+ Công tác quân sựđịa phương:
Quản lý tốt quân dự bị động viên và lực lượng dân quân tự vệ, hoàn thành công tác huấn luyện dân quân tự vệ năm 2011 được huyện đánh giá đạt loại khá. Tuyển quân được 07 thanh niên lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ tổ
quốc. Kiểm tra rà soát quân dự bị động viên được biên chế các đơn vị của quân khu = 103 đồng chí.
Bổ xung hoàn chỉnh 77 hồ sơ theo chế độ 142, đến nay đã có 48 đối tượng được chi trả một lần.
Triển khai tốt công tác diễn tập ZT- hàng năm đạt kết quả cao. Lập danh sách số thanh niên đến tuổi khám tuyển nghĩa vụ quân sự năm 2012.
+ Công tác an ninh:
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn ổn định. Năm 2011 trên địa bàn xảy ra 17 vụ, trong đó:
- Trộm, cắp: 02 vụ.
- Ma tuý: 01 vụ = 1 đối tượng.
- 02 đối tượng đưa đi cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm giáo dục và chữa bệnh huyện Phú Lương.
- Trộm cắp tài sản: 2 vụ. - Cờ bạc 01 vụ = 5 đối tượng. - Cố ý gây thương tích: 4 vụ. - Tai nạn rủi ro cháy nhà : 01 vụ
- Tai nạn giao thông tổng số xảy ra có 07 vụ trong đó xảy ra 03 vụ làm chết 03 người, bị thương 03 người, hỏng xe 06 mô tô. Công an huyện trực tiếp giải quyết còn lại 04 vụ va quyệt nhẹ không có thiệt hại về người và tài sản.
- Tăng cường quản lý hành chính giải quyết tốt các công tác hộ tịch, hộ
khẩu duy trì và quản lý tốt các đối tượng tạm trú tạm vắng.
- Công tác tư pháp: Duy trì tốt công tác tiếp dân, thực hiện tốt công tác chứng thực, làm các thủ tục khai sinh, khai tử, kết hôn. Phối hợp cùng phòng thi hành án huyện thực hiện tốt công tác thi hành án trên địa bàn.
- Tình hình An ninh nội bộ, An ninh nông thôn: Nội bộ Đảng chính quyền luôn đoàn kết, quyền làm chủ của nhân dân được tôn trọng. Do vậy tình hình an ninh nông thôn được ổn đinh, phong trào toàn dân bảo vệ An ninh tổ quốc thường xuyên được quan tâm và duy trì.
- Xã đã tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ, bầu ra ban chấp hành mới gồm 13 đồng chí.
- Trong năm có 08 đơn liên quan đến đất đai, xã đã hòa giải, giải quyết
được 07 đơn, 01 đơn chuyển Tòa án giải quyết.
4.2. Thực trạng phát triển kinh tế của xã Đông Cao
4.2.1. Thực trạng chung
+ Giá trị ngành kinh tế qua 3 năm 2011 - 2013
Trong những năm qua nền kinh tế của xã đã có bước phát triển đáng kể, các mục tiêu đề ra cơ bản đạt theo kế hoạch, tình hình chính trịổn định, nền kinh tế có bước phát triển, cơ cấu kinh tế tiếp tục được chuyển dịch theo hướng tích cực, các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ bản đã huy động và sử dụng đúng mục đích.
Bảng 4.4. Giá trị, cơ cấu các ngành kinh tế qua 3 năm 2011 - 2013
STT Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013
1 Giá trị ngành kinh tế Tỷ đồng 16,9 17 19 + Nông - lâm - thủy sản Tỷ đồng 12 11,5 13,2 + Công nghiệp - xây dựng Tỷ đồng 3,3 3,7 3,9
+ Dịch vụ Tỷ đồng 1,6 1,8 1,9
Nguồn: UBND xã Đông Cao
Qua bảng 4.4 ta thấy: Từ năm 2011 đến năm 2013, tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế xã Đông Cao đạt 16,9 tỷđồng. Qua tỷ trọng này có thể thấy
Đông Cao vẫn là xã có nền nông lâm- thủy sản khá phát triển kéo theo công nghiệp xây dựng và dịch vụ cũng phát triển.
