Thông qua nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến việc góp vốn thành lập doanh nghiệp, luận văn đề xuất một số kiến nghị sau:
Một là, phải quy định chi tiết, cụ thể và phân định rõ trách nhiệm thẩm định hồ sơ đăng ký kinh doanh trong đó có các quy định về vốn và góp vốn. Theo quy định của pháp luật, trách nhiệm này thuộc về Phòng đăng ký kinh doanh các tỉnh thành. Nhưng xem ra công việc của bộ phận này quá tải, không đủ thời gian để thẩm định kỹ lưỡng hồ sơ đăng ký kinh doanh trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Còn sau khi có giấy giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không có quy định nào ở bất cứ văn bản nào nói về trách nhiệm này. Vì không có quy định cụ thể nào nên trên thực tế đã có rất nhiều cán bộ thuế của các địa phương, trong những lần kiểm tra hoạt động thuế của doanh nghiệp đã kiểm trả cả nội dung trong đăng ký kinh doanh như nội dung về việc thưc hiện góp vốn,…
Còn về phía các doanh nghiệp, sau khi nhận đuợc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các doanh nghiệp hầu như không quan tâm đến việc thực hiện các cam kết góp vốn như trong hợp đồng góp vốn và bản điều lệ công ty nữa. Bởi có lẽ các chủ thể góp vốn vẫn quen tư duy theo kiểu bạn bè, thân hữu, quen biết người nhà. Vì vậy khi xảy ra tranh chấp, lỗi không biết quy thuộc về ai. Tất cả sự thiệt thòi mất mát chỉ chỉ dơi vào những chủ thể do không có điều kiện hiểu biết về pháp luật cũng như thương trường kinh doanh, vì thân quen, tin tưởng nên đã mang cả gia tài ra góp vốn mong kiếm thêm thu nhập.
Hai là, bổ sung trong Luật Doanh nghiệp năm 2005 một mục về góp vốn thành lập doanh nghiệp nói chung. Hiện tại trong Luật doanh nghiệp năm 2005 đã quy định về góp vốn nhưng đặt nội dung về góp vốn theo từng hình thức công ty. Đặt như vậy làm cho việc tìm hiểu về góp vốn thành lập doanh nghiệp trở nên khó hơn, không có cái nhìn tổng quát về góp vốn trước khi ký hợp đồng góp vốn. Bởi không phải người dân nào cũng am hiểu pháp luật như những luật gia. Nếu các quy định
chung về góp vốn thành lập doanh nghiệp được đặt trong một mục hoặc chỉ cần một điều khoản chung sẽ cho ta cái nhìn tổng quát về góp vốn thành lập doanh nghiệp.
Ngoài ra, bổ sung trong Bộ luật Dân sự năm 2005 hình thức hợp đồng góp vốn. Hiện nay, trong Bộ luật dân sự năm 2005 chưa có hình thức hợp đồng góp vốn nói chung. Để tránh những tranh chấp của các Nhà đầu tư do không hiểu biết về pháp luật cũng như để phân biệt rõ ràng hợp đồng góp vốn với các loại hợp đồng khác dễ nhầm lẫn như hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê tài sản… việc bổ sung thêm một loại hợp đồng góp vốn nói chung trong Bộ luật dân sự là thực sự cần thiết. Hợp đồng góp vốn cũng phải tuân thủ các quy định về nguyên tắc và bản chất quan hệ hợp đồng như các hình thức hợp đồng khác do Bộ luật dân sự quy định.
Bốn là, mở rộng quyền thành lập doanh nghiệp với đối tượng là cán bộ viên chức nhà nước. Bằng cách sửa đổi và bổ sung điều khoản về quyền và nghĩa vụ của cán bộ viên chức, điều khoản về những điều cán bộ viên chức không được làm tại Luật Cán bộ Viên chức hiện hành. Theo đó, đối với những ngành nghề nhất định như: nghề bác sỹ, giáo viên, thẩm định giá… có thể được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp. Kiến nghị này là phù hợp với nguyện vọng của đông đảo nhân dân có nhu cầu và cán bộ viên chức nhằm tăng thêm thu nhập và kinh nghiệm trong công tác. Điều đó giúp họ ổn định được cuộc sống .
