ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các nhóm vi khuẩn dại cỏ lên gas volume tủ lệ tiêu hóa của một số phụ phẩm nông nghiệp trong điều kiện invitro (Trang 42)

3.1.1 Địa điểm

Đề tài tiến hành tại Phòng Chăn nuôi Tiên Tiến E103, Bộ môn chăn nuôi, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ.

Dịch dạ cỏ dùng để thí nghiệm in vitro được lấy trên cơ thể của bò đực lai Sind, Quận Ô Môn, TP, Cần Thơ.

3.1.2 Thời gian

Đề tài được thực hiện từ ngày 15/10/ 2013 đến ngày 15/12/2013.

3.2 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU

3.2.1 Dụng cụ dùng để lấy dịch dạ cỏ của bò

- Bình đá: Dùng để giữẩm, khi lấy dịch từ dạ cỏ của bò sẽđược trữ trong keo nhựa, keo nhựa được đựng trong bình đá đảm bảo nhiệt độ của dịch dạ cỏ không bị

thay đổi đáng kể khi di chuyển về phòng thí nghiệm.Vi sinh vật trong dịch dạ cỏ có thể bị chết nếu dịch dạ cỏ không đảm bảo nhiệt độ cho vi sinh vật hoạt động.

- Keo nhựa: Dung tích 5 lít, dùng để trữ dịch dạ cỏ khi lấy dịch ra khỏi dạ dày của bò.

3.2.2 Thiết bị và dụng cụ dùng để thí nghiệm - Lọủ: Dùng đểủ thực liệu khảo sát trong 24 giờ.

- Ống tiêm đo thể tích khí: Dùng đểđo thể tích khí sinh ra tương ứng khi ta ủ

thực liệu.

- Bộ dụng cụ thí nghiệm tỉ lệ tiêu hóa: Gồm những ống nghiệm tối màu có nắp đậy thể tích 50 ml, trên nắp có một lỗ nhỏ thông khí và giá đỡống nghiệm.

- Tủ sấy: Xác định trọng lượng. - Bình tam giác.

Lu n v n T t nghi p i h c Ch ng 3: Ph ng ti n & Ph ng pháp nghiên c u - Beaker 50ml, 250ml, 500ml. - Ống đong 10ml, ống hút. - Pipette. - Phiễu đong. - Ống chuẩn độ. - Bộ Kjeldahl. 3.3 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM 3.3.1 Bố trí thí nghiệm

Đề tài được tiến hành với 3 thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên 5 nghiệm thức với 3 lần lặp lại.

3.3.1.1 Thí nghiệm 1

- Nghiệm thức đối chứng (Đ/C): Thân lá cây bắp không bổ sung vi khuẩn dạ

cỏ.

- Nghiệm thức 1 (NT1): Thân lá cây bắp bổ sung vi khuẩn dạ cỏ bò. - Nghiệm thức 2 (NT2): Thân lá cây bắp bổ sung vi khuẩn dạ cỏ trâu. - Nghiệm thức 3 (NT3): Thân lá cây bắp bổ sung vi khuẩn dạ cỏ cừu. - Nghiệm thức 4 (NT4): Thân lá cây bắp bổ sung vi khuẩn dạ cỏ dê.

3.3.1.2 Thí nghiệm 2

- Nghiệm thức đối chứng (Đ/C): Rơm không bổ sung vi khuẩn dạ cỏ. - Nghiệm thức 1 (NT1): Rơm bổ sung vi khuẩn dạ cỏ bò.

- Nghiệm thức 2 (NT2): Rơm bổ sung vi khuẩn dạ cỏ trâu. - Nghiệm thức 3 (NT3): Rơm bổ sung vi khuẩn dạ cỏ cừu. - Nghiệm thức 4 (NT4): Rơm bổ sung vi khuẩn dạ cỏ dê.

- Nghiệm thức đối chứng (Đ/C): Bã mía không bổ sung vi khuẩn dạ cỏ. - Nghiệm thức 1 (NT1): Bã mía bổ sung vi khuẩn dạ cỏ bò.

- Nghiệm thức 2 (NT2): Bã mía bổ sung vi khuẩn dạ cỏ trâu. - Nghiệm thức 3 (NT3): Bã mía bổ sung vi khuẩn dạ cỏ cừu. - Nghiệm thức 4 (NT4): Bã mía bổ sung vi khuẩn dạ cỏ dê.