4.2.1.1. Thực trạng ngành sản xuất nông nghiệp
* Về trồng trọt:
Ngành trồng trọt: Đối với xã Đông Cao trồng trọt là một ngành nghề
chính. Trồng trọt không những cung cấp lương thực hàng ngày cho người dân trong xã mà còn cung cấp rau, củ, quả… cho họ, cung cấp sản phẩm phục vụ
thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên, thời tiết nắng nóng kéo dài, mưa nhiều…là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng cây trồng. Mặc dù vậy qua 3 năm ngành trồng trọt vẫn đạt được kết quả đáng kể, năng suất, sản lượng cây trồng vẫn tăng lên qua từng năm. Điều này được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.5. Diện tích, năng suất, sản lượng một số loại cây trồng của xã qua 3 năm (2011- 2013) Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 1. Cây lương thực có hạt - Lúa 554,2 51,05 28291,9 593,7 52,05 30902 652,6 53,5 34914 - Ngô 20 44 87,3 48 37,92 182 42 37,5 1553 2. Cây có củ - Sắn 15 80 120 10 90 90 8 80 64 3. Cây thực phẩm 2.5 16 4 2.4 13 3 4 12 5.2 - Đậu các loại 2.5 16 4 2,4 13 3 4 12 5.2 4. Cây công nghiệp - Lạc 20 12,5 25 24 13,7 33 16 14,5 23,2
Nguồn: UBND xã Đông Cao năm 2011-2013
Qua bảng 4.5 ta thấy Lúa là cây lương thực được nông dân tập trung sản xuất nhiều, với diện tích lớn nhất so với các loại cây trồng khác. Diện tích trồng lúa qua các năm được duy trì không thay đổi nhiều nhưng năng xuất và sản
lượng lúa không ngừng tăng lên năm 2011 sản lượng là 28291,9 tấn đến năm 2013 tăng lên là 34914 tấn. Do có sự chỉ đạo kịp thời của ban chỉđạo sản xuất nông nghiệp phối hợp cùng các cơ sở xóm tập trung chăm sóc cho lúa từ khi làm mạ đến lúc thu hoạch. Hơn nữa là do người dân địa phương đã biết áp dụng thành tựu KHKT một cách linh hoạt hơn dựa trên kinh nghiệm sẵn có của họ. Lúa được gieo trồng vào 2 vụ chính đó là vụĐông xuân và Hè thu.
Bên cạnh đó diện tích cây cho củ thì giảm đáng kể năm 2011 diện tích diện tích cây sắn giảm năm 2011 là 15 ha đến năm 2013 giảm xuống chỉ còn 8 ha. Mục đích chính của việc trồng cây cho bột là phục vụ chăn nuôi nhưng hiện nay người nông dân chủ yếu sử dụng các loại cám công nghiệp thay thế
vì vậy dây là nguyên nhân chính dẫn đến diện tích cây cho bột giảm mạnh. Các loại cây công nghiệp ngắn ngày có sự biến động lớn về diện tích: năm 2011 diện tích cây lạc là 20 ha đến năm 2013 giảm xuống còn 16 ha. Cây thực phẩm cũng biến động mạnh về diện tích gieo trồng nhưng ngược lại với cây công nghiệp ngắn ngày. Đậu các loại thì có sự biến đổi thất thường năm 2011 diện tích là 2.5 ha sang năm 2012 giảm xuống còn 2.4 ha nhưng đến năm 2013 thì tăng vọt lên 5. Về năng xuất thì cây thực phẩm tăng đều qua các năm.
Cây công nghiệp lâu năm thì diện tích được duy trì ổn định năm 2011 là 140 ha đến năm 2013 là 142 ha có tăng nhưng không đáng kể. Nhưng năng xuất và sản lượng tăng mạnh ở năm 2013.
Do bà con áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và có điều kiện chăm sóc tốt.
Trong quá trình sản xuất bằng sự cố gắng nỗ lực của các cấp, các ngành
đặc biệt quan tâm và sự tích cực sản xuất của hộ nông dân nên sản lượng cây trồng đều tăng lên. Sản phẩm trồng trọt không những đáp ứng nhu cầu sử dụng trong xã mà còn được đưa ra các xã, huyện, tỉnh, thành phố… Năm 2012 do thời tiết bất lợi nên ảnh hưởng đến việc gieo trồng của người dân nên một số
loại cây trồng đã không kịp thời vụ, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
Người dân nơi đây vốn sống chủ yếu dựa vào đất đai là chính. Hiện nay với tình hình dân số vẫn tăng cao dẫn đến diện tích đất nông nghiệp bình quân/nhân khẩu ngày càng giảm bớt. Diện tích đất nông nghiệp được chuyển
sang sử dụng vào những mục đích khác như xây nhà ở, công trình an ninh chính trị, công trình công cộng khác… Vì vậy để có sựổn định về lương thực, chúng ta cần phải sử dụng tốt nguồn tài nguyên đất đai của mình, áp dụng tiến bộ KHKT
để tăng năng suất, sản lượng cây trồng, bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý.
