- Đặc điểm tự nhiên và đặc điểm kinh tế xã hội xã Đông Cao + Điều kiện tự nhiên.
- Thực trạng phát triển kinh tế của xã qua 3 năm 2011-2013 +Thực trạng chung
+ Thực trạng phát triển xã hội nông thôn xã Đông Cao qua 3 năm 2011 - 2013
+ Đánh giá chung về thực trạng phát triển KT - XH của xã qua 3 năm 2011-2013
+ Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp và thu nhập về
nông nghiệp của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển KT - XH của xã Đông Cao 3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu, thông tin
* Thu thập số liệu thứ cấp: Những tài liệu thứ cấp được thu thập các thông tin, số liệu có sẵn, trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các báo cáo, tài liệu tổng kết, đánh giá, các trang điện tử, sách báo, các công trình
đã công bố…
Tôi tiến hành thu thập các số liệu như sau:
- Thu thập các văn kiện, báo cáo tổng kết chương trình dự án, báo cáo
đánh giá, các tài liệu liên quan về Hộ và hoạt động phát triển sản xuất và thu nhập của Hộ
- Thu thập các tư liệu số liệu có sẵn từ thống kê của ủy ban nhân dân xã
- Thu thập từ các bản đồ, bảng biểu số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã
* Thu thập số liệu sơ cấp: Thông tin sơ cấp sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt, phỏng vấn bằng bảng câu hỏi được lập sẵn. Các thông tin sơ cấp được thu thập tại các hộ và một số cán bộ của xã bằng cách quan sát trực tiếp và sử dụng phiếu điều tra.
- Phương pháp điều tra hộ: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Chọn mẫu điều tra. Chọn 3 xóm tiêu biểu là xóm Cò, xóm Me, xóm Việt Hùng (mỗi xóm chọn 20 hộ) để điều tra thu thập thông tin. Tổng số có 60 hộ được điều tra bằng phương pháp này. Nghiên cứu các hộ mang tính đại diện nằm trong các xóm đã được chọn. Số mẫu điều tra được chọn ngẫu nhiên dựa theo danh
sách hộ và đảm bảo đủ các hộ thuộc 3 nhóm hộ: Khá, trung bình và nghèo và phỏng vấn theo hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị trước
Nội dung phiếu điều tra: Phiếu điều tra có các thông tin chủ yếu như
nhân khẩu, lao động, tuổi, trình độ văn hoá của chủ hộ,… Tình hình sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, … Những thông tin này được thể hiện bằng bảng những câu hỏi cụ thể và trả lời chính xác, đầy đủ.
- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA): Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt với hộ nông dân,
đàm thoại với hộ nông dân thông qua một loạt các câu hỏi mở và phù hợp với tình hình thực tế, sử dụng linh hoạt và thành thạo các dạng câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Tại sao? Như thế nào? Và bao nhiêu?... Phỏng vấn số hộ đã chọn, kiểm tra tính thực tiễn của thông tin qua quan sát trực tiếp.
- Phương pháp đánh giá nhanh thôn (RRA): Thông qua việc đi điều tra thực địa để quan sát thực tế, phỏng vấn không chính thức các cán bộ và những người dân sống tại địa phương, thu lượm những tài liệu, thông tin đã có tại thời điểm nghiên cứu.
3.4.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
* Xử lý số liệu đã công bố: Từ các số liệu đã thu thập được, tiến hành tổng hợp, đối chiếu để chọn ra những thông tin phù hợp với hướng nghiên cứu của đề tài.
- Số liệu điều tra bảng hỏi được nhập vào máy tính trên Excel, rồi tiến hành xử lý và phân tích số liệu.
- Phân tổ thống kê: Được sử dụng để phân loại thu nhập và tiêu dùng theo các mức khác nhau: Hộ khá, hộ trung bình, hộ nghèo.
* Phương pháp so sánh:
Tiến hành so sánh liên hoàn năm sau so với năm trước để thấy được tình hình KT-XH của xã giữa các năm. Từ đó xác định được những kết quả đã đạt được, những hạn chế và tồn tại và đề xuất giải pháp khắc phục.