Năm là, nghiên cứu để quy định về thu thuế đối với một số hình thức góp vốn đặc biệt là hình thức góp vốn bằng quyền sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh. Việc không thu thuế đối với hoạt động này đã tạo cơ chế cho một số cá nhân, tổ chức trốn thuế chuyển quyền sự dụng đất bằng cách bên chuyển nhựng và bên nhận chuyển nhượng cùng đứng ra thành lập công ty (công ty ma) trong đó bên chuyển nhượng là người góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất. Sau đó khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bên chuyển nhượng sẽ chuyển nhượng lại phần vốn góp đó cho bên nhận chuyển nhượng với tư cách là thành viên công ty. Thực hiện xong công việc này, công ty cũng giải tán. Do đó, nếu thu (áp dụng
với người chuyển nhượng quyền sử dụng đất) vừa tránh được trốn thuế, vừa tạo được nguồn thu hợp pháp cho ngân sách nhà nước.
Riêng đối với việc góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sử dung đất, chúng tôi đưa ra thêm một số kiến nghị cơ bản sau:
Chính phủ nên nghiên cứu để quy định một Nghị định riêng về góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Bởi lẽ đây là hình thức đang được giới đầu tư áp dụng nhiều và lại có giá trị kinh tế cao, dễ dẫn đến tranh chấp nếu như không có quy định rõ ràng.
Luật đất đai năm 2003, sửa đổi bổ sung năm 2009 nên sửa đổi lại theo hướng đa dạng hóa các hình thức góp vốn bằng quyền sử dụng đất, ví dụ như đất nông nghiệp khi bị thu hồi, trưng dụng vào làm dự án thì người nông dân hoặc chủ sở hữu mảnh đất đó có quyền trở thành cổ đông của doanh nghiệp hay trong trường hợp nông dân có quyền sử dụng đất nông nghiệp của mình vào góp vốn vào doanh nghiệp sản xuất nông sản...
Cần có cách nhìn nhận mới của một số cán bộ nhà nước theo hướng không chỉ coi quan hệ góp vốn bằng quyền sử dụng đất đơn thuần là quan hệ hành chính mà phải coi nó là quan hệ dân sự - kinh tế. Các bên trong quan hệ góp vốn với nhau nhằm mục đích kinh doanh kiếm lời. Nếu hành chính hóa quan hệ của họ sẽ không đạt được mục đích của việc góp vốn.
KẾT LUẬN
Hòa vào công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước, nhiều quy định của pháp luật đã được hình thành, sửa đổi, bổ sung để giải quyết và phù hợp với tình tình thực tiễn. Pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp là một trong những nội dung đó.
Pháp luật việt Nam về góp vốn thành lập doanh nghiệp là một mảng đề tài rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực như tài sản, đất đai, đầu tư, thương mại... Khi tiếp cận nghiên cứu, luận văn chỉ đi sâu vào những vấn đề có tính chất nguyên tắc và các nội dung mang tính đặc thù. Dựa trên cách tiếp cận nghiên cứu đó, luận văn đã nghiên cứu để làm sáng tỏ các vấn đề về lý luận và thực tiễn sau:
Một là, xây dựng cơ sở lý luận về các khái niệm vốn, góp vốn, tài sản, quyền tài sản, quyền sở hữu. Từ những khái niệm cơ bản đó, luận văn đã tiếp cận thực trạng các quy định pháp luật về góp vốn như các quy định về chủ thể góp vốn, thủ tục góp vốn, các hình thức góp vốn; thực trạng xây dựng pháp luật, thực trạng thực hiện và áp dụng pháp luật về vấn đề này.
Hai là, luận văn đã chỉ ra được các nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó như do chưa có quan điểm thống nhất về vị trí vai trò của Bộ luật dân sự, do năng lực trình độ của cán bộ quản lý, do hạn chế trong hiểu biết pháp luật của người dân, văn hóa pháp lý của doanh nghiệp còn thấp, ...
