Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế - xã hội xã Đông Cao, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 41)

Cơ sở vật chất kỹ thuật được coi là then chốt nền tảng cho sự phát triển KT - XH của bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới nói chung, của từng địa phương nói riêng. Nơi nào có cơ sở hạ tầng phát triển mạnh mẽ thì nơi đó có nền kinh tế phát triển, dân cư tập trung đông đúc. Cơ sở hạ tầng là một yếu tố

góp phần tích cực vào việc nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm. Nó tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc phát triển KT - XH.

Bảng 4.3. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của xã Đông Cao năm 2013

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng

I. Thông tin liên lạc

- Hộ/máy điện thoại Hộ 98%

- Số thôn có đài phát thanh Thôn 17

- Trạm phát thanh xã Trạm 0

II. Hệ thống điện

- Tỷ lệ hộ dùng điện % 100%

- Số trạm biến áp Trạm 4

III. Hệ thống thuỷ lợi

- Số trạm bơm Trạm 2

- Ao hồ chứa nước Cái 9

- Kênh được kiên cố hoá M 450

IV. Hệ thống giao thông

- Đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên Km 1

- Đường huyện Km 3,6

- Đường xã km 2

V. Giáo Dục

1.Giáo dục

- Trường mầm non Trường 2

- Trường tiểu học Trường 2

- Trường THCS Trường 1

VI. Y Tế

- Trạm y tế Trạm 1

- Số giường bệnh Giường 10

VII. Văn hoá

- Trung tâm nhà văn hoá xã Điểm 1

- Số xóm có nhà văn hoá Xóm 17/24

- Bưu điện văn hoá Điểm 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng 4.3, ta thấy được đời sống của nhân dân trong xã Đông Cao

đã được cải thiện và nâng cao.

+ Hệ thống điện: Phục vụ sinh hoạt, sản xuất đảm bảo. Hiện tại xã có 4 trạm biến áp với tổng công suất 1000 KVA đang hoạt động tốt; số km đường dây hạ thế là 36km. Tỷ lệ hộ dân được cấp điện đạt 100%. Tuy nhiên, chất lượng điện chưa ổn định, chưa đáp ứng được yêu cầu sử dụng điện thường xuyên. Trong định hướng cần có phương pháp bảo trì, nâng cấp và xây dựng thêm trạm biến áp để đảm bảo nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong xã.

+ Về giao thông: Hệ thống giao thông nhìn chung thực hiện tốt cho việc đi lại của nhân dân.Xã có hai loại đường là: Đường bê tông và đường đất, Bê tông hóa được 1227m đường giao thông nông thôn với tổng kinh phí dự

toán 886.202.000đ

+ Về thuỷ lợi: Các công trình thủy lợi, cơ bản đáp ứng được phần lớn diện tích đất sản xuất nông nghiệp của toàn xã. Đang thi công 3 tuyến mương dài 1462m với tổng kinh phí dự toán xấp xỉ 1 tỷđồng

+ Giáo dục: + Hệ thống công trình giáo dục của xã bao gồm: 1. Trường mầm non: gồm 02 phân hiệu

- Phân hiệu ở Trà Thị có diện tích 1.278 m2, phân hiệu ở xóm Đình có diện tích 3.728 m2, hiện tại có 8 phòng học, 4 phòng ban chức năng, 01 bếp.

- Tổng số giáo viên: 31 giáo viên, trong đó có 22 giáo viên biên chế. - Số học sinh: Kết quả năm học 2011 - 2013 có 367 cháu.

- Cả hai phân hiệu có 15 lớp.

- Cần mở rộng diện tích sân chơi 2000 m2

- Cần nâng cấp thiết bịđồ dùng, y tế, phòng âm nhạc và hội trường... 2. Trường tiểu học: gồm 2 phân hiệu với 568 em.

- Phân hiệu Cẩm La, xóm Thành có diện tích 1.181 m2 với 15 phòng học. - Trường chính tại khu trung tâm đặt tại xóm Me có diện tích 4.722 m2 với 15 phòng học.

- Phòng chức năng còn thiếu

- Cần mở rộng sân chơi bãi tập và nâng cấp 04 phòng học cấp 4. 3. Trường Trung học cơ sở

- Vị trí: Nằm giáp trường mầm non phân hiệu ở xóm Đình, có diện tích 11.393 m2, gồm 18 phòng học, với số học sinh năm học 2011 - 2012 là 415 em, biên chế 12 lớp.

- Số giáo viên: 30 giáo viên, trong đó giáo viên dạy giỏi cấp huyện có 7 đồng chí, giáo viên dạy giỏi cấp trường có 11 đồng chí.

- Phòng đa năng còn thiếu

- Cần nâng cấp sân chơi vận động

- Nâng cấp trang thiết bị phòng học và phòng chức năng

+Văn hóa: Các hoạt động văn hóa, thông tin tuyên truyền có nhiều chuyển biến mới, trong những năm gần đây đã có các buổi giao lưu văn hóa của nhân dân trong ngày tết cổ truyền và các ngày lễ lớn của dân tộc được

đông đảo bà con tham gia hưởng ứng. Đặc biệt trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, tiếp tục được đẩy mạnh và nâng cao về

chất lượng, mang lại giá trị thiết thực trong việc xây dựng tình đoàn kết của nhân dân trong đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Bình quân hàng năm có 80% hộ đạt gia đình văn hóa. Đồng thời Đảng ủy còn chỉ đạo tuyên truyền thông qua hoạt động của MTTQ và các đoàn thể quần chúng với nhiều hình thức phong phú như kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, liên hoan văn nghệ, lễ hội Đền Giá... Tạo nên đời sống tinh thần vui tươi, lành mạnh trong xã. Đảng ủy chỉ đạo tổ chức tốt Đại hội TDTT lần thứ II đã thu hút đông đảo nhân dân các xóm tham gia với nhiều môn thi đấu thể thao thiết thực như cầu lông, kéo co, điền kinh, vật, cờ tướng,... tạo đà cho phong trào TDTT trong xã phát triển tự giác rộng khắp.

+ Y tế: Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân đã có nhiều cố

gắng, không để dịch bệnh xảy ra, các đối tượng chính sách, người già trên 80 tuổi, hộ nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, người dân tộc thiểu sốđược khám chữa bệnh miễn phí theo quy định, mạng lưới y tế từ xã đến xóm thường xuyên được củng cố, các chương trình y tế quốc gia được triển khai, thực hiện có hiệu quả, trạm y tếđã có bác sĩ, xã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia y tế năm 2006.

Công tác Dân số- Gia đình- Trẻ em trong những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực, việc tuyên truyền vận động nhân dân được thực hiện thường xuyên.

Nhận thức của người dân về sinh đẻ có kế hoạch đã được nâng lên, các dịch vụ

chăm sóc sức khỏe, sinh sản, kế hoạch hóa gia đình tăng cường,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế - xã hội xã Đông Cao, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 41)