* Phương pháp đánh giá phân tích tống hợp:Sau khi đã thu nhập được các số liệu cần thiết cho các khía cạnh nghiên cứu của đề tài, tiến hành phân tích, đánh giá và tổng hợp để thấy được bản chất đích thực của mọi biến động.
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đặc điểm tự nhiên và đặc điểm kinh tế xã hội xã Đông Cao
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Đông Cao nằm ở phía Đông Nam huyện Phổ Yên, phạm vi nghiên cứu quy hoạch là toàn xã với tổng diện tích tự nhiên 647,41 ha. Đông Cao thuộc xã vùng 1 của huyện Phổ Yên, có địa giới hành chính tiếp giáp với các
địa phương như sau:
- Phía Bắc giáp xã Tân Hương - Phía Nam giáp xã Tân Phú - Phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang - Phía Tây giáp xã Trung Thành.
4.1.1.2. Địa hình
Đông Cao mang đặc điểm của địa hình vùng trung du Bắc Bộ, có địa hình tương đối bằng phẳng.
Với địa hình như trên sẽ chi phối phương án quy hoạch sử dụng đất, cụ thể là cần bố trí sử dụng đất sao cho phù hợp với điều kiện địa hình của
địa phương
4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết, thuỷ văn
Khí hậu - thời tiết
Theo phân vùng khí hậu thì Đông Cao nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Theo tài liệu của trạm khí tượng thủy văn huyện cho thấy các đặc
điểm khí hậu thể hiện như sau:
- Nhiệt độ.
Nhiệt độ trung bình năm là: 23,30C, tất cả các tháng trong năm nhiệt độ
trung bình đều trên 150C, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm tương
đối cao(tháng có nhiệt độ cao nhất so với tháng có nhiệt độ thấp nhất chênh lệch nhau tới 140C)
- Lượng mưa.
Lượng mưa trung bình năm là 2000 mm. Mùa mưa tập trung từ tháng 5
Trong đó tháng 7 và tháng 8 có lượng lớn nhất (chiếm gần 40% tổng lượng mưa cả năm) thời gian này thường trùng với mùa mưa bão nên hay xảy ra lũ
lụt, ngập úng.
- Lượng bốc hơi và Độ ẩm.
Là vùng có lượng bốc hơi lớn, lượng bốc hơi trung bình nhiều năm là 985mm.
+ Lượng bốc hơi trung bình tháng: 84mm.
+ Lượng bốc hơi tháng cao nhất (tháng 5): 99,9mm. + Lượng bốc hơi tháng thấp nhất (tháng 3): 52,7mm
Nhìn chung, chênh lệch lượng bốc hơi giữa các tháng trong năm ít hơn so với chênh lệch lượng mưa.
Độẩm không khí trung bình năm là 82%, cao nhất là 85 %, tháng 12 có
độẩm thấp nhất là 77 %.
- Gió:
Có 2 loại gió chính: Gió mùa Đông Bắc và gió Đông Nam.
+ Gió mùa Đông Bắc kèm theo khí hậu lạnh làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng vụĐông Xuân, thường xuất hiện vào tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau.
+ Gió Đông Nam xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 11 trong năm khí hậu mát mẻ kèm theo mưa nhiều.
+ Ngoài ra còn gió Tây Nam thường xuyên xuất hiện xen kẽ trong mùa thịnh hành của gió Đông Nam, mỗi đợt kéo dài từ 2 - 3 ngày, gió Tây Nam khô, nóng ẩm, độ không khí thấp, đôi khi xuất hiện sương muối.
Thời tiết và khí hậu có nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Lượng mưa thấp, ít sương muối, mưa xuân đến muộn, độ ẩm không khí cao, lượng bức xạ nhiệt trung bình, đó là những yếu tố thuận lợi tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp.
Thủy văn
Đông Cao có nguồn nước mặt tương đối phong phú, có sông Cầu, kênh núi cốc và hệ thống kênh mương nội đồng là nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của nhân dân.
Thổ nhưỡng
Trong tổng số diện tích đất tự nhiên 647,41 ha chỉ còn lại 4,43 ha đất hoang chưa sử dụng và 20,89 ha đất sông suối mặt nước chuyên dùng, còn lại 622,09 ha nói chung là tốt.
