Hoàn thiện các quy định pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập doanh nghiệp. Luận văn ThS. Luật (Trang 78)

là một chính sách lớn của pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.

3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc góp vốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam

Hoàn thiện các quy định pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp là một vấn đề lớn hiện nay ở Việt Nam, dựa trên những định hướng cơ bản, luận văn xin nêu ra một số giải pháp cơ bản sau:

3.3.1 Hoàn thiện các quy định pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp doanh nghiệp

Với hành vi góp vốn của mình, các Nhà đầu tư có thể triển khai kinh doanh ở nhiều lĩnh vực khác nhau và chịu sự điều chỉnh của nhiều ngành luật khác nhau. Song theo phạm vi nghiên cứu, luận văn chỉ đi sâu vào tìm hiểu các quy đinh định tại Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã được sửa đổi bổ sung năm 2009 và nghiên cứu một số chế định tại Luật dân sự năm 2005 với tính chất là “Luật gốc” cho các ngành luật tư. Chính vì lẽ đó mà luận văn chủ yếu đưa ra giải pháp và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật dân sự.

Bằng hoạt động thường xuyên rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật về doanh nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm phát hiện các quy định mâu thuẫn, không phù hợp để kịp thời sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về góp vốn và các chính sách, pháp luật có liên quan. Nhà nước cần sửa đổi một cách cơ bản pháp luật hiện hành liên quan đến góp vốn thành lập doanh nghiệp, khắc phục những vướng mắc giữa lý luận và thực tế.

Đối với các quy định về tài sản, quyền tài sản: cần thay đổi lại các quan niệm này, đặc biệt là quan niệm về tài sản. Tài sản là một khái niệm động và không đơn

thuần có ý nghĩa pháp lý mà còn có cả ý nghĩa kinh tế. Do đó, ấn định tài sản ở một định nghĩa cứng nhắc, cố định không có tính dự báo, dự đoán sẽ là một sai lầm. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết cần phải hiểu rằng tài sản bao gồm vật và quyền, có giá trị kinh tế và có khả năng đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Cách hiểu như thế này sẽ giúp cho có sự linh động, dễ giải quyết cách tranh chấp liên quan tới tài sản góp vốn nói riêng và tranh chấp tài sản nói chung.

Về chế định sở hữu tài sản: cần có những quy định riêng biệt thành một chế định về quyền chiếm hữu. Đây là chế định rất quan trọng. Trong nền kinh tế thị trường, trên một tài sản có rất nhiều chủ thể với nhiều cấp độ và mức độ chiếm hữu mà pháp luật phải xác định rõ. Bộ luật Dân sự năm 2005- “đạo luật gốc” của hệ thống luật tư phải giải quyết vấn đề này làm cơ sở cho các quy định trong các luật chuyên ngành điều chỉnh các quan hệ tài sản trong quá trình dịch chuyển. Đây cũng là cơ sở để xác định và phân biệt quyền sở hữu với các loại vật quyền khác. Sự phân biệt này đã tồn tại trong hệ thống pháp luật La Mã cổ đại và trong các Bộ luật Dân sự hiện đại. Bộ luật dân sự năm 2005 đã có một số quy định về “các quyền khác đối với tài sản để phân biệt mức độ và phạm vi quyền này so với quyền sở hữu, các phương thức bảo vệ chúng: hạn chế về nội dung và phụ thuộc vào quyền sở hữu. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự năm 2005 chưa thể hiện rõ tính độc lập của các loại vật quyền trong quan hệ với quyền sở hữu. Trong điều kiện chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai và một số loại tài sản đặc biệt theo quy định của Hiến pháp, để bảo vệ quyền của các chủ thể quyền sử dụng đất, các loại bất động sản khác, việc ghi nhận chế định vật quyền đối với một số chủ thể được giao đất, thuê đất là hết sức cần thiết.