3.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi

- Thành phần dưỡng chất thức ăn trong các thí nghiệm được phân tích theo tiêu chuẩn AOAC (1990).

- Tổng lượng khí sinh ra (ml) ở 6 giờ, 12 giờ, 18 giờ và 24 giờ. - Tỷ lệ tiêu hóa DMD ở 24 giờ.

- Hàm lượng N-NH3, pH.

3.3.3 Tiến hành thí nghiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 1: Cân 2 gDM mẫu thức ăn theo các bảng lượng cân các nghiệm thức

ứng với từng mức độ khi đem đi thí nghiệm, cẩn thận không được vương vảy mẫu, sau khi cân xong cho mẫu vào lọủ tối màu.

Bước 2: Pha dung dịch đệm. Dung dịch đệm được sử dụng trong thí nghiệm là theo mô tả của Tilley and Terry (1963).

Bảng 3.1 Lượng cân các hóa chất có trong một lít dung dịch đệm

STT Hóa chất Lượng cân (g/lít)

1 NaHCO3 50,96 2 KCl 2,94 3 CaCl2 0,21 4 Na2HPO4,12H2O 48,36 5 NaCl 2,44 6 MgSO4,7H2O 0,62 7 Cystein 1,32

Lu n v n T t nghi p i h c Ch ng 3: Ph ng ti n & Ph ng pháp nghiên c u

Công thức pha được trình bày trong (bảng 3.1). Dung dịch sau khi pha xong

được sục khí CO2 cho đến khi chuyển từ đục sang trong suốt. Chúng ta có thể làm

ấm dung dịch đệm bằng cách cho thùng chứa dung dịch vào bồn ủ (water bath) khoảng 15 phút, nhiệt độ nước trong bồn ủ được kiểm soát ở 38ºC trước khi sử

dụng để tạo điều kiện nhiệt độ tốt, tránh sốc nhiệt cho vi sinh vật dạ cỏ.

Bước 3: Lấy dịch dạ cỏ, dịch dạ cỏ được thu thập và được giữ ấm trong thùng đá sau đó nhanh chóng chuyển về phòng thí nghiệm. Tại đây dịch dạ cỏđược lọc qua 4 lớp vải muslin vào lọ, bơm khí CO2 rồi đậy kín tạo yếm khí và ủ ấm ở

nhiệt độ 38ºC trước khi dùng để thực hiện thí nghiệm. Dựa vào số lượng đơn vị thí nghiệm và lượng thực liệu khi đem ủ là bao nhiêu từ đó ta cũng tính được lượng dung dịch dạ cỏ cần thí nghiệm là bao nhiêu. Đối với 1 gDM thực liệu ta cần 20 ml dung dịch dạ cỏ.

Bước 4: Trộn dịch dạ cỏ đã lấy vào dung dịch đệm tạo hỗn hợp dung dịch

đệm và dịch dạ cỏ, khuấy đều cho lượng vi sinh vật trong dịch dạ cỏ phân bố đều trước khi chia ra từng lọ ủ. Dùng ống đong, đong 200 ml hỗn hợp dịch dạ cỏ và dung dịch đệm cho vào lọ ủ đã có sẵn 2 gDM thực liệu, dùng đũa thủy tinh khuấy

đều cho thực liệu thấm ướt hoàn toàn, tránh để thực liệu dính trên thành keo ủ, dùng bình tia chứa nước cất rửa thực liệu bị dính trên đũa thủy tinh vào trong lọủ, tránh thất thoát mẫu ảnh hưởng đến kết quả, đậy kính lọủ, dùng nút nhôm đóng kín xung quanh kẽ hở giữa nắp lọủ và miệng lọủ ngăn không cho không khí đi vào.

Sắp xếp tất cả các lọ ủ thực liệu vào khung inox cho vào bồn ủ (water bath) nhiệt độủở 38ºC, tiến hành ủ và theo dõi lượng khí sinh ra tương ứng sau 24 giờ.

Bước 5: Tính tỷ lệ tiêu hóa, Sau khi mẫu ủ trong 24 giờđem ra lọc bằng túi vải đã xác định trọng lượng, lọc xong đem sấy ở 105oC cho đến trọng lượng không

đổi. Công thức tính tỷ lệ tiêu hóa:

Dưỡng chất trước khi ủ - Dưỡng chất sau khi ủ

Dưỡng chất trước khi ủ

X 100% TLTH (%) =

3.4 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ THỐNG KÊ

Số liệu thô được nhập vào bảng tính Microsoft Excel 2007. Sau đó được xử lý thống kê bằng phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) theo mô hình tuyến tính tổng quát (General Linear Model) trên phần mềm Minitab 16.

