Nguyên nhân của những khó khăn và tồn tại

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập doanh nghiệp. Luận văn ThS. Luật (Trang 73)

Góp vốn thành lập doanh nghiệp trong quá trình triển khai còn nhiều hạn chế, cụ thể như sau:

Thứ nhất, chưa có sự thống nhất của pháp luật điều chỉnh việc góp vốn thành lập doanh nghiệp. Chính sách, pháp luật chưa theo kịp cơ chế kinh tế thị trường, đặc biệt là chính sách tài chính đất đai chưa điều tiết hoặc đã điều tiết, phân phối nhưng chưa hợp lý phần giá trị tăng thêm mang lại từ đất khi sử dụng đất cho các dự án đầu tư như trong công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất bị thu hồi.

Thứ hai, chưa có quan điểm rõ ràng về vai trò, vị trí và giá trị gốc của Bộ luật Dân sự năm 2005 trong hệ thống pháp luật tư; vấn đề về giá trị “phổ quát” của Bộ luật Dân sự năm 2005 trong hệ thống pháp luật không được nhận thức đúng trong lập pháp và thực thi pháp luật. Tạo không ít mâu thuẫn trong hệ thống văn bản hiện hành và thực tiễn pháp lý.

Thứ ba, nhiều vấn đề học thuật cơ bản không được làm rõ trong Bộ luật Dân sự năm 2005, nhiều khái niệm cơ bản hoặc là thiếu chính xác, hoặc là không được định nghĩa, trong khi việc giải thích pháp luật ở Việt Nam còn chưa hiện hữu và các tài liệu khoa học chưa được coi là tài liệu tham khảo trong áp dụng pháp luật.

Thứ tư, Bộ luật Dân sự năm 2005 chưa có liều lượng cân đối khi điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội của đời sống dân sự. Có vấn đề được ghi nhận và quy phạm hoá khá chi tiết và cụ thể và có tính hệ thống song lại có những vấn đề được ghi nhận theo tinh thần ngược lại. Quan niệm về tài sản góp vốn chưa xác đáng.

Thứ năm, các tranh chấp về quyền lợi và liên quan đến góp vốn chưa thúc đẩy việc cải cách tư pháp và xây dựng pháp luật. Công tác xét xử các vụ án tranh chấp về quyền sử dụng đất tại Tòa án còn bộc lộ những hạn chế, lúng túng nhất định khi áp dụng pháp luật về đất đai, pháp luật dân sự, đường lối chính sách của Nhà

nước về đất đai trong từng giai đoạn lịch sử dẫn đến một số bản án, quyết định của Tòa án còn chưa thật sự chính xác thiếu khách quan. Chất lượng xét xử của Tòa án trong một số vụ chưa cao, có vụ án phải xét xử đi xét xử lại nhiều lần, kéo dài; có những vụ án có sai lầm trong áp dụng pháp luật, cấp trên phải sửa đổi hoặc hủy bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới.

Tóm lại, thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu các nội dung cơ bản về góp vốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam chúng tôi đã chỉ ra những quan điểm, bên cạnh những thành quả đã đạt được vẫn còn rất nhiều những hạn chế cần khắc phục trong công tác xây dựng, ban hành pháp luật, trong công tác thực hiện, áp dụng pháp luật. Việc tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hạn chế, tồn tại của pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp sẽ giúp chúng ta đưa ra những giải pháp đúng đắng phù hợp.

CHƯƠNG 3

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

3.1 Nhu cầu góp vốn đầu tƣ sản xuất kinh doanh trong nền KTTT tại Việt Nam

Từ sau đổi mới (1986), với chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa và hội nhập Quốc tế, Đảng và Nhà nước ta đã tạo nhiều chuyển biến tích cực cho nền kinh tế Việt Nam. Hiện nay chúng ta đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Sự kiện này mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức không chỉ đối với các doanh nghiệp đã và đang hoạt động vững mạnh tại Việt Nam mà cả đối với từng người dân Việt Nam với tư cách là những Nhà đầu tư, có ước mơ, có ý tưởng kinh doanh, muốn cùng nhau tạo lập một doanh nghiệp bằng cách góp vốn đầu tư, sản xuất kinh doanh.

Trong giai đoạn hiện nay nước ta đang tìm mọi cách khơi dậy mọi nguồn vốn trong nước từ bản thân nhân dân và việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đã có tại các cơ sở quốc doanh. Nguồn nước ngoài ODA, NGO và từ đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Tuy nhiên nhận thức rõ nguồn vốn trong nước là chủ yếu, nguồn vốn trong nước vừa phong phú, vừa chủ động nằm trong tầm tay. nguồn vốn trong nước vừa là tiền đề vừa là điều kiện để “đón” các nguồn vốn từ nước ngoài. Nguồn vốn nước ngoài sẽ không huy động được nhiều và sử dụng có hiệu quả khi thiếu nguồn vốn trong nước. Mặc dù điều kiện quốc tế thuận lợi đã mở ra những khả năng to lớn để huy động vốn từ bên ngoài, nhưng nguồn vốn trong nước được xem là quyết định cho sự phát triển bền vững và độc lập của nền kinh tế.