Ba là, từ những nguyên nhân, khó khăn, tồn tại luận văn cũng đưa ra được những giải pháp nhằm khắc phục thực trạng còn tồn tại của pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp nói chung, pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất nói riêng như giải pháp về hoàn thiện các quy định của pháp luật, giải pháp về tăng cường năng lực cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến góp vốn thành lập doanh nghiệp; giải pháp nâng cao sự hiểu biết pháp luật của người dân và văn hóa pháp lý của doanh nghiệp. Đồng thời luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm giúp cho pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay phù hợp hơn, thực hiện hiệu quả hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Phạm Tuấn Anh (2009), “Góp vốn thành lập Công ty theo pháp luật Việt Nam”. Luận văn thạc sỹ luật học, Khoa Luật, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Bộ Tư pháp - Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2006) Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT/BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Thông tư số 03/TT- BKH ngày 19/10/2006
quy định trình tự thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định của Nghị định số 88/NĐ-CP.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Thông tư số 14/2010/TT-BKH ngày 04/06/2010 về hướng dẫn thi hành một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục, đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP, thay thế thông tư số 03/TT-BKH ngày 19/10/2006.
5. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 146/2007/TT-BTC ngày 06/12/2007
hướng dẫn thực hiện một số vấn đề về tài chính khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần theo Nghị định số 109/2007/NĐ-CP.
6. Bộ Tư pháp, Viện Khoa học Pháp lý (2008), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005 do PGS,TS Hoàng Thế Liên chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. tr356-366.
7. Ban nghiên cứu Thủ tướng Chính phủ (2005), “Báo cáo nghiên cứu rà soát các văn bản pháp luật về thành lập, tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp với tư tưởng chỉ đạo xây dựng Luật Doanh Nghiệp thống nhất và Luật đầu tư nói chung”, Hà Nội.
8. Báo điện tử VNexpress, http://VNexpress.net/cntt/2006/03/547529.
9. Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh (2010), “Thực tiễn áp dụng luật doanh nghiệp, quy định chưa rõ, toà lúng túng”.
10. Bộ luật Dân sự Bắc kỳ năm 1931. 11. Bộ luật Dân sự Trung kỳ năm 1936.
12. Nguyễn Ngọc Bích (1999), “Luật doanh nghiệp vốn và quản lý trong công ty cổ phần”, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
13. Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đình Cung (2009), “Công ty, vốn quản lý và tranh chấp theo luật doanh nghiệp 2005”, NXB tri thức.
14. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10 về thi hành Luật Đất đai.
15. Chính phủ (2006), Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 về đăng ký kinh doanh.
16. Chính phủ (2007), Nghị định số 102/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp thay thế Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007.
17. Chính phủ (2007), Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành Công ty cổ phần.
18. Chính phủ (2007), Nghị định số 139/NĐ-CP ngày 05/9/2007 về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp.
19. Chính phủ (2010), Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 về đăng ký doanh nghiệp thay thế nghị định số 88/NĐ-CP.
20. Chính phủ (2010), Tờ trình số 39/TTr-CP ngày 21/4/2010 về dự án Luật viên chức, dự thảo ngày 28/9/2010.
21. Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đình Cung (2009), “Công ty, vốn quản lý và tranh chấp theo luật doanh nghiệp 2005”, NXB tri thức.
22. Ngô Huy Cương (2004), “Hợp đồng thành lập công ty ở Việt Nam”, Luận án tiến sỹ luật học, Viện Nhà nước và Pháp luật - Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.
23. Ngô Huy Cương (2006), “Góp phần bàn về pháp luật ở Việt Nam hiện nay”, NXB Tư pháp, Hà Nội.
24. Ngô Huy Cương (2009), “Bàn về sửa đổi các quy định chung về hợp đồng của Bộ luật dân sự năm 2005”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội số 16. tr35-43.
25. Ngô Huy Cương (2009), “Những bất cập về khái niệm tài sản, phân loại tài sản của Bộ luật dân sự năm 2005, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội số 22. ”, (tr21-29).