Trên địa bàn xã Đông Cao có các loại đất chính sau:
- Đất phù sa không được bồi đắp hàng năm (Pb): có diện tích 379,62 ha, độ dốc nhỏ hơn 3%, phân bố ở phía Đông của xã, là đất thích hợp cho trồng lúa và một số cây ngắn ngày khác, hiện được sử dụng chính cho sản xuất nông nghiệp.
- Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (pf): Phân bố ở phía Nam và rải rác trong xã, có diện tích 25,0 ha, đất có độ dốc nhỏ hơn 3%, là loại đất thích hợp cho trồng lúa và một số cây trồng ngắn ngày khác.
- Đất dốc tụ (D): phân bố ở trung tâm xã, có diện tích 100 ha độ dốc <80 đất có độ phì tương đối khá thích hợp cho trồng lúa và cây ngắn ngày.
- Đất bạc màu (B): phân bố ở phía Đông xã, có diện tích 78,15 ha. Đất bằng được sử dụng trong nông nghiệp.
- Đất vàng trên phù sa cổ (Fp): phân bố ở Đông - Bắc xã, có diện tích 62,5 ha, độ dốc nhỏ hơn 80 là loại đất thích hợp cho trồng lúa và các loại cây công nghiệp ngắn ngày như mía, lạc, thuốc lá,....
Tài nguyên đất của Đông Cao đa dạng, đất bằng và tốt thuận lợi cho trồng trọt và phát triển công nghiệp.
4.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
4.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã Đông Cao năm 2011-2013
Đông Cao có tổng diện tích đất tự nhiên là 647,41ha, hiện tại đã đưa vào sử dụng 642,98 ha chiếm 99,32% tổng diện tích đất tự nhiên. Phân bố các loại đất năm 2011 và 2013 như sau:
Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã Đông Cao năm 2011 -2013 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) A. Tổng diện tích đất tự nhiên 647,41 100 647,41 100 647,41 100 I. Tổng diện tích đất nông nghiệp 409,83 63,30 410,39 63,38 408,63 63,12 1. Đất sản xuất nông nghiệp 396,21 96,68 396,67 96,66 394,85 96,63 1.1. Đất trồng cây hàng năm 354,76 89,54 361,4 91,11 354,19 89,70 1.2. Đất trồng cây lâu năm 41,45 10,46 35,27 8,89 41,65 10,3 2. Đất lâm nghiệp 0,51 0,12 0,61 0,15 0,67 0,16 3. Đất nuôi trồng Thuỷ sản 13,11 3,2 13,11 3,19 13,11 3,21
II. Đất phi nông nghiệp 233,15 36.01 232,85 35,97 235,33 36,35
1. Đất ở nông thôn 93,62 40,15 94,04 40,39 95,61 40,63
2. Đất chuyên dùng 118,55 50,84 118,55 50,91 118,55 50,38
3. Đất phi nông nghiệp
khác 20,98 9,01 20,26 8,7 21,17 8,99
III. Đất chưa sử dụng 4,43 0,69 4,17 0,65 3,45 0,53
(Nguồn: UBND xã Đông Cao)
Qua bảng 4.1 ta thấy:
- Tổng diện tích đất tự nhiên của xã không có sự thay đổi.
- Tổng diện tích đất nông nghiệp từ năm 2011 đến năm 2012 thì tăng từ 409,83 ha nên 410,39ha. Nhưng tới năm 2013 lại giảm xuống còn 408,63ha.Trong tổng diện tích đất nông nghiệp thi đất lâm nghiệp tăng nhẹ
còn diện tích thuỷ sản vẫn giữ nguyên.
- Đất phi nông nghiệp thì từ năm 2011 đến năm 2012 thì giảm nhẹ từ
233,15ha xuống 232,85ha.Sau đó tới năm 2013 lai tăng nên.Trong đó thì diện tích đất ở tăng nên, diện tích chuyên dùng giữ nguyên.
- Đất chưa sử dụng thì giảm qua các năm từ 4,43ha năm 2011 xuống còn 3,45ha năm 2013
* Công tác địa chính:. - Hoàn chỉnh hồ sơ chuyển cho tặng quyền sử
dụng đất cho 125 hộ.
