động sản khác biệt về cơ bản so với đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển và các động sản khác khác nên mô hình cơ quan đăng ký đƣợc tổ chức theo mô hình không tập trung, phân tán, bao gồm: Cục Hàng không Việt Nam; Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tƣ pháp.
1.2.2. Đối tƣợng đăng ký giao dịch bảo đảm
Nhằm đáp ứng nhu cầu công khai, minh bạch hóa thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản, xác định một cách rõ ràng, khoa học thứ tự ƣu tiên thanh toán giữa những chủ thể khác nhau cùng có quyền lợi đối với một tài sản theo thứ tự đăng ký, pháp luật hiện hành đã quy định đối tƣợng phải đăng ký là những giao dịch, tài sản (bất động sản, động sản) có giá trị lớn trong hoạt động kinh doanh, đời sống của Bên bảo đảm và cần có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nƣớc, bắt buộc phải đăng ký, bao gồm: quyền sử dụng đất; quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng sản xuất là rừng trồng; tàu bay; tàu biển; hợp đồng mua trả chậm, trả dần có bảo lưu quyền sở hữu của bên bán; Hợp đồng cho thuê tài chắnh; Hợp đồng chuyển giao quyền đòi nợ; các quyền tài sản, ô tô, xe máy,... Ngoài các trƣờng hợp bắt buộc phải đăng ký theo luật định, thì các trƣờng hợp còn lại đƣợc đăng ký theo sự tự nguyện của các bên tham gia giao dịch. Các quy định này phù hợp và thống nhất với quy định hiện hành của Luật Đất đai, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Bộ luật Hàng hải Việt Nam và pháp luật các nƣớc trên thế giới có hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm hiện đại.
1.2.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đăng ký giao dịch bảo đảm dịch bảo đảm
Theo lý luận chung thì quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong một quan hệ pháp luật đƣợc hiểu là cách xử sự mà pháp luật cho phép/bắt buộc chủ thể
đó đƣợc/phải tiến hành theo cách thức nhất định hoặc nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể khác. Theo đó, trong quan hệ pháp luật đăng ký giao