ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM QUA MẠNG ĐIỆN TỬ

Một phần của tài liệu Pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay (Trang 80)

Điều 38 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP quy định: cá nhân, tổ chức có quyền đăng ký giao dịch bảo đảm thông qua hệ thống đăng ký trực tuyến và Đơn yêu cầu đăng ký trực tuyến có giá trị pháp lý nhƣ đơn giấy.

Có thể nói, với quy định nêu trên, pháp luật hiện hành lần đầu tiên đã thừa nhận và cho phép cá nhân, tổ chức có quyền đăng ký giao dịch bảo đảm thông qua hệ thống đăng ký trực tuyến. So với Nghị định số 08/2000/NĐ-CP thì nội dung đăng ký trực tuyến tại Nghị định số 83/2010/NĐ-CP được coi là hoàn toàn mới và mang tắnh "đột phá" bởi đã thiết lập khung pháp lý cho phương thức đăng ký giao dịch bảo đảm thông qua việc đăng ký trực tuyến phù hợp chủ trương ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giải quyết thủ tục hành chắnh của cơ quan nhà nước [38] đồng thời tạo điều kiện thuận lợi và giảm chi phắ về thời gian và tiền bạc cho tổ chức, cá nhân vay vốn và NHTM khi thực hiện đăng ký. Với phƣơng thức đăng ký này cũng góp phần khắc phục những hạn chế, thiếu sót của việc đăng ký bằng giấy - phƣơng thức chủ yếu của hệ thống đăng ký hiện hành của Việt Nam nhƣ: thời gian hoàn thành việc đăng ký giao dịch bảo đảm cũng nhƣ tra cứu thông tin về giao dịch bảo đảm bị kéo dài, gây tốn kém cho các bên liên quan; Có khoảng trống

thông tin về giao dịch bảo đảm từ thời điểm nhận đơn đến thời điểm đơn đƣợc ghi nhận trong Sổ Đăng ký hoặc trong Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm,.... Từ đó, có thể gây rủi ro cho ngƣời yêu cầu cung cấp thông tin trong khoảng thời gian giải quyết đơn,...

Để tạo điều kiện, thuận lợi tối đa cho các tổ chức, cá nhân và NHTM tiếp cận với hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm bằng phƣơng thức này, Bộ Tƣ pháp đã ban hành Thông tƣ số 22/2010/TT-BTP hƣớng dẫn chi tiết về đăng ký, cung cấp thông tin trực tuyến giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án. Theo đó, các giao dịch bảo đảm đƣợc đăng ký trực tuyến đƣợc quy định cụ thể tại Điều 2, Điều 3 và Điều 4 của Thông tƣ nhƣ: các giao dịch bảo đảm về cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký quỹ; các tài sản đăng ký nhƣ: Ô tô, xe máy, các phƣơng tiện giao thông cơ giới đƣờng bộ khác; các phƣơng tiện giao thông đƣờng sắt; các Hợp đồng mua trả chậm, trả dần có bảo lƣu quyền sở hữu của bên bán,Ầ.

Đồng thời, Thông tƣ số 22/2010/TT-BTP cũng đã có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục đăng ký về giao dịch bảo đảm đƣợc thực hiện theo các bƣớc chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, truy cập vào hệ thống đăng ký trực tuyến

Để truy cập vào hệ thống đăng ký trực tuyến thì tổ chức, cá nhân sử dụng tài khoản đăng ký trực tuyến quy định tại Điều 12 Thông tƣ số 22/2010/TT-BTP với hai nhóm đối tƣợng là khách hàng thƣờng xuyên (sau đây viết tắt là KHTX) và Khách hàng vãng lai.

Thứ hai, thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm

Ngƣời yêu cầu đăng ký kê khai nội dung đăng ký theo mẫu trên giao diện của hệ thống đăng ký trực tuyến. Ngƣời yêu cầu đăng ký phải kê khai nội dung đăng ký chắnh xác, đúng sự thật, đúng thỏa thuận của các bên về giao dịch bảo đảm, hợp đồng. Sau khi kê khai, thông tin về giao dịch bảo đảm sẽ đƣợc cơ quan đăng ký "hậu kiểm" trƣớc khi chứng nhận nội dung đăng ký.

