GIAO DỊCH BẢO ĐẢM TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
Với những nội dung đã phân tắch tại chƣơng 2 nêu trên và thực tiễn cho thấy, pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm đã và đang ngày càng khẳng định vai trò và vị thế của mình trong môi trƣờng kinh doanh của nền tài chắnh hiện đại. Với mục tiêu công khai hóa các giao dịch bảo đảm đã tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân và NHTM trong việc tìm hiểu thông tin về tài sản, đồng thời tạo cơ sở pháp lý để xác định thứ tự ƣu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm. Qua đó, tăng cƣờng tắnh minh bạch của các giao dịch sự, kinh tế, đặc biệt đối với các giao dịch tài chắnh - tắn dụng, lành mạnh hóa môi trƣờng đầu tƣ, bảo vệ quyền, lợi ắch hợp pháp cho các chủ thể tham gia giao dịch. Tuy nhiên, trong thời gian qua, hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm đối tƣơng ứng với từng tài sản bảo đảm chƣa đƣợc triển khai thực hiện đồng bộ ở các địa phƣơng, các cơ quan đăng ký, nhất là trong lĩnh vực đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Thêm vào đó, công tác hƣớng dẫn, bồi dƣỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ đăng ký chƣa đƣợc thực hiện tập trung, kịp thời.
Các giao dịch bảo đảm đã đăng ký đƣợc xem là nguồn thông tin quan trọng để các NHTM - Bên nhận bảo đảm xem xét, quyết định cấp tắn dụng và công tác quản lý nhà nƣớc về các loại tài sản có liên quan của một số cơ quan đăng ký, nhƣng chƣa đƣợc khai thác, sử dụng triệt để. Tắnh thiếu thống nhất, thiếu ổn định và những hạn chế tại các quy định của pháp luật trong lĩnh vực
này trong suốt thời gian qua đã tạo nên trở ngại tƣơng đối lớn, làm suy giảm khả năng phát triển của hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm tại Việt Nam. Vì vậy, thiết chế đăng ký này vẫn chƣa thực sự phát huy hết vai trò, ý nghĩa, giá trị trong thực tế.
Để khắc phục những hạn chế này và đẩy mạnh công tác quản lý, đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, nâng cao hiệu quả của hoạt động đăng ký, từng bƣớc xây dựng hệ thống cơ quan đăng ký hiện đại, khoa học, đáp ứng đƣợc nhu cầu đăng ký cho các chủ thể, thì việc nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật và cơ chế bảo đảm thực thi pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm cần đƣợc quan tâm trong thời gian tới. Mục tiêu của việc hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này là:
(i) Thống nhất pháp luật trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm; (ii) Hủy bỏ những quy định không còn phù hợp trong pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm, đặc biệt những quy định tác động trực tiếp hoạt động cho vay của các NHTM; Bổ sung những quy định cần thiết, phù hợp với thực tiễn khách quan của đời sống kinh tế, xã hội;
(iii) Xây dựng hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm thực hiện đƣợc tốt hai chức năng cơ bản là đăng ký và cung cấp thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản cho các NHTM và tổ chức, cá nhân có yêu cầu;
(iv) Trình tự, thủ tục đăng ký và tìm hiểu thông tin đƣợc quy định thống nhất, đồng bộ, đơn giản, thuận tiện, ắt chi phắ mà vẫn đảm bảo đƣợc yêu cầu của ngƣời yêu cầu đăng ký và tìm hiểu thông tin về giao dịch bảo đảm;
(v) Tiến tới việc đăng ký các giao dịch bảo đảm đƣợc tổ chức tập trung vào một đầu mối thống nhất trên toàn quốc nhằm tạo thuận lợi, nâng cao hiệu quả trong công tác đăng ký và cung cấp thông tin cũng nhƣ việc quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động này.
Để thực hiện đƣợc những mục tiêu đặt ra nêu trên thì việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trong tiến trình hoàn thiện pháp luật Việt
Nam về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu sau:
Thứ nhất, các văn bản pháp luật phải tôn trọng những quy định mang tắnh kế thừa, có tắnh ổn định cao là kết quả của hoạt động pháp điển hóa mạnh mẽ tại Việt Nam trong thời gian qua;
Thứ hai, bên cạnh đó, việc xây dựng hệ thống pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm tại nƣớc ta cần mạnh dạn đƣa ra những quy định mới, thống nhất, phù hợp với tắnh chất và xu thế vận động của các quan hệ xã hội trong lĩnh vực dân sự - kinh tế, đặc biệt các quan hệ về tài chắnh - tắn dụng. Qua đó, khắc phục đƣợc những hạn chế, bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật đăng ký, tạo cơ sở pháp lý đảm bảo cho các quyết định cấp vốn vay của Ngân hàng cũng nhƣ cho sự tăng trƣởng của nền kinh tế.
Tắnh đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm thể hiện trƣớc hết ở nội dung của các quy định trong BLDS, Luật Đất đai, Bộ luật Hàng hải, Luật các Tổ chức tắn dụng,..và các văn bản dƣới luật hƣớng dẫn thi hành phải có sự nhất quán, không có mâu thuẫn, chồng chéo. Và tắnh hiệu quả của công tác đăng ký này thể hiện ở chỗ phải phù hợp với thực tế các giao dịch, đảm bảo an toàn cho hoạt động tắn dụng ngân hàng và sự thuận lợi, nhanh chóng, chắnh xác cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các bên tham gia giao dịch.
Thứ ba, hệ thống pháp luật của Việt Nam cần tắch cực tiếp thu các tài liệu nghiên cứu, các hoạt động khảo sát, học tập và trao đổi kinh nghiệm với các quốc gia khác nhau trên thế giới nhằm tiếp thu những tƣ tƣởng, những quy định tiến bộ, phù hợp với thông lệ, xu hƣớng hội nhập quốc tế và điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam. Trong điều kiện hiện nay, chúng ta cần tắch cực học tập kinh nghiệm của các nƣớc trong khu vực và trên thế giới có hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm hiện đại, từ đó từng bƣớc vận dụng một cách có chọn lọc, sáng tạo và phù hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội đất
nƣớc. Có nhƣ vậy, chúng ta mới tạo đƣợc sự tƣơng thắch cần thiết giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật các nƣớc, đáp ứng và đẩy mạnh quá trình hợp tác, phát triển kinh tế quốc tế.
Thực tế cho thấy, việc tiếp cận nguồn tắn dụng Ngân hàng vẫn còn những trở ngại nhất định đối với không ắt doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay. Do vậy, việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm có ý nghĩa quan trọng đối với tƣơng lai của cả hệ thống đăng ký, cũng nhƣ tốc độ phát triển của thị trƣờng tài chắnh - tiền tệ, và tác động tắch cực trong việc tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn, giúp cải thiện đáng kể thị trƣờng cho vay đặc biệt là trong giai đoạn tắch cực hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới nhƣ hiện nay. Tham khảo kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới cho thấy, ở những nƣớc đạt đƣợc chỉ số pháp luật về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm tốt thì ngƣời dân, cộng đồng doanh nghiệp sẽ có nhiều khả năng tiếp cận tắn dụng tốt hơn, mức độ ổn định của hệ thống tài chắnh cao hơn, giảm đƣợc tỉ lệ các khoản vay không hiệu quả (nợ khó đòi) cho các NHTM và chắ phắ vay cũng thấp hơn.