- Chuyển nhượng quyền SD đất cho 43 hộ. - Làm thủ tục cấp đổi, cấp lại QSDĐ cho 27 hộ. - Cấp thường xuyên, cấp mới 294 hộ
- Làm thủ tục đề nghị giao đất tái định cư cho 02 hộ. Đấu giá đất tái
định cư cho 2 hộ.
- Kê khai, đền bù dự án Nhà máy chế biến Tinh dầu Dược liệu Nguyệt Thắng tại xóm Dộc: Tổng 52 hộ dân với DT 1,3 ha. Hiện có 4 hộđã nhận tiền = 92.924.400đ.
- Thu hồi bổ sung 5 hộ với diện tích 75 m2 trong dự án lưới điện REII và IVO; Kiểm tra các hộ bị dạn nứt tường nhà và giải quyết một số vướng mắc còn tồn tại do thi công đường Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên.; chi trả tiền đền bù đất công cho 2 hộ ông Chiêm và bà Tình ở xóm Đình.
- Trong năm giải quyết 6 vụ tranh chấp đất đai, đã giải quyết xong 3 vụ, 1 vụ lập hồ sơ chuyển Tòa án nhân dân huyện giải quyết theo thẩm quyền, 02 vụđang tiến hành hòa giải.
- Về Môi trường: Tuyên truyền cho toàn dân thực hiện Quy chế vệ sinh Môi trường, bảo vệ, giữ gìn Môi trường xanh, sạch, đẹp.
4.1.2.2. Tình hình nhân khẩu và sử dụng lao động xã Đông Cao năm 2013
Ngoài các yếu tố về nguồn lực tự nhiên, yếu tố nguồn nhân lực có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của xã. Lao động là một trong những yếu tố cấu thành nên sản phẩm và là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Một xã hội có nguồn lực dồi dào và điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ có nền sản xuất phát triển và tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội. Theo số liệu điều tra năm 2011 Xã
Đông Cao có 1.915 hộ với 7.729 nhân khẩu. Số lao động trong độ tuổi là 5.800 người chiếm 69,75% dân số toàn xã.
Để nắm được tình hình nhân khẩu và sử dụng lao động trên địa bàn xã, ta nghiên cứu bảng sau:
Bảng 4.2. Tình hình nhân khẩu và sử dụng lao động xã Đông Cao năm 2013 STT Chỉ tiêu Đơn vị Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số nhân khẩu Người 8315 100 1 Nam Người 4107 49,39 2 Nữ Người 4208 50,60
3 Khẩu nông nghiệp Người 7885 94,83 4 Khẩu phi nông nghiệp Người 430 5,17 5 Trong độ tuổi lao động Ngưòi 5800 69,75 6 Ngoài độ tuổi lao động Người 2515 30,25 7 Tỷ lệ lao động trong độ tuổi chưa
có việc làm Người 128 1,5
8 Số lao động có nghề Người 8187 98,5
9 Dân tộc kinh Người 8315 100
10 Dân tộc khác Người 0 0
Nguồn: UBND xã Đông Cao
Qua bảng 4.2 ta thấy số lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao 94,83%. số lao động có nghề chiếm 98,5% so với số người trong độ tuổi lao động. Số lao động chưa có việc làm thấp chỉ chiếm 1,5% như vậy số lao động dư thừa xã còn ít.Do trong huyện có rất nhiều khu công nghiệp nên đã tạo việc làm cho người dân như: khu công nghiệp samsung, mani,... Trong xã 100% là dân tộc kinh.
Qua đây có thể thấy nguồn lao động của xã tương đối dồi dào có tới 5800 người trong độ tuổi lao động chiếm 69,75% đây là điều kiện thuận lợi trong việc phát triển kinh tế xã hội.
4.1.2.3. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật được coi là then chốt nền tảng cho sự phát triển KT - XH của bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới nói chung, của từng địa phương nói riêng. Nơi nào có cơ sở hạ tầng phát triển mạnh mẽ thì nơi đó có nền kinh tế phát triển, dân cư tập trung đông đúc. Cơ sở hạ tầng là một yếu tố
góp phần tích cực vào việc nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm. Nó tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc phát triển KT - XH.
Bảng 4.3. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của xã Đông Cao năm 2013
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng
I. Thông tin liên lạc
- Hộ/máy điện thoại Hộ 98%
- Số thôn có đài phát thanh Thôn 17