Thứ ba, nhận kết quả đăng ký

Theo quy định tại Điều 16 Thông tƣ số 22/2011/TT-BTP, ngƣời yêu cầu đăng ký nhận kết quả đăng ký theo các phƣơng thức: Hệ thống đăng ký trực tuyến xác nhận kết quả đăng ký cho ngƣời yêu cầu đăng ký tại màn hình giao dịch hoặc Cơ quan đăng ký gửi một (01) bản giấy chứng nhận kết quả đăng ký trực tuyến giao dịch bảo đảm (có chữ ký, con dấu của cơ quan đăng ký) theo phƣơng thức trực tiếp hoặc qua đƣờng bƣu điện cho tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu. Văn bản chứng nhận kết quả đăng ký do một trong các Trung tâm Đăng ký cấp có giá trị pháp lý nhƣ nhau.

Bên cạnh đó, Thông tƣ số 22/2010/TT-BTP cũng quy định về trách nhiệm kiểm soát thông tin về ngƣời yêu cầu đăng ký và nội dung kê khai một cách "gián tiếp" của Cơ quan đăng ký.

Khi đăng ký qua hệ thống đăng ký trực tuyến, ngƣời yêu cầu phải chịu trách nhiệm về nội dung kê khai và thông tin về giao dịch bảo đảm đƣợc đăng ký theo nội dung kê khai. Tuy nhiên, hệ thống đăng ký trực tuyến vẫn giúp cơ quan đăng ký "kiểm soát" hữu hiệu thông tin về giao dịch bảo đảm, mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp với ngƣời yêu cầu đăng ký thông qua các cách thức nhƣ: trên cơ sở văn bản chứng minh tƣ cách pháp lý của các tổ chức, cá nhân (vắ dụ: Chứng minh nhân dân; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanhẦ); hệ thống đăng ký trực tuyến sẽ cấp "Số đơn" và "Mã cá nhân" cho ngƣời yêu cầu đăng ký để thực hiện việc đăng ký thay đổi, xóa đăng ký trực tuyến khi có nhu cầu (Khoản 1 Điều 17 Thông tƣ số 22/2010/TT-BTP);Ầ

Với các quy định cụ thể về trƣờng hợp, điều kiện và trình tự, thủ tục đăng ký trực tuyến giao dịch bảo đảm, hợp đồng nêu trên, Thông tƣ số 22/2010/TT-BTP đã góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động đăng ký, tạo lập đồng bộ các yếu tố của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa đồng thời cho thấy đƣợc những lợi ắch cơ bản của hoạt động đăng ký trực tuyến giao dịch bảo đảm. Hệ thống đăng ký trực tuyến giao dịch bảo

đảm ra đời là kết quả đáng ghi nhận trong việc hoàn thiện thể chế về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm, xây dựng hệ thống đăng ký hiện đại, đảm bảo tắnh công khai, minh bạch của các giao dịch bảo đảm, góp phần tắch cực làm lành mạnh hóa và phát triển hơn nữa môi trƣờng đầu tƣ tại Việt Nam, đây thực sự là một giải pháp thúc đẩy cải cách hành chắnh, nhằm giảm thiểu thời gian đăng ký, cung cấp thông tin về tài sản bảo đảm là động sản, giúp cho quá trình tiếp cận nguồn tắn dụng của cá nhân, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa thực sự nhanh hơn, tiết kiệm chi phắ hơn và các NHTM tiết kiệm đƣợc thời gian và chi phắ khi quyết định cấp tắn dụng, đồng thời thông qua đó đã khuyến khắch sự lƣu thông nguồn vốn, giúp thị trƣờng tắn dụng hoạt động hiệu quả, an toàn, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.