Cần thống nhất quy định về tính công khai về sở hữu và các quyền bất động sản. Yêu cầu đăng ký tất cả các loại quyền đối với bất động sản. Đây là biện pháp quan trọng để bảo vệ sự an toàn cho các chủ thể khi tham gia các quan hệ liên quan đến bất động sản. Trong thời gian qua, mọi sự lừa đảo, lạm dụng trong các giao dịch bất động sản, đều do các quy định Bộ luật Dân sự năm 2005 chưa đầy đủ, pháp luật đăng ký các loại quyền đối với bất động sản chưa hoàn thiện. Trên thực tế, các quy định của Bộ luật dân sự thường bị một số chủ thể lợi dụng, đặc biệt là các chủ thể đại

gia đầu cơ trong lĩnh vực bất động sản. Theo các quy định hiện hành tại Điều 168, Điều 134 BLDS năm 2005, đăng ký vừa là điều kiện chuyển quyền sở hữu, vừa là điều kiện đối kháng với người thứ ba. Vì vậy, các cá nhân mua căn hộ, mua nhà ở, các loại tài sản trong tương lai luôn ở trong tình trạng “bấp bênh” không được bảo vệ. Cộng thêm quy định về sự vô hiệu của giao dịch dân sự do vi phạm điều kiện về hình thức như trong Điều 134 BLDS 2005 thì bất lợi luôn luôn thuộc về bên “yếu thế” trong các giao dịch dân sự. Mặt khác, là sự “khuyến khích” lợi dụng pháp luật, vi phạm nguyên tắc trung thực, đảm bảo chữ tín trong quan hệ dân sự.

Cần quy định việc đăng ký các loại quyền tài sản, quyền sở hữu đối với bất động sản là cơ chế pháp lý nhằm đảm bảo công khai các loại quyền đó của các chủ thể để đảm bảo sự an toàn trong các giao dịch dân sự.

Về các hình thức sở hữu: Các hình thức sở hữu trong BLDS năm 2005 hoàn toàn là một đặc thù riêng có trong pháp luật Việt Nam. Nếu xét về chế độ sở hữu thì chỉ có chế độ công hữu và chế độ tư hữu. Công hữu: sở hữu toàn dân và tập thể; tư hữu: sở hữu tư nhân, có thể là cá nhân và sở hữu chung. Trong đó có sở hữu chung hợp nhất và sở hữu chung theo phần (chia phần).

Tài sản thuộc sở hữu toàn dân nhưng khi đã giao cho tổ chức, cá nhân, cơ quan nào đó thì tuỳ từng trường hợp cụ thể, quy chế pháp lý sẽ có thể là theo luật công (quản lý nhà nước), có thể là theo luật tư. Ví dụ: đất đai giao cho cá nhân, hộ gia đình để sản xuất nông nghiệp sẽ theo quy chế khác với đất đai giao cho các tổ chức, cơ quan công quyền, nếu đất đai giao cho đơn vị tổ chức kinh doanh bất động sản thì quy chế pháp lý đối với loại tài sản bất động sản thì quy chế pháp lý đối với loại tài sản bất động sản đó phải tuân theo luật dân sự.

Vì vậy, trong điều kiện Việt Nam, một mặt, vẫn phải ghi nhận các chế độ sở hữu theo Hiến pháp năm 1992, đồng thời trong Bộ luật dân sự năm 2005, là các hình thức sở hữu: toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu pháp nhân, sở hữu tư nhân và sở hữu chung; Mặt khác, cần bổ sung các quy định mang tính nguyên tắc trong Bộ luật dân sự năm 2005 làm cơ sở cho các quy chế pháp lý đối với các loại tài sản đặc thù

do các luật chuyên ngành điều chỉnh. Ví dụ: quyền sử dụng đất, sở hữu trí tuệ, nhà chung cư, các loại giấy tờ có giá …

Về chế định hợp đồng: Tự do hợp đồng là phương thức thực hiện quyền sở hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh. Bộ luật dân sự năm 2005 đã mở rộng và cụ thể hoá đầy đủ hơn so với Bộ luật dân sự năm 1995 nguyên tắc tự do cam kết thoả thuận. Tuy nhiên, để các quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 nói chung, của chế định hợp đồng nói riêng đảm bảo là những quy định mang tính nền tảng, cơ sở chung cho các quy định luật chuyên ngành, thích ứng với thể chế thị trường, cần có những sửa đối, bổ sung sau đây:

Các quy định về hợp đồng, giao dịch cần khái quát cao hơn. Xác định một cách rõ ràng, cụ thể tính chất của các đối tượng để có các quy phạm thích ứng: hoặc là quy phạm mệnh lệnh, quy phạm tuỳ nghi, quy phạm tuỳ nghi lựa chọn; tăng cường các quy phạm tuỳ nghi và quy phạm tuỳ nghi lựa chọn; tăng cường các quy định về trách nhiệm pháp lý của các bên trong các hợp đồng cụ thể.

