Phương pháp thu thập số liệu, thông tin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế - xã hội xã Đông Cao, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 34)

* Thu thập số liệu thứ cấp: Những tài liệu thứ cấp được thu thập các thông tin, số liệu có sẵn, trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các báo cáo, tài liệu tổng kết, đánh giá, các trang điện tử, sách báo, các công trình

đã công bố…

Tôi tiến hành thu thập các số liệu như sau:

- Thu thập các văn kiện, báo cáo tổng kết chương trình dự án, báo cáo

đánh giá, các tài liệu liên quan về Hộ và hoạt động phát triển sản xuất và thu nhập của Hộ

- Thu thập các tư liệu số liệu có sẵn từ thống kê của ủy ban nhân dân xã

- Thu thập từ các bản đồ, bảng biểu số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã

* Thu thập số liệu sơ cấp: Thông tin sơ cấp sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt, phỏng vấn bằng bảng câu hỏi được lập sẵn. Các thông tin sơ cấp được thu thập tại các hộ và một số cán bộ của xã bằng cách quan sát trực tiếp và sử dụng phiếu điều tra.

- Phương pháp điều tra hộ: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Chọn mẫu điều tra. Chọn 3 xóm tiêu biểu là xóm Cò, xóm Me, xóm Việt Hùng (mỗi xóm chọn 20 hộ) để điều tra thu thập thông tin. Tổng số có 60 hộ được điều tra bằng phương pháp này. Nghiên cứu các hộ mang tính đại diện nằm trong các xóm đã được chọn. Số mẫu điều tra được chọn ngẫu nhiên dựa theo danh

sách hộ và đảm bảo đủ các hộ thuộc 3 nhóm hộ: Khá, trung bình và nghèo và phỏng vấn theo hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị trước

Nội dung phiếu điều tra: Phiếu điều tra có các thông tin chủ yếu như

nhân khẩu, lao động, tuổi, trình độ văn hoá của chủ hộ,… Tình hình sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, … Những thông tin này được thể hiện bằng bảng những câu hỏi cụ thể và trả lời chính xác, đầy đủ.

- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA): Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt với hộ nông dân,

đàm thoại với hộ nông dân thông qua một loạt các câu hỏi mở và phù hợp với tình hình thực tế, sử dụng linh hoạt và thành thạo các dạng câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Tại sao? Như thế nào? Và bao nhiêu?... Phỏng vấn số hộ đã chọn, kiểm tra tính thực tiễn của thông tin qua quan sát trực tiếp.

- Phương pháp đánh giá nhanh thôn (RRA): Thông qua việc đi điều tra thực địa để quan sát thực tế, phỏng vấn không chính thức các cán bộ và những người dân sống tại địa phương, thu lượm những tài liệu, thông tin đã có tại thời điểm nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế - xã hội xã Đông Cao, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)