Do vậy, nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau và so sánh với phƣơng thức đăng ký giao dịch bảo đảm bằng giấy thời gian qua thì hệ thống đăng ký trực tuyến đã mang lại những kết quả tắch cực, cụ thể nhƣ sau [28]:

Thứ nhất: Năm 2010 đánh dấu một bƣớc tiến quan trọng trong hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm khi Bộ Tƣ pháp cho ra mắt Hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm trực tuyến đối với động sản theo quy định tại Thông tƣ 22/2010/TT-BTP hƣớng dẫn về đăng ký, cung cấp thông tin trực tuyến giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo về kê biên tài sản thi hành án. Việc ra đời của hình thức đăng ký này sẽ giúp cho các tổ chức tắn dụng tiết kiệm đƣợc thời gian, công sức và chi phắ đồng thời tạo thuận lợi cho khách hàng, từ đó cải thiện chất lƣợng dịch vụ phục vụ. Hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm trực tuyến đi vào hoạt động sẽ mở rộng cơ sở hạ tầng tài chắnh tại Việt Nam một cách có hiệu quả, tạo điều kiện cho các tổ chức tắn dụng phát triển các sản phẩm cho vay đa dạng dựa trên tài sản bảo đảm là động sản; đồng thời mở rộng mạng lƣới khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khi vẫn giảm thiểu đƣợc các rủi ro tắn dụng.

Thứ hai: Với việc thực hiện đăng ký trực tuyến giao dịch bảo đảm, hợp đồng, các tổ chức, cá nhân trong xã hội, đặc biệt là đối với các NHTM sẽ có đƣợc một kênh tin về giao dịch bảo đảm đáng tin cậy, có tắnh pháp lý cao, an toàn đƣợc cung cấp từ Hệ thống này một cách công khai, nhanh chóng, đảm bảo chắnh xác, có tắnh pháp lý cao. Đồng thời, với tiện ắch này, các tổ chức tắn dụng có thể tự tra cứu thông tin về Bên bảo đảm sẽ đƣợc cấp tắn dụng, tra cứu thông tin về chắnh tài sản thế chấp để quyết định ký kết hợp đồng thế chấp hoặc cấp hạn mức tắn dụng với khách hàng.

Thứ ba: Việc áp dụng Hệ thống đăng ký trực tuyến sẽ giúp cắt giảm chi phắ hành chắnh do ngân sách nhà nƣớc cấp, đồng thời giúp ngăn chặn các hành vi tiêu cực có thể phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đăng ký do cán bộ đăng ký không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, hạn chế tối đa sự can thiệp của cán bộ đăng ký, đảm bảo tắnh khách quan, minh bạch trong hoạt động đăng ký. Đồng thời, những biến động về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm vẫn đƣợc giám sát chặt chẽ thông qua cơ chế "hậu kiểm" của cán bộ đăng ký. Ngoài ra, với việc vận hành hệ thống đăng ký trực tuyến, Nhà nƣớc đã cung cấp một cơ sở hạ tầng tài chắnh hiệu quả, tạo điều kiện cho các tổ chức tắn dụng phát triển các sản phẩm cho vay đƣợc bảo đảm bằng động sản và mở rộng mạng lƣới khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Bên cạnh những kết quả, lợi ắch từ việc đăng ký giao dịch bảo đảm theo phƣơng thức trực tuyến nhƣ đã nêu trên thì trong thực tế, hệ thống đãng ký này cũng bộc lộ một số hạn chế nhƣ [28]:

Về cơ bản, các tắnh năng của phần mềm đăng ký trực tuyến có sự tƣơng thắch và phù hợp với các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, vẫn còn một số tắnh năng của phần mềm đăng ký trực tuyến vẫn còn hạn chế nhƣ: mặc dù đã có quy định pháp luật nhƣng trên thực tế hiện nay chƣa áp dụng phƣơng thức thanh toán trực tuyến lệ phắ đăng ký, phắ cung cấp thông tin của khách hàng qua thẻ tắn dụng hoặc thẻ ghi nợ, hiện nay hệ thống đăng ký giao dịch

bảo đảm trực tuyến chỉ áp dụng trả sau với khách hàng thƣờng xuyên. Bên cạnh đó, phần mềm đăng ký chƣa có tắnh năng cấp Giấy chứng nhận theo mẫu đã đƣợc ban hành trong văn bản quy phạm pháp luật; một số tắnh năng của phần mềm chƣa thực sự linh hoạt, tƣơng thắch khi có sự thay đổi chắnh sách pháp luật liên quan đến hoạt động đăng ký, cung cấp thông tin, vắ dụ quy định về mẫu chứng minh nhân dân, theo đó số chứng minh nhân dân mới sẽ gồm 12 chữ số, trong khi đó trƣờng thông tin kê khai số chứng minh nhân dân trên hệ thống đăng ký trực tuyến chỉ cho phép kê khai 9 ký tự số. Ngoài ra, việc quản lý phắ, lệ phắ trên phần mềm đăng ký trực tuyến mới chỉ dừng lại ở các loại phắ, lệ phắ đăng ký giao dịch bảo đảm, chƣa tắch hợp đƣợc các loại phắ khác nhƣ: Phắ cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý phƣơng tiện giao thông cơ giới, lệ phắ cấp bản saoẦ vì thế rất khó khăn cho các chủ thể đăng ký khi thực hiện thanh toán và cho các Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản trong việc thông báo phắ cho khách hàng.