Điều 407 Bộ luật Dân sự năm 2005 chưa đủ căn cứ chặt chẽ để bảo vệ tự do hợp đồng một cách lành mạnh. Những quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 là cơ sở gốc cho các quan hệ hợp đồng kinh tế thương mại, lao động… Vì vậy, cần nghiên cứu, so sánh chế độ pháp lý, trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng để bổ sung vào luật sửa đổi trong thời gian tới.

Sửa đổi các quy định về các khái niệm hợp đồng cụ thể cho chính xác hơn, phù hợp với bản chất pháp lý của mỗi loại hợp đồng. Trong Bộ luật Dân sự năm 2005 cần bổ sung thêm hình thức hợp đồng góp vốn nói chung, trong đó có quy định về hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp nói riêng. Vì lẽ trong đời sống kinh tế hiện nay, việc góp vốn để làm ăn, rồi thành lập một pháp nhân hay đơn giản góp vốn để mua một tài sản có giá trị lớn như mua nhà. Hiện nay trong hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về vấn đề này dẫn đến rất nhiều tranh chấp xảy ra xung quanh câu chuyện góp vốn. Như chúng ta đã biết trong một hợp đồng lập hội nói chung, hợp đồng thành lập công ty nói riêng, thì điều khoản về góp vốn là một điều khoản cơ bản mang tính đặc thù riêng. Góp vốn bằng tiền hay bằng

hiện vật thông thường thì gần giống với tính chất của hợp đồng mua bán hàng hóa, góp vốn bằng quyền hưởng dụng thì gần giống với hợp đồng cho thuê…Như vậy nếu bổ sung thêm hình thức hợp đồng góp vốn sẽ không gây sự nhần lẫn cho các chủ thể tham gia giao dịch. Trong hợp đồng góp vốn cần thể hiện được các nội dung chủ yếu sau:

Một là, về mục đích của hợp đồng nhằm mục đích kinh doanh thương mại. Hai là, hợp đồng phải được lập trên nguyên tắc tự do kinh doanh, tự nguyện và nhất trí.

Ba là, hình thức hợp đồng phải được lập thành văn bản và phải xác định đựợc giá trị chứng cứ.

Bốn là, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của của các văn bản sau khi pháp nhân ra đời.

Năm là, giá trị tài sản góp vốn, thời điểm góp vốn, thời hạn góp vốn. Sáu là, quy định định về thỏa thuận giá trị tài sản góp vốn;

Bảy là, quy định về rút vốn, chuyển nhượng vốn. Tám là, quy định về lợi nhuận, cổ tức…

Chín là, quy định các nguồn của pháp luật để giải quyết tranh chấp nếu có. Mười là, quy định về quyền lợi và trách nhiệm của các thành viên.

Tuy nhiên cần lưu ý trong những đồng góp vốn thành lập công ty có hình thức góp vốn bằng công sức. Trường hợp này khác với hợp đồng đồng lao động. Trong cuốn sách “Lao động và an ninh xã hội”, TS. Nguyễn Quang Quýnh đã chỉ ra, hai loại hợp đồng này có thể gây sự nhần lẫn ở hai trường hợp khi một thành viên chỉ cam kết góp bằng công sức và ngược lại khi người làm công được chia lời. Ông nhấn mạnh:

Sự phân biệt phải dựa vào hai tiêu chuẩn là tình trạng lệ thuộc và sự gánh chịu những rủi ro của việc kinh doanh. Thực ra, trong khế ước lập hội, các hội viên đều ngang hàng nhau và cùng tham dự vào việc quản trị công việc của hội. Hội viên dù chỉ góp công cũng không bị đặt dưới quyền những hội viên khác, trái với tình trạng của người làm công đối với chủ nhân. Một mặt khác trong việc lập hội, hội

viên phải gánh chịu những rủi ro của công việc kinh doanh. Các hội viên được chia lời nhưng cũng phải chịu chung những sự thua lỗ khi công việc thất bại… Trái lại đối với người làm công dù có được tham dự vào việc chia lời, người ấy cũng không phải chịu những sự thua lỗ.