* Ngành chăn nuôi:
Để thấy được sự biến động của ngành chăn nuôi, ta đi nghiên cứu bảng sau:
Bảng 4.6. Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm của xã qua 3 năm 2011 - 2013 Chỉ tiêu Đơn vị 2011 2012 2013 So sánh(%) 11/12 12/13 1. Trâu Con 290 254 243 87,59 95,66 2. Bò Con 485 470 462 96,90 98,30 3. Lợn Con 5900 6700 7200 113,56 107,46 4. Gia cầm Con 78000 96000 85000 123,08 88,54
Nguồn: UBND xã Đông Cao năm 2011 - 2013
Qua bảng 4.6 ta thấy số lượng đàn gia súc lớn có xu hướng giảm năm 2011 số lượng đàn trâu là 290 con đến năm 2013 giảm xuống chỉ còn 243 con. Bò năm 2011 từ 485 con giảm xuống còn 462 con. Nguyên nhân chính là do bãi chăn thả bị thu hẹp. Mặt khác, sức kéo đang dần được thay thế bằng máy móc nông nghiệp, nếu không có thì có thể đi thuê được. Chính vì vậy mà đối với người dân, trâu bò dùng để cày kéo là không thật sự cần thiết nữa. Đây là một
điều đáng mừng khi nhà nước đang có chủ trương CNH - HĐH nông thôn, máy móc trong nông nghiệp được sử dụng nhiều hơn, làm giảm sức người lao
động đem lại hiệu quả cao hơn.Số lượng lơn thì ngay một tăng lên năm 2011 là 5900 con tăng nên 7200 con vào năm 2013.
Đàn gia cầm trong xã có số lượng rất lớn biến động thất thường qua các năm. Do ảnh hưởng của dịch bệnh và giá cả.
Để có được kết quả như trên do có sự quan tâm của xã đã ngăn chặn kịp thời các bệnh dịch. Năm 2011 xã đã tổ chức tiêm phòng 2 đợt chính và 01
đợt bổ xung, kết quả như sau:
Hiện nay tổng đàn trâu : 243 con
Đàn gà vịt là : 85000 con
Đàn lợn : 7200 con
* Công tác tiêm phòng thú y ngày càng được các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm, chú trọng và nhân dân nhiệt tình hưởng ứng. Kết quả cụ thể:
+ Tiêm phòng tụ huyết trùng được: 900 liều đạt 100% KH huyện giao. + Tiêm phòng dịch LMLM được 4.000 lượt con lợn, trâu, bò đạt 145% KH. + Tiêm phòng dại được 1.350 con chó đạt 108% KH huyện giao. + Tiêm phòng dịch cúm gia cầm được 46.000 liều.
+ Tiêm phòng dịch tả lợn được 6.000 liều đạt 100 % KH + Tiêm phòng tụ dấu lợn được 5.350 liều đạt 90 % KH + Tiêm phòng bệnh tai xanh cho lợn được 300 liều.
Thực hiện sự chỉ đạo của UBND huyện Phổ Yên, UBND xã Đông Cao
đã tổ chức phun thuốc khử trùng tiêu độc được 72 lít hoá chất = 144.000m2 chuồng trại và các khu vực công cộng.
4.2.1.2. Thực trạng ngành thuỷ sản
Từ năm 2011 trở lại đây ngành thủy sản tại xã Đông Cao hầu như
không phát triển. Trong xã chỉ có các ao cá nằm rải rác ở các hộ gia đình với diện tích từ 1 - 4 sào. Một số gia đình để không, còn lại một số nuôi các loại cá như mè, trắm, trôi, chép, rô phi theo phương thức quảng canh phục vụ gia
đình là chính không mang tính kinh doanh.
