0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Thủ tục góp vốn thành lập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP. LUẬN VĂN THS. LUẬT (Trang 40 -40 )

Tuỳ thuộc vào các nhà đầu tư muốn tạo dựng cho mình một mô hình kinh doanh nào để làm ăn mà các nhà đầu tư phải thực hiện các bước, các công việc phục vụ nó. Nếu chỉ là hùn vốn để làm ăn đơn giản thôi thì các chủ đầu tư chỉ cần ngồi với nhau lập một biên bản góp vốn. Nhưng nếu các nhà đầu tư muốn thành lập một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân để hoạt động kinh doanh thì vấn đề liên quan đến góp vốn không chỉ còn là đơn giản. Hiện tại các quy định của pháp luật về doanh nghiệp chỉ quy định chi tiết về thủ tục thành lập doanh nghiệp, chưa có quy định chi tiết về góp vốn, góp vốn chỉ là một nội dung trong quá trình hình thành doanh nghiệp. Như đã phân tích ở Chương I, góp vốn là hành vi chuyển tài sản của riêng mình thành tài sản chung của công ty, chuyển từ sở hữu cá nhân thành sở hữu chung của công ty. Chính vì vậy, góp vốn là một điều khoản rất quan trọng, nó như là một “linh hồn” trong hợp đồng thành lập công ty hay trong bản điều lệ của doanh nghiệp. Hành vi góp vốn không chỉ làm thay đổi tư cách chủ thể mà còn có thể quyết định vị trí của chủ thể trong doanh nghiệp, quyết định vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị, vị trí Hội đồng thành viên và đi kèm theo đó là rất nhiều những quyền lợi, ưu đãi.

Chính vì các lý do đó, khi các Nhà đầu tư muốn cùng nhau cùng nhau thực hiện ý tưởng kinh doanh bằng cách cho ra đời một pháp nhân đó là doanh nghiệp, trong vô vàn những việc quan trọng cần trao đổi, bàn bạc rồi thỏa thuận thì việc góp vốn nên là một việc đầu tiên mà các Nhà đầu tư cần đưa ra. Để tránh dẫn đến các rủi ro, tránh dẫn đến các tranh chấp về tài sản góp vốn sau này, các Nhà đầu tư nên trao đổi với nhau thật kỹ lưỡng về các vấn đề như hình thức góp vốn, giá trị góp vốn, thời hạn cam kết góp đủ vốn, quy định về việc rút vốn và tất cả những nội dung này nên được ghi nhận dưới dạng văn bản, có xác nhận của tất cả các thành viên góp vốn…Theo quy định của Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005, việc góp vốn thành lập công ty cổ phần, Công ty TNHH1, Công ty TNHH2, Công ty hợp danh được thực hiện thông qua các bước cơ bản như: Thoả thuận góp vốn; Thông qua điều lệ công ty; Đăng ký kinh doanh; Chuyển giao vốn góp cho công ty; Cấp giấy chứng nhận vốn góp. Các bước này được thực theo trình tự pháp luật về thành lập doanh nghiệp.

2.1.3.1 Việc định giá tài sản góp vốn:

Mặc dù quyền định giá thuộc về các thành viên sáng lập nhưng tốt hơn cả là các nhà đầu tư nên tìm một tổ chức định giá có uy tín thực hiện việc định giá tài sản. Như thế vừa đảm bảo khách quan, vừa thuận lợi cho quá trình hoạt động sau này của công ty trong trường hợp muốn định giá lại tài sản, hoặc định giá tài sản mới của công ty.

Nếu việc định giá tài sản do các thành viên góp vốn quyết định giá trị tài sản thì phải được thực hiện theo nguyên tắc nhất trí. Nếu việc định giá tài sản góp vốn được thực hiện bởi một tổ chức định giá chuyên nghiệp thì việc này cũng phải được toàn bộ thành viên góp vốn chấp thuận. Sau khi có kết quả định giá tài sản, quyền chấp thuận hay không chấp thuận kết quả định giá tài sản vẫn thuộc về các thành viên góp vốn.