26. Nguyễn Thị Dung (2009), “Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu tư-những vấn đề pháp lý cơ bản”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
27. Nguyễn Ngọc Điện (1999), “Nghiên cứu về tài sản trong luật dân sự Việt Nam”, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh.
28. Trà Giang (2010) “Nhập nhèm góp vốn bằng giá trị thương hiệu”, Xem http://vneconomy.vn/20100615105448808P0C5/nhap-nhem-gop-von-bang- thuong-hieuhtm.
29. Lê Minh Toàn, Lê Minh Thắng, Phan Đức Hiền (2005), “Những điều cần biết bề Luật doanh nghiệp dành cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
30. Giang Khê (2009)“Khái niệm tài sản ảo ngày càng mở rộng,” Xem http://www.thaukinhvietnam.com/indexphp/cntt/2009/02/165052sn?w=rss 31. M.I.Von.Cốp (1987), “Từ điển kinh tế chính trị học”, Tr 518-520, NXB Mát
xơcơva,.
32. Nguyễn Uyên Minh, “Khiếu kiện về đất đai- Thực trạng, Nguyên nhân và giải pháp” Xem http://isponregovvn/home/dien-dan/467-khieu-kien-ve-dat- dai-thuc-trang-nguyen-nhan-va-giai-phap.
33. Doãn Hồng Nhung (2003), “Một số ý kiến về góp vốn là giá trị quyền sử dụng đất trong doanh nghiệp liên doanh ở Việt Nam”, trang 62-65, Học viện tư pháp, Tạp chí Nghề luật, Trường Đào tạo các chức danh tư pháp, chuyên đề Cải cách Tư pháp số 6.
34. Doãn Hồng Nhung (2005), “Hành lanh pháp lý mới cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức cá nhân sử dụng đất ở Việt Nam”, trang 41- 46, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, số 1)
35. Doãn Hồng Nhung (chủ biên), Dương Thị Thanh Nhàn (2009), “Hoàn thiện pháp luật về Sàn giao dịch kinh doanh Bất động sản ở Việt Nam”, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.
36. Phạm Duy Nghĩa (1990), “Các khía cạnh luật công ty và luật bảo vệ sở hữu trí tuệ của quá trình chuyển giao công nghệ quốc tế thông qua doanh nghiệp
liên doanh với nước ngoài” Luận án PTS KH luật bảo vệ tại Leipzig, Cộng hoà liêng bang Đức (bản dịch).
37. Phạm Duy Nghĩa (2004), “Bình luận về Luật đất đai 2003 dưới khía cạnh chính sách pháp luật”, Tạp chí Luật học, số đặc san về Luật Đất đai năm 2004.
38. Phạm Duy Nghĩa (2008), “Giáo trình Luật thương mại tập II”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
39. Phạm Hữu Nghị (2010), “Sửa đổi Bộ Luật dân sự năm 2005: Vấn đề cải cách hợp đồng”,
Xem, http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2010/03/09/4691/.
40. Nguyễn Như phát (2006), “Điều kiện thu hút sự tham gia của các nhà khoa học vào hoạt động xây dựng pháp luật”, tr42-50&62, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội số 10.
41. Nguyễn Như Phát (2010), “Một số đề xuất sửa đổi Bộ luật dân sự năm 2005”, Xem http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2010/03/09/4690/. 42. Quốc Hội (1946), Hiến pháp.
43. Quốc Hội (1959), Hiến pháp. 44. Quốc Hội (1980), Hiến pháp. 45. Quốc Hội (2003), Luật Đất đai. 46. Quốc Hội (2005), Bộ Luật Dân sự. 47. Quốc Hội (2005), Luật Đầu tư.
48. Quốc Hội (2005), Luật doanh nghiệp. 49. Quốc Hội (2005), Luật Nhà ở.
50. Quốc Hội (2005), Luật Thương mại. 51. Quốc Hội (2006), Luật Công Chứng.
52. Quốc Hội (2008), Luật Cán bộ, Công chức. 53. Quốc Hội (1992), Hiến pháp.
54. Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 về việc ban hành chuẩn mực kế toán Việt Nam.
55. Nguyễn Cảnh Quý (2010), “Hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật đất đai ở