Thực trạng quy định của pháp luật

Một phần của tài liệu Pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay (Trang 38)

Điều 47 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP quy định cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và thẩm quyền đăng ký giao dịch, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm nhƣ sau:

1. Cục Hàng không Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay.

2. Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải thuộc Cục Hàng hải Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về thế chấp tàu biển.

3. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

4. Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản, trừ tàu bay, tàu biển và các tài sản khác không thuộc thẩm quyền đăng ký của các cơ quan quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này [20].

Theo điều luật trên, về cơ bản, pháp luật hiện hành vẫn giữ nguyên quy định về mô hình tổ chức và thẩm quyền của các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm căn cứ theo từng loại tài sản bảo đảm là bất động sản, động sản (trừ tàu bay, tàu biển) tại Nghị định số 08/2000/NĐ-CP và các Thông tƣ hƣớng dẫn việc đăng ký tại các cơ quan này. Tuy nhiên, đối với hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, Nghị định số 83/2010/NĐ-CP và Thông tƣ liên tịch số 20/2010/TTLT-BTP- BTNMT đã bỏ quy định về thẩm quyền đăng ký thế chấp mà bên thế chấp là hộ gia đình, cá nhân của cán bộ địa chắnh xã khi đƣợc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện ủy quyền thực hiện tại Thông tƣ số 06/2007/TT-BTNMT ngày 15/6/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng hƣớng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chắnh phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất,ẦChúng tôi cho rằng, quy định này xuất phát từ một số bất cập, hạn chế của cơ chế ủy quyền đăng ký này trong thời gian qua nhƣ:

Do việc chuyển chuyển hồ sơ và Danh mục các trường hợp đã đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của cán bộ địa chắnh được ủy quyền chưa được kịp thời, gây khó khăn cho công tác lưu trữ, tra cứu và cung cấp thông tin khi có yêu cầu. Thêm vào đó, công tác đăng ký của cán bộ địa chắnh gặp khó khăn do một số xã không cho phép cán bộ địa chắnh đóng dấu của Ủy ban nhân dân nên trong một số Đơn yêu cầu đăng ký, ở phần chứng nhận của cơ quan đăng ký chỉ có chữ ký và họ tên của cán bộ địa chắnh xã, mà không có dấu của Ủy ban [25].

Từ đó, dẫn đến việc ủy quyền khó đạt đƣợc mục đắch và hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm trong một số trƣờng hợp lại phải "gánh chịu" sự yếu kém của cán bộ cấp xã nhƣ trƣớc khi ban hành Luật đất đai năm 2003. Nhƣ vậy, với quy định này không những tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nƣớc mà còn góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động đăng ký đối với giao dịch bảo đảm bằng bất động sản trong thời gian vừa qua.

Từ những phân tắch nêu trên chúng ta thấy rằng, trong hệ thống tổ chức các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm hiện hành ở nƣớc ta chỉ có Trung tâm đăng ký quốc gia giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm là cơ quan thuộc Bộ Tƣ pháp, còn các cơ quan đăng ký khác đều là những cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ đăng ký đối với từng loại tài sản riêng biệt. Theo đó, việc tổ chức và phân định thẩm quyền giữa các cơ quan đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm mang lại một số ƣu điểm nhƣ sau [39]:

Thứ nhất, các giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tàu bay, tàu biển đƣợc đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng và các biến động khác liên quan đến tình trạng pháp lý của tài sản. Do vậy, đã tạo thuận lợi cho việc theo dõi lịch sử các biến động của các tài sản nêu trên. Khi muốn tìm hiểu thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm chỉ cần nộp đơn tại một cơ quan là có thể nhận đƣợc những thông tin cần thiết cho phép xác định chủ sở hữu tài sản, tình trạng biến động của tài sản.

Thứ hai, với điều kiện địa lý của Việt Nam, hệ thống cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đƣợc tổ chức đến cấp huyện, sẽ góp phần đảm bảo sự thuận tiện cho việc đăng ký và tìm hiểu thông tin trực tiếp của ngƣời dân trong lĩnh vực này.

Thứ ba, đối với các giao dịch bảo đảm bằng động sản, trừ tàu bay, tàu biển đƣợc tổ chức đăng ký tập trung tại các Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản thuộc Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm đặt tại một số khu vực (thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chắ Minh), không phụ thuộc vào địa giới hành chắnh nên đã giúp các tổ chức, cá nhân giảm đƣợc các chi phắ

đăng ký, tìm hiểu thông tin. Ngoài ra, việc tổ chức và duy trì cơ sở dữ liệu quốc gia về giao dịch bảo đảm bằng động sản, là tiền đề thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất đối với một số lĩnh vực, nhƣ các giao dịch bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển và các động sản khác. Sự thuận lợi này cho phép đẩy nhanh tiến độ tin học hóa, nối mạng hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm, trƣớc hết là hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản ở Việt Nam trong thời gian tới.

Bên cạnh những ƣu điểm nhƣ trên, hoạt động đăng ký theo mô hình tổ chức này thời gian qua cũng đã bộc lộ một số điểm hạn chế, thiếu sót nhƣ: (i) do có nhiều cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và việc thực hiện đăng ký phân biệt thẩm quyền đăng ký giữa các cơ quan đăng ký nên chƣa thực sự thuận tiện cho việc đăng ký, tìm hiểu thông tin trong lĩnh vực này (ii) hệ thống cơ quan đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đƣợc tổ chức phân tán tại địa phƣơng theo hai cấp là cấp tỉnh và cấp huyện theo tƣ cách chủ thể có quyền sử dụng đất nên hệ thống hồ sơ địa chắnh phải lập nhiều bộ, lƣu giữ ở nhiều cấp, đòi hỏi chi phắ lớn cho việc thiết lập, quản lý, chỉnh lý biến động đăng ký thế chấp; quy trình cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chắnh phức tạp và trùng lặp, nhất là trong điều kiện hiện nay hầu hết các địa phƣơng còn khó khăn về kinh phắ, nhân lực. Đây là nguyên nhân chắnh dẫn đến tình trạng hồ sơ địa chắnh không đƣợc lập, cập nhật, chỉnh lý đầy đủ dẫn đến hệ thống thông tin không thống nhất giữa các cấp (iii) Nghị định số 83/2010/NĐ-CP và các văn bản hƣớng dẫn thi hành hiện vẫn còn "bỏ ngỏ" một số quy định liên quan đến việc xác định trách nhiệm của cơ quan đăng ký (ngoài những nội dung về quyền và nghĩa vụ đã nêu tại mục 1.2.3.2 Chƣơng 1), cụ thể nhƣ: chƣa quy định rõ trách nhiệm bồi thƣờng của cơ quan đăng ký cũng nhƣ của cán bộ trực tiếp thực hiện công tác đăng ký giao dịch bảo đảm trong trƣờng hợp gây thiệt hại cho ngƣời yêu cầu đăng ký; chƣa có quy định về cách thức cũng nhƣ cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin về giao dịch bảo đảm giữa các cơ quan có liên quan đến hoạt động đăng ký,ẦĐây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hƣởng đến chất lƣợng, hiệu quả của công tác đăng ký giao dịch bảo đảm thời gian qua của nƣớc ta cũng nhƣ hoạt động của

các giao dịch dân sự, tắn dụng đòi hỏi các nhà làm luật cần có sự quan tâm xem xét và kịp thời bổ sung trong các văn bản pháp luật hiện hành thời gian tới.

Một phần của tài liệu Pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)