Chính từ những lý lẽ trên, trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp mới thành lập, vốn là một hoạt động vật

chất vô cùng quan trọng cho mọi hoạt động phát triển. Muốn phát triển bền vững nguồn vốn, ngày từ những cơ sở pháp lý đầu tiên là các quy định về góp vốn phải được thiết lập cụ thể, hợp lý, hợp pháp.

Nhưng mặt khác, trong thời kỳ đổi mới, hệ thống pháp luật về doanh nghiệp nói chung và pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp nói riêng ở nước ta đã từng bước được xây dựng và hoàn thiện. Các đạo luật như: Bộ luật dân sự năm 2005, Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Đầu tư 2005, Luật Thương mại 2005, Luật cạnh tranh năm 2005 và nhiều đạo luật khác được ban hành và từng bước đi vào cuộc sống, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, góp phần hoàn thiện môi truờng kinh doanh, giải phóng sức sản xuất, huy động mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội.

Tuy vậy, trước yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế, hệ thống các quy định pháp luật về doanh nghiệp nói chung và pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp nói riêng đã bộc lộ những hạn chế. Hệ thống các quy định của pháp luật về doanh nghiệp vẫn còn những quy định mang tính chất phân biệt giữa các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các quy định của pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, khiếm khuyết. Pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp liên quan đến nhiều ngành luật, nhiều văn bản pháp luật nhưng giữa các ngành luật, giữa các văn bản pháp luật chưa có sự thống nhất, có nhiều nội dung còn chồng chéo, mâu thuẫn. Nhiều quy định của pháp luật về góp vốn chưa có tính lường trước, tính dự báo với sự phát triển kinh tế, xã hội. Hiện nay có nhiều hình thức góp vốn mới nhưng chưa được pháp luật thừa nhận như góp vốn bằng công sức, tri thức…, tài sản góp vốn cũng bị hạn chế do quan niệm về hình thức thức tài sản góp vốn.

Để góp phần tích cực vào việc thực hiện nhất quán chính sách kinh tế được xác định trong Hiến pháp, trong các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, khai thác mạnh mẽ mọi nguồn lực tài chính từ mọi thành phần kinh tế; khơi dậy tính năng

động, hăng hái, tự tin của các doanh nhân trong góp vốn thành lập công ty và phát triển công ty; nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp - một động lực quan trọng của sự phát triển; tạo khung pháp lý thống nhất, minh bạch, bình đẳng hơn cho mọi loại hình doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình góp vốn thành lập công ty, việc hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập doanh nghiệp là một nhu cầu tất yếu.

3.2 Những định hƣớng cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp

Nhu cầu phát triển kinh tế đất nước theo hướng Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, Nhà nước Việt Nam đã liên tục hoàn thiện, cải cách hệ thống pháp luật nói chung trong đó có hệ thống pháp luật về doanh nghiệp. Những quy định, những cải cách đó của Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi, “chấp cánh” cho người dân thực hiện những ước mơ, ý tưởng kinh doanh để làm giàu cho bản thân và xã hội. Hơn nữa, từ những khó khăn tồn tại đã nêu trên, chúng tôi xin đưa ra những định hướng cơ bản sau nhằm khắc phục và đưa ra giải pháp:

Một là, xem xét hoàn thiện pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp trong tổng thể hoạt động xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật hay cải cách pháp luật ở Việt Nam.

Hai là, xem xét hoàn thiện pháp luật về hợp đồng thành lập công ty phải được chú ý trong quá trình xây dựng nhiều đạo luật và làm cho các đạo luật và các văn bản liên quan tới chế định góp vốn thành lập doanh nghiệp trở thành một hệ thống thống nhất, hợp lý và hiệu quả.

Ba là, hoàn thiện chế định góp vốn thành lập doanh nghiệp dựa trên cơ sở các quan niệm và quan điểm pháp lý, chứ không xuất phát từ quan điểm kinh tế.

Bốn là, hoàn thiện các quy định về góp vốn thành lập doanh nghiệp dựa trên nền tảng tự do ý chí, tự do lập hội và tự do kinh doanh.

Năm là, lấy việc nâng cao văn hoá kinh doanh, văn hoá pháp lý doanh nghiệp là một chính sách lớn của pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập doanh nghiệp. Luận văn ThS. Luật (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)