Lu n v n T t nghi p i h c Ch ng 4: K t qu th o lu n

Chương 4: KT QU THO LUN

4.1 THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA THỨC ĂN TRONG THÍ NGHIỆM

Bảng 4.1: Thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm (%DM)

Qua bảng 4.1 ta thấy thân lá cây bắp có phần trăm vật chất khô (DM) là 15,23% và phần trăm đạm thô là 9,4 %, thấp hơn kết quả của Danh Mô và Nguyễn Văn Thu (2008) có phần trăm vật chất khô là 17,4% và phần trăm đạm thô là 9,86%. Hàm lượng NDF của thân lá cây bắp thí nghiệm 65,2% bằng với Danh mô và Nguyễn Văn Thu (2008) là 65,1%.

Rơm lúa sau khi thu hoạch được phơi khô dự trữ là nguồn thức ăn quanh năm cho bò, rơm thường có giá trị dinh dưỡng thấp, qua phân tích cho thấy hàm lượng vật chất khô (DM) của thí nghiệm 90,2% cao hơn so với báo cáo của Nguyễn Văn Thu (2009) là 83,2% và thấp hơn với kết quả phân tích của Tống Văn Hiền (2012) là 92,97% DM. Hàm lượng protein thô của rơm trong thí nghiệm này 4,7% cao hơn kết quả Tống Văn Hiền (2012) và thấp hơn kết quả Thạch Tăng Ly (2013) lần lượt là 4,59% và 5,07%. Hàm lượng ADF của rơm trong thí nghiệm 45,51% cao hơn so với kết quả của Nguyễn Nhật Xuân Dung et al, (2006) là 36,44% và NDF của rơm trong thí nghiệm 68,5% cao hơn so với Danh Mô (2009) là 63,0%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hàm lượng vật chất khô của bã mía sau khi sấy ở nhiệt độ 105oC cho đến khi trọng lượng không đổi thu được kết quả là 84,37%. Kết quả này thấp hơn so Đỗ Thị

Cẩm Hường (2012) là 93,69%. Theo Pozy (1998), vật chất khô của thức ăn phơi khô và thức ăn tinh là từ 85% đến 92%. Hàm lượng protein thô của bã mía 4,48% thấp hơn

STT Thực liệu %DM %OM NDF ADF Ash %CP

1 Thân lá cây Bắp 15,23 92,36 65,2 35,46 7,64 9,45

2 Rơm 90,2 85,47 68,5 45,51 14,53 4,7

kết quả Nguyễn Nhật Xuân Dung et al, (2006) là 4,88%. Tỉ lệ NDF của bã mía thu

được 81,24%, kết quả này thấp hơn với kết quảĐỗ Thị Cẩm Hường (2012) là 89,05%.

4.2 THÍ NGHIỆM 1

Bảng 4.2: Ảnh hưởng bổ sung vi khuẩn vào thức ăn của thân lá cây bắp lên sự sinh khí và tiêu hóa DMD (%) Thân lá cây Bắp Thời gian (giờ) V (ml) DMD (%) V/gDM (ml) 6 12 18 24 Đ/C 20,5b 25,7d 33,5c 29c 108,75c 23,5d 463,79a NT1 26,5ab 36,7ab 47,0a 45,5a 155,75a 37,5b 415,56ab NT2 31,2a 41,0a 44,0ab 37,7b 154,00a 44,5a 346,79c NT3 23,0b 33,0bc 41,0b 38,0b 135,00b 34,5c 391,34bc NT4 22,2b 31,2c 41,0b 42,2ab 136,75b 34,5c 396,75b SEM 1,43 1,42 1,21 1,05 3,10 0,65 0,01 P 0,001 0,001 0,001 0,001 0,001 0,001 0,001 Các chữa, b, c

khác nhau trên cùng một cột là khác biệt có ý nghĩa thống kê,

Đ/C: NT đối chứng, NT1: bổ sung vi khuẩn bò, NT2: bổ sung vi khuẩn trâu, NT3: bổ sung vi khuẩn cừu, NT4: bổ sung vi khuẩn dê.