Đối với các quy định về chủ thể góp vốn cũng như các quy định về quyền và nghĩa vụ của người góp vốn hầu như chỉ được giới hạn trong phạm vi tổ chức, cá nhân trong nước. Điều đó đã tạo ra rào cản không cần thiết và rất lớn đối với việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Đặc biệt với hình thức góp vốn bằng quyền sử dụng đất hiện nay. Nhà nước cần mở rộng phạm vi các đối tượng được góp vốn và nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất bao gồm cả các tổ chức, cá nhân nước ngoài và quy định cụ thể về những trường hợp được góp vốn, nhận góp vốn.

Đối với tổ chức cá nhân trong nước cũng cần mở rộng phạm vi đối tượng có quyền góp vốn hoặc thành lập doanh nghiệp đối với một số ngành nghề trong lĩnh vực y tế, giáo dục… cán bộ, công chức sau khi hoàn thành nghĩa vụ công việc ở cơ quan, họ nên được tiếp tục công hiến công sức, kinh nghiệm của mình cho xã hội. Mặt khác vừa đáp ứng được nhu cầu của xã hội, vừa giúp họ có thêm kinh nghiệm lại có thêm thu nhập để ổn định cuộc sống.

Đối với quy định về định giá tài sản góp vốn: Cần quy định rõ ràng hơn, cụ thể hơn về trách nhiệm của của tổ chức định giá và của cách thành viên góp vốn. Bởi khi có tranh chấp về giá trị tài sản góp vốn, các thành viên thường đổ lỗi cho tổ chức định giá.

Đối với quy định về vai trò giám sát tài sản góp vốn: Bổ sung trách nhiệm về việc giám sát tài sản góp vốn cho Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị hoặc ban kiểm soát, vai trò của kế toán doanh nghiệp trong việc thống kê, kiểm soát tài sản doanh nghiệp.

3.3.2 Nâng cao năng lực quản lý của cơ quan Nhà nƣớc

Đối với cơ quan đăng ký kinh doanh:

Một là, cần xác định rõ ràng và hợp lý về thẩm quyền của các cơ quan Nhà nước trong việc quản lý hoạt động góp vốn kinh doanh. Để nâng cao năng lực quản

lý của các cơ quan Nhà nước, trước hết cần phân cấp quản lý một cách hợp lý, khắc phục tình trạng phân cấp thực hiện chức năng chưa hợp lý, chồng chéo về thẩm quyền giữa các ngành các cấp. Trong hoạt động chuyên môn, các cơ quan quản lý nhà nước cần có sự phối hợp đồng bộ với nhau.

Hai là, cần nâng cao năng lực trình độ của cán bộ quản lý, tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính.

Về đội ngũ công chức, cần tăng cường về số lượng và chất lượng vì hiện nay, đội ngũ những người làm công tác quản lý Nhà nước về hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp nói chung, quản lý hoạt động kinh doanh nói chung của các doanh nghiệp còn quá mỏng, tổ chức bộ máy thường xuyên bị thay đổi, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn chưa cao. Trong khi đó các quy định của pháp luật về hoạt động góp vốn kinh doanh thay đổi liên tục cả về nội dung và thủ tục thực hiện. Việc đào tạo nâng cao trình độ cán bộ công chức làm việc ở phòng đăng ký kinh doanh là vô cùng cần thiết. Hiện tại đã có quy định về đăng ký kinh doanh qua mạng nên việc tăng cường bồi dưỡng cho cán bộ công chức không chỉ là nghiệp vụ chuyên môn mà cần phải đào tạo cả về trình độ tin học, công nghệ thông tin, trình độ ngoại ngữ,…

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập doanh nghiệp. Luận văn ThS. Luật (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)