* Về trồng trọt:
Ngành trồng trọt: Đối với xã Đông Cao trồng trọt là một ngành nghề
chính. Trồng trọt không những cung cấp lương thực hàng ngày cho người dân trong xã mà còn cung cấp rau, củ, quả… cho họ, cung cấp sản phẩm phục vụ
thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên, thời tiết nắng nóng kéo dài, mưa nhiều…là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng cây trồng. Mặc dù vậy qua 3 năm ngành trồng trọt vẫn đạt được kết quả đáng kể, năng suất, sản lượng cây trồng vẫn tăng lên qua từng năm. Điều này được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.5. Diện tích, năng suất, sản lượng một số loại cây trồng của xã qua 3 năm (2011- 2013) Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 1. Cây lương thực có hạt - Lúa 554,2 51,05 28291,9 593,7 52,05 30902 652,6 53,5 34914 - Ngô 20 44 87,3 48 37,92 182 42 37,5 1553 2. Cây có củ - Sắn 15 80 120 10 90 90 8 80 64 3. Cây thực phẩm 2.5 16 4 2.4 13 3 4 12 5.2 - Đậu các loại 2.5 16 4 2,4 13 3 4 12 5.2 4. Cây công nghiệp - Lạc 20 12,5 25 24 13,7 33 16 14,5 23,2
Nguồn: UBND xã Đông Cao năm 2011-2013
Qua bảng 4.5 ta thấy Lúa là cây lương thực được nông dân tập trung sản xuất nhiều, với diện tích lớn nhất so với các loại cây trồng khác. Diện tích trồng lúa qua các năm được duy trì không thay đổi nhiều nhưng năng xuất và sản
lượng lúa không ngừng tăng lên năm 2011 sản lượng là 28291,9 tấn đến năm 2013 tăng lên là 34914 tấn. Do có sự chỉ đạo kịp thời của ban chỉđạo sản xuất nông nghiệp phối hợp cùng các cơ sở xóm tập trung chăm sóc cho lúa từ khi làm mạ đến lúc thu hoạch. Hơn nữa là do người dân địa phương đã biết áp dụng thành tựu KHKT một cách linh hoạt hơn dựa trên kinh nghiệm sẵn có của họ. Lúa được gieo trồng vào 2 vụ chính đó là vụĐông xuân và Hè thu.
Bên cạnh đó diện tích cây cho củ thì giảm đáng kể năm 2011 diện tích diện tích cây sắn giảm năm 2011 là 15 ha đến năm 2013 giảm xuống chỉ còn 8 ha. Mục đích chính của việc trồng cây cho bột là phục vụ chăn nuôi nhưng hiện nay người nông dân chủ yếu sử dụng các loại cám công nghiệp thay thế
vì vậy dây là nguyên nhân chính dẫn đến diện tích cây cho bột giảm mạnh. Các loại cây công nghiệp ngắn ngày có sự biến động lớn về diện tích: năm 2011 diện tích cây lạc là 20 ha đến năm 2013 giảm xuống còn 16 ha. Cây thực phẩm cũng biến động mạnh về diện tích gieo trồng nhưng ngược lại với cây công nghiệp ngắn ngày. Đậu các loại thì có sự biến đổi thất thường năm 2011 diện tích là 2.5 ha sang năm 2012 giảm xuống còn 2.4 ha nhưng đến năm 2013 thì tăng vọt lên 5. Về năng xuất thì cây thực phẩm tăng đều qua các năm.
Cây công nghiệp lâu năm thì diện tích được duy trì ổn định năm 2011 là 140 ha đến năm 2013 là 142 ha có tăng nhưng không đáng kể. Nhưng năng xuất và sản lượng tăng mạnh ở năm 2013.
Do bà con áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và có điều kiện chăm sóc tốt.
