Qua bảng 4.1 ta thấy thân lá cây bắp có phần trăm vật chất khô (DM) là 15,23% và phần trăm đạm thô là 9,4 %, thấp hơn kết quả của Danh Mô và Nguyễn Văn Thu (2008) có phần trăm vật chất khô là 17,4% và phần trăm đạm thô là 9,86%. Hàm lượng NDF của thân lá cây bắp thí nghiệm 65,2% bằng với Danh mô và Nguyễn Văn Thu (2008) là 65,1%.
Rơm lúa sau khi thu hoạch được phơi khô dự trữ là nguồn thức ăn quanh năm cho bò, rơm thường có giá trị dinh dưỡng thấp, qua phân tích cho thấy hàm lượng vật chất khô (DM) của thí nghiệm 90,2% cao hơn so với báo cáo của Nguyễn Văn Thu (2009) là 83,2% và thấp hơn với kết quả phân tích của Tống Văn Hiền (2012) là 92,97% DM. Hàm lượng protein thô của rơm trong thí nghiệm này 4,7% cao hơn kết quả Tống Văn Hiền (2012) và thấp hơn kết quả Thạch Tăng Ly (2013) lần lượt là 4,59% và 5,07%. Hàm lượng ADF của rơm trong thí nghiệm 45,51% cao hơn so với kết quả của Nguyễn Nhật Xuân Dung et al, (2006) là 36,44% và NDF của rơm trong thí nghiệm 68,5% cao hơn so với Danh Mô (2009) là 63,0%.
Hàm lượng vật chất khô của bã mía sau khi sấy ở nhiệt độ 105oC cho đến khi trọng lượng không đổi thu được kết quả là 84,37%. Kết quả này thấp hơn so Đỗ Thị
Cẩm Hường (2012) là 93,69%. Theo Pozy (1998), vật chất khô của thức ăn phơi khô và thức ăn tinh là từ 85% đến 92%. Hàm lượng protein thô của bã mía 4,48% thấp hơn
STT Thực liệu %DM %OM NDF ADF Ash %CP
1 Thân lá cây Bắp 15,23 92,36 65,2 35,46 7,64 9,45
2 Rơm 90,2 85,47 68,5 45,51 14,53 4,7
kết quả Nguyễn Nhật Xuân Dung et al, (2006) là 4,88%. Tỉ lệ NDF của bã mía thu
được 81,24%, kết quả này thấp hơn với kết quảĐỗ Thị Cẩm Hường (2012) là 89,05%.