CUNG CẤP VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM 1 Pháp luật về cung cấp và công bố thông tin về giao dịch bảo đảm

Một phần của tài liệu Pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay (Trang 72)

2.5.1. Pháp luật về cung cấp và công bố thông tin về giao dịch bảo đảm

Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP quy định: "Thông tin lưu trữ trong Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm, Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm và Hệ thống dữ liệu quốc gia về giao dịch bảo đảm được công khai cho cá nhân, tổ chức có yêu cầu tìm hiểu" [20]. Điều 41 Nghị định cũng khẳng định: "Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền tìm hiểu thông tin về giao dịch bảo đảm được lưu giữ trong Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm, Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm và Hệ thống dữ liệu quốc gia về giao dịch bảo đảm" [20] và

"Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm có trách nhiệm cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm ngay trong ngày nhận đơn yêu cầu cung cấp thông tin hợp lệẦ" [20, Điều 44].

Có thể nói, cung cấp và công khai hóa thông tin là một mục tiêu quan trọng, cốt lõi của tất cả các hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm trên thế giới. Thực tế cho thấy, một trong những tiêu chắ để đánh giá năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm tại mỗi quốc gia là khả năng cung cấp thông tin đƣợc thực hiện nhanh nhất, chắnh xác và với chi phắ hợp lý nhất. Nó cho biết về sự tồn tại hoặc tiềm năng hiện hữu của các quyền đối với tài sản đang đƣợc quan tâm, đặc biệt là đối với bên nhận bảo đảm. Do vậy, trong thời gian qua một trong những kết quả quan trọng mà Việt Nam đạt đƣợc là thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền đều đƣợc lƣu giữ và cung cấp công khai cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động cho vay có bảo đảm của các NHTM để phát triển sản xuất, kinh doanh ngày càng đƣợc mở rộng cả về hình thức và mức độ. Theo đó thì nhu cầu cần đƣợc đảm bảo an toàn pháp lý cho việc thiết lập các giao dịch bảo đảm giữa các ngân hàng và Bên bảo đảm là yêu cầu cần thiết. Trong bối cảnh đó, thì quy định của pháp luật về công khai minh bạch hóa thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản đặc biệt có ý nghĩa, góp phần lành mạnh thị trƣờng tài chắnh - tiền tệ, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tắn dụng, ngăn ngừa những hoạt động tiêu cực đối với sự ổn định và phát triển môi trƣờng đầu tƣ ở nƣớc ta.

Đối chiếu quy định đã trắch dẫn nêu trên cho thấy, pháp luật hiện hành tiếp tục khẳng định quyền đƣợc tiếp cận thông tin về các giao dịch bảo đảm (quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển, động sản khác,Ầ) của tổ chức, cá nhân cũng nhƣ trách nhiệm cung cấp, công khai hóa thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản của các cơ quan có thẩm quyền đăng ký đã quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật nhƣ: Nghị định số

08/2000/NĐ-CP, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP, Thông tƣ số 06/2006/TT-BTP, Thông tƣ số 03/2006/TT-BTP, Thông tƣ số 04/2007/TT-BTP,Ầ Theo đó, tất cả các thông tin về giao dịch bảo đảm đã đăng ký tại Trung tâm Đăng ký và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đều đƣợc cung cấp công khai, đầy đủ, nhanh chóng, thuận tiện, có mức phắ thấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân đặc biệt là các NHTM và Bên vay vốn khi có nhu cầu tìm hiểu. Đồng thời, nhằm nâng cao sự công khai, minh bạch trong các hoạt động cung cấp thông tin khi có yêu cầu, Nghị định số 83/2010/NĐ-CP đã pháp điển hóa quy định tại các Thông tƣ đã ban hành trƣớc đây về những trƣờng hợp mà cơ quan có thẩm quyền đăng ký từ chối cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm (các nội dung này chƣa đƣợc đề cập tại Nghị định số 08/2000/NĐ-CP) đó là: Yêu cầu cung cấp thông tin tại cơ quan không có thẩm quyền cung cấp thông tin; Đơn yêu cầu cung cấp thông tin không hợp lệ; Ngƣời yêu cầu cung cấp thông tin không nộp phắ cung cấp thông tin.