Trong quá trình hoạt động sau này của công ty, khi có thành viên mới góp vốn vào công ty hoặc khi có yêu cầu định giá lại tài sản góp vốn, người định giá là

Hội đồng thành viên công ty TNHH hoặc Hội đồng quản trị công ty cổ phần; Luật quy định việc định giá là hoàn toàn do các nhà đầu tư và doanh nghiệp tiến hành và tự chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác về việc định giá đó. Việc định giá này không bắt buộc phải có xác nhận của cơ quan Nhà nước hoặc công chứng.

Trong trường hợp các bên định giá cao hơn so với giá thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn và người định giá phải góp đủ số vốn như đã được định giá. Nếu gây thiệt hại cho người khác thì phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường.

Việc định giá tài sản góp vốn bắt buộc phải lập thành biên bản thoả thuận góp vốn và có chữ ký đầy đủ của các thành viên có quyền quyết định.

Điều 30, LDN năm 2005 quy định về định giá tài sản góp vốn như sau:

“ 1 Tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá.

2. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí; nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.

3. Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận định giá hoặc do một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận; nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn hoặc tổ chức định giá và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá”.

Với mục tiêu giảm thiểu chi phí và thủ tục phiền phức cho nhà đầu tư khi thành lập doanh nghiệp, LDN năm 2005 đã quy định nguyên tắc “nhất trí” trong việc định giá tài sản góp vốn của người góp vốn, không có sự can thiệp của cơ quan quản lý Nhà nước. Đây là những quy định mang tính “tiến bộ” vựợt trội của LDN năm 2005 so với LDN năm 1999.

Ngoài ra, để đảm bảo việc định giá đúng giá trị tài sản góp vốn, bên góp vốn có thể thỏa thuận thuê một tổ chức định giá chuyên nghiệp để xác định giá trị tài sản. Giá do tổ chức định giá chuyên nghiệp chỉ mang tính tham khảo. Việc quyết định giá trị tài sản là do các bên góp vốn quyết định và thỏa thuận. Mặc dù, Luật đã quy định nghiêm cấm hành vi cố ý định giá giá trị tài sản góp vốn không đúng giá trị thực tế (khoản 4 điều 11 LDN năm 2005) song trên thực tiễn vẫn có nhiều trường hợp xảy ra. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp về tài sản góp vốn sau này.

2.1.3.2 Việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn

Được thực hiện sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, người cam kết góp vốn phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty. Đối với tài sản có đăng ký và giá trị quyền sử dụng đất: làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không phải chịu lệ phí trước bạ. Việc mua cổ phần hay phần vốn góp bằng tài sản có đăng ký quyền sử dụng đất chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn, quyền sử dụng đất đã chuyển sang công ty. Đối với loại tài sản còn lại, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản. Tại Điều 29, LDN năm 2005 quy định về việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn như sau:

“Đối với tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;

Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản. Biên bản giao nhận phải ghi rõ tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty; họ, tên, địa chỉ thường trú, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc đăng ký của người góp vốn; loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty; ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc đại diện theo uỷ quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty; Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.

Đối với Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp”

Mặc dù LDN năm 2005 đã quy định khá rõ ràng về việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn nhưng trên thực tế, tình trạng tranh chấp về việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn của các thành viên góp vốn khá phổ biến. Nhất là trong trường hợp một thành viên trong công ty bán lại cồ phần của mình cho người khác hoặc thành viên khác nhưng chưa làm thủ tục sang tên, đổi chủ cho người mới. Khi xảy ra tranh chấp về quyền lợi và nghĩa vụ liên quan thì không biết xử lý theo thành viên cũ hay thành viên mới. Đây cũng là một khía cạnh mà pháp luật và Nhà nước cần có những quy định chặt chẽ hơn để khắc phục.