Biểu đồ 4.1 Biểu đồ biểu thị lượng khí sinh ra của thân lá cây bắp

Qua bảng 4.2 và biểu đồ 4.1 ta thấy khi bổ sung vi khuẩn vào thì tổng lượng khí sinh ra 6 giờ NT2 là 31,2 ml/g cao hơn NT1 là 26,5 ml/g, tỷ lệ tiêu hóa và lượng khí sinh ra trên gDM tiêu hóa ở NT1 415,56 ml/gDM, NT2 là 346,79 ml/gDM đều khác biệt

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Đ/C NT1 NT2 NT3 NT4 G.Vol 6 giờ (ml) G.Vol 12 giờ (ml) G.Vol 18 giờ (ml) G.Vol 24 giờ (ml)

Lu n v n T t nghi p i h c Ch ng 4: K t qu th o lu n

có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Trong khi đó nghiệm thức đối chứng, NT3 và NT4 chênh lệch nhau cũng không nhiều.

Ở thời điểm 12 giờ thì tổng lượng khí sinh ra ở NT2 là 41 ml cao hơn các nghiệm thức còn lại ở mức có ý nghĩa thống kê (P<0,05) do khả năng phân hủy thức ăn cao làm cho thể tích khí tăng lên, ở các nghiệm thức còn thể tích khí cũng tăng nhưng ở

mức trung bình. Sau 18 giờ thì tổng lượng khí sinh ra ở NT2 44 ml/g nhưng lại thấp hơn NT1 và khác biệt có ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức còn lại ở mức (P<0,05). 24 giờ thì lượng khí sinh ra ở NT2 lại giảm đáng kể so với NT1 và NT4 lần lượt là 45,5 ml/g và 42,2 ml/g.

Khi bổ sung vi khuẩn vào thân lá cây bắp thì lượng khí sinh ra và tỷ lệ tiêu hóa cao, lượng khí sinh ra trên gDM tiêu hóa cao nhất so với S. Salehpor, 2012 (144 ml/ gDM). Bổ sung vi khuẩn vào thân lá cây bắp cho gia súc ăn thì khả năng tiêu hóa mạnh nhất trong 12 đến 18 giờ và sau đó giảm dần.

4.2.1 Ảnh hưởng của bổ sung vi khuẩn lên hàm lượng N-NH3 (mg/l), pH của thân lá cây bắp

Bảng 4.3: Hàm lượng N-NH3(mg/l), pH sinh ra trong từng nghiệm thức

Thân lá cây bắp Chỉ tiêu

pH (30,5oC) N-NH3 (mg/l) Đ/C 7,65 55,5c NT1 7,35 73,5b NT2 7,45 77,5a NT3 7,45 73,5b NT4 7,65 73,5b SEM 0,07 0,65 P 0,05 0,001 Các chữa, b, c

khác nhau trên cùng một cột là khác biệt có ý nghĩa thống kê,

Đ/C: NT đối chứng, NT1: bổ sung vi khuẩn bò, NT2: bổ sung vi khuẩn trâu, NT3: bổ sung vi khuẩn cừu, NT4: bổ sung vi khuẩn dê,

Kết quả xác định độ pH dịch dạ cỏ của bò thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.3. pH của các nhóm vi khuẩn bổ sung đều khác biệt nhau nhưng không có ý nghĩa thống kê (P=0,05). Qua bảng 4.3 cho thấy pH không có thay đổi nhiều từ 7,35 – 7,65. Theo Danielli và ctv (1945) pH dịch dạ cỏ dao động dao động trong khoảng 5,5 – 7,0 khi pH

từ 7,0 – 7,5 thì tốc độ hấp thu axid béo bay hơi giảm. Ngoài ra pH cũng có liên quan

đến cường độ của quá trình lên men phân giải thức ăn tạo thành nhiều axid, giảm hoạt tính của hệđộng vật và hệ thực vật của dạ dày. Đặc biệt là vi khuẩn phân giải cellulose (Hungate và ctv, 1952). Kết quả này cũng phù hợp với nhiều tác giả cho rằng pH dịch dạ cỏ luôn ở khoảng trung tính.