Riêng đối với hoạt động cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm (đƣợc lấy trực tiếp từ Hệ thống dữ liệu quốc gia các giao dịch bảo đảm), tài sản, hợp đồng tại Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản thuộc Bộ Tƣ pháp, Điều 20, 21 Thông tƣ số 05/2011/TT-BTP đã có quy định chi tiết, rõ ràng hơn về các hình thức cung cấp, tìm hiểu thông tin so với quy định mang tắnh chất chung chung tại các Thông tƣ hƣớng dẫn số 06/2006/TT-BTP, Thông tƣ số 03/2007/TT-BTP,Ầ bao gồm: (i) giấy tờ xác định tƣ cách pháp lý của Bên bảo đảm - tƣơng ứng với từng chủ thể là cá nhân, tổ chức Việt Nam hay nƣớc ngoài (thay vì theo tên của Bên bảo đảm trong Danh mục tóm tắt các giao dịch đã đăng ký); (ii) số khung của phƣơng tiện giao thông cơ giới (bỏ tiêu chắ tìm kiếm theo số máy) và số đăng ký giao dịch bảo đảm. Với sự thay đổi này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân muốn tìm hiểu thông tin về tài sản, hợp đồng trƣớc khi xác lập giao dịch bảo đảm đồng thời góp phần hạn chế những rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng, cấp tắn dụng, vay vốn. Đặc biệt đối với các NHTM thì việc tìm kiếm, cung cấp

thông tin nhanh chóng, chắnh xác sẽ giúp các ngân hàng nắm rõ đƣợc những nội dung quan trọng nhƣ tài sản nào đang đƣợc thế chấp, cầm cố (hoặc đang đƣợc thuê, đƣợc thuê tài chắnh, đang mua trả chậm chƣa thanh toán xongẦ) và ai là ngƣời đang có quyền lợi (đã đƣợc đăng ký) đối với tài sản đó. Chắnh vì thế, trƣớc khi tham gia giao dịch (dù là giao dịch bảo đảm nhƣ thế chấp, cầm cố hay giao dịch mua bán, chuyển nhƣợng), các NHTM dự kiến nhận bảo đảm bằng tài sản mà mình đang quan tâm nên tìm hiểu thông tin tại Trung tâm Đăng ký. Kết quả tìm hiểu thông tin là "" hay "Không có" tài sản đó trong danh mục các giao dịch đã đăng ký sẽ giúp Ngân hàng đƣa ra quyết định phù hợp và có lợi cho mình nhất. Nếu qua tìm hiểu thông tin, ngƣời tìm hiểu xác định đƣợc tài sản đã đƣợc dùng để thế chấp, hoặc tài sản thực chất là tài sản thuê dài hạn của ngƣời khácẦ, họ có thể sẽ quyết định không tham gia giao dịch liên quan đến tài sản đó nữa.

Có thể nói, việc quy định quyền đƣợc tiếp cận, tìm hiểu, trách nhiệm cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm thời gian qua đã mang lại một số lợi ắch thiết thực, chủ yếu cho các NHTM và Bên bảo đảm nhƣ sau:

Một là, các giao dịch bảo đảm đƣợc đăng ký tại cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền sở hữu, quyền sử dụng và các biến động khác liên quan đến tình trạng pháp lý của tài sản nên đã tạo thuận lợi cho việc theo dõi lịch sử biến động về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm. Qua đó tăng cƣờng tắnh minh bạch, hạn chế những tranh chấp, rủi ro trong việc xác lập các quyền, lợi ắch hợp pháp của bên có quyền. Theo đó, khi muốn tìm hiểu thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm, Bên nhận bảo đảm - các NHTM chỉ cần nộp đơn tại một cơ quan đăng ký là có thể nhận đƣợc những thông tin cần thiết cho phép xác định chủ sở hữu tài sản, tình trạng pháp lý, biến động của tài sản bảo đảm.

Hai là, với điều kiện địa lý của nƣớc ta, hệ thống cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đƣợc tổ chức đến cấp huyện đã góp phần đảm bảo sự thuận tiện cho việc đăng ký, tìm hiểu thông tin trực tiếp của các NHTM khi nhận tài sản bảo đảm của bên vay vốn.

Ba là, đối với các giao dịch bảo đảm bằng động sản đƣợc tổ chức đăng ký tƣơng đối tập trung, nên đã giảm đƣợc các chi phắ đăng ký, tìm hiểu thông tin và thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất đối với một số lĩnh vực, nhƣ các giao dịch bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển và các động sản khác. Sự thuận lợi này tạo điều kiện và cho phép đẩy nhanh tiến độ tin học hóa, nối mạng hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm đối với các tài sản là động sản trong thời gian tới. Việc này sẽ giúp các NHTM và Bên bảo đảm tiết kiệm đƣợc thời gian và chi phắ khi muốn tìm hiểu thông tin về tình trạng pháp lý của các giao dịch, tài sản, hợp đồng này trong các giao dịch bảo đảm tắn dụng. Tóm lại, các ngân hàng cũng nhƣ tổ chức, cá nhân có thể sử dụng cơ chế chế tìm hiểu thông tin nhƣ là một biện pháp phòng ngừa rủi ro để tự bảo vệ quyền, lợi ắch của mình khi tham gia giao dịch, tránh các trƣờng hợp bị lừa đảo hoặc vì nhầm lẫn mà mua, nhận bảo đảm bằng các tài sản đã sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác, tài sản bị hạn chế quyền sở hữu hoặc không thuộc quyền sở hữu của ngƣời bán.

Một phần của tài liệu Pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)