Bảng 4.7. Kết quả sản xuất ngành nuôi trồng thuỷ sản của xã Đông Cao năm 2011 - 2013
Chỉ tiêu Đơn vị 2011 2012 2013
Diện tích nuôi trồng Ha 13,11 13,11 13,11 Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản Tấn 12 13 15
Nguồn: UBND xã Đông Cao năm 2011 - 2013 4.2.1.3. Ngành CN - TTCN
Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng của xã Đông Cao có sự chuyển biến và phát triển mạnh, các cơ sở sản xuất công nghiệp, xây dựng liên tục được
đầu tư, mở rộng, được áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Do vậy, năng xuất, chất lượng, sản phẩm được nâng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường. một số ngành nghề có thế mạnh được phát huy như: Nghề mộc (đồ gia dụng ),
khai thác cát sỏi, sản xuất nhôm kính, gia công cơ khí các loại, sản xuất vôi, gạch nung các loại,.... đã tạo công ăn, việc làm cho lao động tại địa phương, ngoài ra trên địa bàn xã còn có các công ty, đơn vị sản xuất sản phẩm công nghiệp đã thu hút được một số lao động của địa phương, đã góp phần ổn định công ăn, việc làm cho lực lượng lao động của xã nhà, công nghiệp hóa nông thôn từng bước được nâng lên.Để thấy rõ được sự phát triển ta nghiên cứu bảng sau.
4.2.1.4. Ngành dịch vụ - Thương mại
Là xã cách trung tâm huyện lỵ, chỉ có 1 chợ nông thôn, vị trí không mấy thuận lợi cho việc buôn bán, trao đổi hàng hoá ngoài luồng, chủ yếu là trao đổi, mua bán nội xã là chính. Cơ sở hạ tầng của chợ còn thiếu và lạc hậu, không có nhà để xe và khu đổ rác thải.
Dịch vụ chủ đạo của các HTX nông nghiệp, nước, thuỷ lợi, phân bón giống cây trồng, ngoài ra còn có đông đảo lao động tham gia dịch vụ buôn bán nhỏ đầy đủ chủng loại hàng loạt như: Dịch vụ hàng ăn, may mặc, hàng tạp hoá, dịch vụ buôn bán sản phẩm nông - lâm - thuỷ sản, vận tải hàng hoá,... Góp phần thu hút lao động, tăng thu nhập, cải thiện đời sống đáng kể
cho nhiều hộ gia đình trong xã.
Đầu năm 2013 xã có 4 HTXDVNN trong 6 tháng đầu năm HTX Trà Thị giải thể, nhìn chung trong số 3 HTXDVNN, số HTX vẫn duy trì được hoạt động có 2 HTX. Trong đó có HTXDVNN Cẩm La hoạt động có hiệu quả hơn, hiệu quả kinh doanh tổng doanh thu năm 2013 đạt 2.000.000.000đ, lãi gộp 80.000.000đ, lãi dòng 40.000.000đ. Cung ứng cho xã viên được 406 kg thóc giống, 13.100kg phân bón các loại. HTXDV NN Đông Hạ: tổng doanh thu 6 tháng đầu năm đạt 144.338.280đ, lãi gộp cả năm:16.325.569đ, sang 6 tháng cuối năm 2013 hầu như không còn hoạt
động kinh doanh.
4.2.2. Thực trạng phát triển xã hội nông thôn xã Đông Cao qua 3 năm 2011 - 2013 2011 - 2013
4.2.2.1. Giáo Dục
Được sự quan tâm, lãnh đạo của Đảng uỷ, UBND, hội đồng giáo dục, các đoàn thểđã phối hợp chặt chẽ với nhà trường tiếp tục vận động nhân dân,
các bậc phụ huynh làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục. Sự nghiệp giáo dục
đạt được kết quả đáng khích lệ. Cụ thể như sau:
Bảng 4.8. Tình hình giáo dục trên địa bàn xã Đông Cao giai đoạn 2011 -2013 TT Chỉ tiêu ĐV Năm học 10 - 11 Năm học 11 - 12 Năm học 12 – 13 1 2 Trường mầm non - Số trẻđi mẫu giáo Trẻ 295 315 331 - Tổng số cán bộ - giáo viên CB, GV 21 25 28 2 Trường tiểu học - Tổng số học sinh HS 568 572 581 - Số học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi các cấp HS 56 66 75 - Tổng số cán bộ- giáo viên CB, GV 32 34 36
- Số giáo viên đạt danh hiệu
giáo viên dạy giỏi các cấp GV 20 20 22
Nguồn: UBND xã Đông Cao
Qua bảng 4.8 trên ta thấy: * Năm 2010-2011:
- Bậc mầm non:
+ Tổng số giáo viên là 25 tăng 4 giáo viên so với cùng kì. + Tổng số học sinh là 336 cháu tăng 20 cháu so với cùng kì. - Bậc tiểu học:
+ Tổng số học sinh là 572 em tăng 4 em so với cùng kì. + Tổng số giáo viên là 34 tăng 2 giáo viên so với cùng kì.
* Năm 2011-2012: - Bậc mầm non:
+ Tổng số giáo viên là 28 tăng 3 giáo viên so với cùng kì.