Về phắa các NHTM, hiện nay, trong một số trƣờng hợp, việc kê khai thông tin về tên, địa chỉ của khách hàng thƣờng xuyên khi có sự thay đổi ắt đƣợc Ngân hàng quan tâm, đề nghị Cục Đăng ký để cập nhật, điều này ảnh hƣởng đến việc nhận kết quả đăng ký giao dịch bảo đảm, dẫn đến nhiều trƣờng hợp Ngân hàng đó không nhận đƣợc kết quả đăng ký do địa chỉ trụ sở đã thay đổi. Ngoài ra, trong việc kê khai tài sản bảo đảm, một số trƣờng hợp các NHTM thực hiện đắnh kèm file đơn đăng ký hoặc chƣa thực hiện nhập số khung vào mục kê khai số khung theo quy định của pháp luật và hƣớng dẫn tại phần mềm. Những thiếu sót, hạn chế này của các ngân hàng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong việc cung cấp, tìm hiểu thông tin về giao dịch bảo đảm do hệ thống đăng ký không có đƣợc thông tin đầy đủ, chắnh xác.

Thực tiễn cho thấy, đến thời điểm hiện tại việc đăng ký giao dịch trực tuyến đối với động sản nhƣ ô tô, hàng hóa,Ầ vẫn chƣa có nhiều thay đổi so

với trƣớc khi Thông tƣ số 22/2010/TT-BTP đƣợc ban hành. Điều đó khiến cho hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm theo hình thức này chƣa thực sự phát huy đƣợc hết ý nghĩa, vai trò và giá trị tắch cực của nó. Chúng tôi cho rằng thời gian tới các cơ quan có thẩm quyền đăng ký của Nhà nƣớc cần có sự quan tâm hơn nữa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng và Bên vay khi thực hiện thủ tục đăng ký theo phƣơng thức này.

Từ những nội dung phân tắch về pháp luật đăng ký giao dịch bảo đảm và thực tiễn thi hành các quy định này từ phắa các cơ quan có thẩm quyền đăng ký cũng nhƣ từ Bên bảo đảm, NHTM ở nƣớc ta thời gian qua cho thấy: các quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm hiện hành về cơ bản đã tạo hành lang pháp lý cho Bên bảo đảm, NHTM và các cơ quan đăng ký trong việc áp dụng và thực hiện công tác đăng ký các giao dịch này, qua đó bảo đảm an toàn cho hoạt động của nền kinh tế nói chung và thị trƣờng tài chắnh - tắn dụng nói riêng, bảo vệ quyền, lợi ắch hợp pháp cho các bên tham gia giao dịch. Đồng thời góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, bên cạnh các ƣu điểm nói trên, một số quy định về đăng ký hiện hành còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, gây khó khăn và chƣa thực sự phù hợp với thực tiễn đăng ký của các NHTM và Bên bảo đảm. Do vậy, để khắc phục những nhƣợc điểm, hạn chế này, yêu cầu đặt ra trƣớc mắt là phải sớm sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm trong thời gian tới cũng nhƣ xây dựng các giải pháp tổng thể khác nhằm đẩy mạnh quá trình tổ chức, thực thi pháp luật về lĩnh vực này từ phắa cơ quan có thẩm quyền đăng ký cũng nhƣ từ phắa các NHTM, Bên bảo đảm. Có nhƣ vậy, mới phát huy hết vai trò, giá trị pháp lý tắch cực của hoạt động này đối với các giao dịch dân sự, tài chắnh. Các nội dung này tác giả xin đƣợc đề cập trong chƣơng 3 của luận văn.

Chương 3

Một phần của tài liệu Pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay (Trang 80)