩm quyền ban hành và phải quan tâm điều chỉnh cho phù hợp qua từng thời kỳ, đƣợc áp dụng làm căn cứ trong chi tiêu Ngân sách trong phạm vi thuộc cơ quan có thẩm quyền ban hành quản lý.
+ Định mức chi Ngân sách nhà nƣớc phải đƣợc xây dựng trên cơ sở mức chi trung bình tiên tiến trong xã hội, tránh xây dựng mức chi quá thấp dẫn đến tiêu cực, hợp thức hóa, hợp pháp hóa chứng từ chi tiêu, đồng thời cũng tránh định mức chi quá cao không đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả.
- Tiêu chuẩn tài chính
+ Là chế độ tài chính quy định mức chi cụ thể cho phép đối với từng đối tƣợng cụ thể có kết hợp với nội dung chi tiêu, thuộc diện có tiêu chuẩn chi tiêu cho phép.
+ Tiêu chuẩn tài chính phải đƣợc xây dựng một cách khoa học (tàu xe, lƣu trú, tiền nghỉ, khách sạn, tiếp khách, sử dụng điện thoại…) hợp lý, tránh các trƣờng hợp xây dựng tiêu chuẩn tài chính tràn lan ảnh hƣởng đến hiệu quả chi
20
Ngân sách nhà nƣớc không phát huy đƣợc tác dụng đối với đối tƣợng hƣởng lợi, có thể dẫn đến mất cân đối Ngân sách vì nhu cầu chi tiêu quá lớn.
+ Ngƣợc lại xây dựng tiêu chuẩn rời rạc, quá ít không đảm bảo công bằng, hợp lý trong chi tiêu Ngân sách.
+ Mặt khác, khi xây dựng tiêu chuẩn tài chính đảm bảo hệ thống tiêu chuẩn tài chính phải hài hòa, hợp lý giữa các đối tƣợng đƣợc hƣởng, mới đảm bảo công bằng, hợp lý và hiệu quả tiết kiệm.
- Giới hạn tài chính
+ Là chế độ tài chính cho phép mức chi cao nhất đƣợc phép chi tiêu đối với tất cả các đơn vị, tổ chức sử dụng nguồn vốn Ngân sách trong một thời gian nhất định thƣờng là một năm. Giới hạn tài chính phải đƣợc xây dựng trên cơ sở dự toán của đơn vị thụ hƣởng Ngân sách đƣợc duyệt.
+ Khi chấp hành giới hạn tài chính các đơn vị thụ hƣởng Ngân sách chỉ đƣợc chi quyết toán đến mức giới hạn tối đa của giới hạn tài chính.
+ Giới hạn tài chính là công cụ quản lý chi Ngân sách phục vụ cho việc chủ động cân đối Ngân sách và đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả.
+ Giới hạn tài chính tránh xây dựng quá cao dẫn đến lãng phí nguồn vốn Ngân sách nhà nƣớc và ngƣợc lại tránh xây dựng quá thấp dẫn đến các đơn vị thụ hƣởng Ngân sách gặp khó khăn trong việc hoàn thành nhiệm vụ.
+ Giới hạn tài chính có thể cụ thể hóa đến chi tiết từng khoản chi tiêu Ngân sách.
- Chỉ tiêu tài chính
+ Là chế độ tài chính cho phép chi tiêu các mức độ nhất định đối với các tổ chức, đơn vị, cá nhân thụ hƣởng Ngân sách hoàn thành các chỉ tiêu đƣợc giao theo các mức độ nhất định.
+ Chi tiêu tài chính phải đƣợc lƣợng hóa một cách hợp lý các mức độ hoàn thành chỉ tiêu thành những mức chi cụ thể, hợp lý.
+ Chi tiêu tài chính còn khuyến khích các tổ chức, đơn vị, cá nhân phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu đã định, góp phần phát triển đúng hƣớng, tích cực về các mặt kinh tế xã hội.
+ Chỉ tiêu tài chính phải đƣợc cụ thể hóa một cách toàn diện, đúng mức đối với tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội, tài chính.
- Khoán chi
+ Là chế độ tài chính cho phép chi và quyết toán với từng tổ chức, đơn vị, cá nhân, khoán chi… trong một thời kỳ nhất định với điều kiện phải hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, đơn vị, cá nhân.
+ Khoán chi khuyến khích các tổ chức, đơn vị, cá nhân sử dụng tiết kiệm hiệu quả nguồn vốn Ngân sách nhà nƣớc góp phần tiết kiệm chi cho Ngân sách nhà nƣớc tăng năng suất lao động xã hội. Khoán chi phải đƣợc xây dựng trên cơ sở dự toán đƣợc duyệt của niên độ Tài chính hiện tại hoặc niên độ Tài chính trƣớc để có mức khoán chi hợp lý. Khoán chi muốn đạt đƣợc hiệu quả phải đặt trong các điều kiện ràng buộc cần thiết, tránh tình trạng bất bình đẳng, bất hợp lý trong khoán chi.
21
+ Khi chi giúp cho việc chủ động cân đối Ngân sách nhà nƣớc một cách tích cực.
- Khung tài chính
+ Là chế độ tài chính cho phép chi từ thấp nhất đến cao nhất đƣợc phép chi tiêu đối với tất cả các đơn vị, tổ chức, khoán chi,… sử dụng nguồn vốn Ngân sách nhà nƣớc.
+ Khung tài chính là công cụ quản lý có hiệu quả nhằm đảm bảo công bằng, hợp lý đối với tất cả các địa phƣơng, vùng miền, đơn vị, tổ chức sử dụng nguồn vốn Ngân sách nhà nƣớc.
- Thanh tra, kiểm tra kiểm toán
Việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi tiêu Ngân sách nhà nƣớc ở các đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn vốn Ngân sách nhà nƣớc góp phần đảm bảo cho việc chấp hành Ngân sách nhà nƣớc phù hợp với dự toán đƣợc giao, đúng luật hiện hành, đúng chế độ quy định.
2.1.6 Lập dự toán Ngân sách Nhà nƣớc
Nhằm đảm bảo chế độ chi tiêu và quản lý Ngân sách đƣợc thực hiện tốt hơn, các đơn vị sử dụng Ngân sách phải lập dự toán các khoản thu, chi của đơn vị mình, lập dự toán Ngân sách phải dựa trên những căn cứ sau:
2.1.6.1 Khái niệm, ý nghĩa của lập dự toán Ngân sách nhà nước
a) Khái niệm
Lập dự toán Ngân sách nhà nƣớc là việc xây dựng kế hoạch toàn bộ các khoản thu chi Ngân sách nhà nƣớc và các cấp Ngân sách nhà nƣớc, đảm bảo cân đối thu chi Ngân sách nhà nƣớc trên cơ sở các yêu cầu, căn cứ trình tự lập dự