Kết quả xác định N-NH3 trong bảng 4.3 cho thấy giữa các nghiệm thức có sự

khác biệt nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05) nồng độ N-NH3 ở các nhóm vi khuẩn. Khi bổ sung vi khuẩn vào thì nồng độ N-NH3 tăng lên 77,5 mg/l so với đối chứng là 55,5 mg/l, nồng độ N-NH3 trong dạ cỏ luôn cao là tốt nếu thiếu NH3 dẫn tới giảm hệ thống vi sinh vật dạ cỏ. Theo Nguyễn Văn Thu (2003) thì hàm lượng NH3 trong dạ cỏ cao là yếu tố được mong đợi để cho vi sinh vật dạ cỏ sinh trưởng và tổng hợp protein, tiêu hóa thức ăn và cung cấp protein giá trị cho vật chủ bởi vì NH3 là nguồn nitrogen chính cho vi sinh vật dạ cỏ sử dụng để tổng hợp axid amin cho chúng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.2 Ảnh hưởng của bổ sung vi khuẩn lên TLTH DM, ADF, NDF, ADL (%)

Bảng 4.4: TLTH DM, ADF, NDF, ADL (%) của các nghiệm thức

TLTH DM ADF NDF ADL gTH/g ăn vào

Đ/C 23,50d 26,50c 37,50b 21,00b 0,23d NT1 37,50b 33,50b 46,50a 26,50a 0,37b NT2 44,50a 36,25a 49,50a 28,50a 0,44a NT3 34,50c 28,50c 38,50b 25,50a 0,34c NT4 34,50c 26,50c 39,75b 25,50a 0,34c SEM 0,65 0,61 0,69 0,79 0,01 P 0,001 0,001 0,001 0,001 0,001 Các chữa, b, c

khác nhau trên cùng một cột là khác biệt có ý nghĩa thống kê

Đ/C: NT đối chứng, NT1: bổ sung vi khuẩn bò, NT2: bổ sung vi khuẩn trâu, NT3: bổ sung vi khuẩn cừu, NT4: bổ sung vi khuẩn dê

Lu n v n T t nghi p i h c Ch ng 4: K t qu th o lu n

Biểu đồ 4.2 Biểu đồ biểu thị TLTH của các dưỡng chất trong thí nghiệm (%)

Qua bảng 4.4 và biểu đồ 4.2 ta thấy tỷ lệ tiêu hóa DM của các nghiệm thức có kết quả là tỷ lệ tiêu hóa ở NT2 và NT1 cao nhất lần lượt là 44,50%, 37,50% khác biệt có ý nghĩa với các nghiệm thức còn lại ở mức 5% (P<0,05), các tỷ lệ tiêu hóa NT3 và NT4 tương đương nhau không có ý nghĩa với nhau.

NDF gồm có lignin, cellulose, hemicelluloses và đây được xem là thành phần chính của vách tế bào thực vật, do vậy NDF được xem như là xơ tổng số của thức ăn (Van Soest, 1967). Kết quả ở bảng 4.4 cho thấy NT2 và NT1 có tỷ lệ tiêu hóa NDF cao nhất khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại.

Tỷ lệ tiêu hóa ADF của NT2 36,25% cao hơn các nghiệm thức còn lại khác biệt nhau có ý nghĩa ở mức 5% (P<0,05%).

Tỷ lệ tiêu hóa ADL của các nghiệm thức đều có tỷ lệ tiêu hóa tương đương nhau so với đối chứng khác biệt nhau có ý nghĩa thống kê ở mức 5% (P<0,05%). 0 10 20 30 40 50 60 DM ADF NDF ADL gTH/g ăn vào Đ/C NT1 NT2 NT3 NT4

4.3 THÍ NGHIỆM 2

Bảng 4.5: Ảnh hưởng bổ sung vi khuẩn vào thức ăn của rơm lên sự sinh khí và tiêu hóa DMD (%) Rơm Thời gian(giờ) 6 12 18 24 V (ml) DMD (%) V/gDM (ml) Đ/C 20,50b 25,00c 34,00c 28,00c 107,50c 20,50d 525,84a NT1 26,50ab 34,25ab 47,00a 45,50a 153,25a 36,50b 420,27b NT2 31,25a 40,75a 43,75ab 37,75b 153,25a 42,50a 361,61c NT3 23,00b 32,75b 40,50b 36,75b 133,00b 32,50c 409,67bc NT4 22,25b 28,75bc 44,50ab 42,25a 137,00b 33,50c 411,48bc SEM 1,57 1,58 1,00 0,88 1,05 0,65 0,01 P 0,002 0,001 0,001 0,001 0,001 0,001 0,001 Các chữa, b, c

khác nhau trên cùng một cột là khác biệt có ý nghĩa thống kê,

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các nhóm vi khuẩn dại cỏ lên gas volume tủ lệ tiêu hóa của một số phụ phẩm nông nghiệp trong điều kiện invitro (Trang 42)