Trong quá trình sản xuất bằng sự cố gắng nỗ lực của các cấp, các ngành
đặc biệt quan tâm và sự tích cực sản xuất của hộ nông dân nên sản lượng cây trồng đều tăng lên. Sản phẩm trồng trọt không những đáp ứng nhu cầu sử dụng trong xã mà còn được đưa ra các xã, huyện, tỉnh, thành phố… Năm 2012 do thời tiết bất lợi nên ảnh hưởng đến việc gieo trồng của người dân nên một số
loại cây trồng đã không kịp thời vụ, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
Người dân nơi đây vốn sống chủ yếu dựa vào đất đai là chính. Hiện nay với tình hình dân số vẫn tăng cao dẫn đến diện tích đất nông nghiệp bình quân/nhân khẩu ngày càng giảm bớt. Diện tích đất nông nghiệp được chuyển
sang sử dụng vào những mục đích khác như xây nhà ở, công trình an ninh chính trị, công trình công cộng khác… Vì vậy để có sựổn định về lương thực, chúng ta cần phải sử dụng tốt nguồn tài nguyên đất đai của mình, áp dụng tiến bộ KHKT
để tăng năng suất, sản lượng cây trồng, bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý.
* Ngành chăn nuôi:
Để thấy được sự biến động của ngành chăn nuôi, ta đi nghiên cứu bảng sau:
Bảng 4.6. Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm của xã qua 3 năm 2011 - 2013 Chỉ tiêu Đơn vị 2011 2012 2013 So sánh(%) 11/12 12/13 1. Trâu Con 290 254 243 87,59 95,66 2. Bò Con 485 470 462 96,90 98,30 3. Lợn Con 5900 6700 7200 113,56 107,46 4. Gia cầm Con 78000 96000 85000 123,08 88,54
Nguồn: UBND xã Đông Cao năm 2011 - 2013
Qua bảng 4.6 ta thấy số lượng đàn gia súc lớn có xu hướng giảm năm 2011 số lượng đàn trâu là 290 con đến năm 2013 giảm xuống chỉ còn 243 con. Bò năm 2011 từ 485 con giảm xuống còn 462 con. Nguyên nhân chính là do bãi chăn thả bị thu hẹp. Mặt khác, sức kéo đang dần được thay thế bằng máy móc nông nghiệp, nếu không có thì có thể đi thuê được. Chính vì vậy mà đối với người dân, trâu bò dùng để cày kéo là không thật sự cần thiết nữa. Đây là một
điều đáng mừng khi nhà nước đang có chủ trương CNH - HĐH nông thôn, máy móc trong nông nghiệp được sử dụng nhiều hơn, làm giảm sức người lao
động đem lại hiệu quả cao hơn.Số lượng lơn thì ngay một tăng lên năm 2011 là 5900 con tăng nên 7200 con vào năm 2013.
Đàn gia cầm trong xã có số lượng rất lớn biến động thất thường qua các năm. Do ảnh hưởng của dịch bệnh và giá cả.
Để có được kết quả như trên do có sự quan tâm của xã đã ngăn chặn kịp thời các bệnh dịch. Năm 2011 xã đã tổ chức tiêm phòng 2 đợt chính và 01
đợt bổ xung, kết quả như sau:
Hiện nay tổng đàn trâu : 243 con
Đàn gà vịt là : 85000 con
Đàn lợn : 7200 con
* Công tác tiêm phòng thú y ngày càng được các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm, chú trọng và nhân dân nhiệt tình hưởng ứng. Kết quả cụ thể:
+ Tiêm phòng tụ huyết trùng được: 900 liều đạt 100% KH huyện giao. + Tiêm phòng dịch LMLM được 4.000 lượt con lợn, trâu, bò đạt 145% KH. + Tiêm phòng dại được 1.350 con chó đạt 108% KH huyện giao. + Tiêm phòng dịch cúm gia cầm được 46.000 liều.
+ Tiêm phòng dịch tả lợn được 6.000 liều đạt 100 % KH + Tiêm phòng tụ dấu lợn được 5.350 liều đạt 90 % KH + Tiêm phòng bệnh tai xanh cho lợn được 300 liều.
Thực hiện sự chỉ đạo của UBND huyện Phổ Yên, UBND xã Đông Cao
đã tổ chức phun thuốc khử trùng tiêu độc được 72 lít hoá chất = 144.000m2 chuồng trại và các khu vực công cộng.