2.1.3.3 Việc cấp giấy chứng nhận góp vốn: LDN năm 2005 quy định về giấy chứng nhận góp vốn đối với từng loại hình công ty.

Đối với phần góp vốn vào công ty TNHH2: Nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp. Tại thời điểm góp đủ giá trị phần vốn đã cam kết góp khi thành lập doanh nghiệp, thành viên được công ty cấp giấy chứng nhận phần vốn góp. Trường hợp giấy chứng nhận phần góp vốn bị mất, bị rách, cháy…hoặc bị thiêu hủy

dưới bất kỳ hình thức nào thì thành viên được cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp và phải trả chi phí do công ty quy định. Điều 39 LDN năm 2005 quy định việc thực hiện góp vốn và cấp giấy chứng nhận phần góp vốn như sau:

“ Thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn bằng loại tài sản góp vốn như đã cam kết. Trường hợp thành viên thay đổi loại tài sản góp vốn đã cam kết thì phải được sự nhất trí của các thành viên còn lại; công ty thông báo bằng văn bản nội dung thay đổi đó đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày chấp thuận sự thay đổi.

Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thông báo bằng văn bản tiến độ góp vốn đăng ký đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày cam kết góp vốn và phải chịu trách nhiệm cá nhân về các thiệt hại cho công ty và người khác do thông báo chậm trễ hoặc thông báo không chính xác, không trung thực, không đầy đủ.

Trường hợp có thành viên không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được coi là nợ của thành viên đó đối với công ty; thành viên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết”

Sau thời hạn cam kết lần cuối mà vẫn có thành viên chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được xử lý bằng các cách như huy động cách thành viên khác trong công ty hoặc người khác tham gia việc góp vốn.Thành viên chưa góp vốn theo cam kết không còn là thành viên của công ty, lúc này công ty phải đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh việc thay đổi danh sách thành viên công ty cho cơ quan đăng ký kinh doanh.

Đối với công ty cổ phần: Sau khi thanh toán đủ cổ phần đăng ký mua, công ty cấp cổ phiếu theo yêu cầu của cổ đông. Cổ phiếu có thể dưới dạng một loại hoặc Chứng chỉ do công ty phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một số cổ phần của công ty. Cổ phiếu có thể có ghi tên hoặc không ghi tên, nhưng phải đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông của công ty cổ phần để xác lập quyền và nghĩa vụ cổ đông. Điều 85 LDN năm 2005 đã quy định về cổ phiếu như sau:

“Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên. Cổ phiếu phải có các nội dung chủ yếu sau đây: tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;số lượng cổ phần và loại cổ phần;mệnh giá mỗi cổ phần và tổng mệnh giá số cổ phần ghi trên cổ phiếu;họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của cổ đông là tổ chức đối với cổ phiếu có ghi tên;tóm tắt về thủ tục chuyển nhượng cổ phần;chữ ký mẫu của người đại diện theo pháp luật và dấu của công ty;số đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông của công ty và ngày phát hành cổ phiếu”

Ngoài các nội dung chủ yếu trên, luật còn quy định chi tiết đối với một số loại cổ phiếu của các cổ phần ưu đãi, cổ đông sáng lập…

Trong trường hợp có sai sót trong nội dung và hình thức cổ phiếu do công ty phát hành thì Chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty phải liên đới chịu trách nhiệm về thiệt hại do những sai sót đó gây ra đối với công ty.

Trường hợp cổ phiếu bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới hình thức khác thì cổ đông được công ty cấp lại cổ phiếu theo đề nghị của cổ đông đó.

Đối với công ty hợp danh

:

Được thực hiện theo Điều 131 LDN năm 2005: Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết. Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty. Trường hợp có thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty; trong trường hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.

Tại thời điểm góp đủ vốn như đã cam kết, thành viên được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp.

Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP. LUẬN VĂN THS. LUẬT (Trang 40 -40 )

×