0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Tình hình xã hội

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ ĐÔNG CAO, HUYỆN PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN, GIAI ĐOẠN 2011 - 2013. (Trang 29 -29 )

+ Dân số, lao động và việc làm

Dân số trung bình cả nước năm 2012 ước tính 88,78 triệu người, tăng 1,06% so với năm 2011, bao gồm: Dân số nam 43,92 triệu người, chiếm 49,47% tổng dân số cả nước, tăng 1,09%; dân số nữ 44,86 triệu người, chiếm 50,53%, tăng 1,04%. Trong tổng dân số cả nước năm nay, dân số khu vực thành thị là 28,81 triệu người, chiếm 32,45% tổng dân số, tăng 3,3% so với năm trước; dân số khu vực nông thôn là 59,97 triệu người, chiếm 67,55%, tăng 0,02%.

Tổng tỷ suất sinh năm 2012 đạt 2,05 con/phụ nữ, tăng so với mức 1,99 con/phụ nữ của năm 2011. Tỷ suất sinh thô đạt 16,9 trẻ sinh ra sống trên 1000 người dân. Tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh duy trì ở mức khá cao với 112,3 bé trai/100 bé gái, tăng so với mức 111,9 bé trai/100 bé gái của năm

2011. Tỷ suất chết thô năm 2012 là 7‰; tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi là 15,8‰; tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi là 23,8‰. Tỷ suất chết tiếp tục ở

mức thấp, thể hiện rõ hiệu quả của chương trình chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em nói riêng và công tác bảo vệ sức khoẻ, nâng cao mức sống cho người dân nói chung trong năm qua.

Theo kết quả điều tra trong năm, tỷ lệ phụ nữ từ 15-49 tuổi sinh con thứ ba trở lên của năm 2012 là 14,2%, giảm so với mức 14,7% của năm 2011; tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi có chồng đang sử dụng biện pháp tránh thai đạt 76,2%, trong đó sử dụng biện pháp hiện đại là 66,6%; biện pháp khác là 9,6%.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2012 là 52,58 triệu người, tăng 2,3% so với năm 2011, trong đó lao động nam chiếm 51,3%; lao động nữ

chiếm 48,7%. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 46,95 triệu người, tăng 0,87%, trong đó nam chiếm 53,3%; nữ chiếm 46,7%. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2012 là 51,69 triệu người, tăng 2,7% so với năm 2011. Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 48,4% năm 2011 xuống 47,5% năm 2012; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm từ 21,3% xuống 21,1%; khu vực dịch vụ tăng từ

30,3% lên 31,4%. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2012 khu vực Nhà nước chiếm 10,4% tổng lực lượng lao động; khu vực Ngoài Nhà nước chiếm 86,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 3,3%.

Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2012 là 1,99%, trong

đó khu vực thành thị là 3,25%, khu vực nông thôn là 1,42% (Năm 2011 các tỷ

lệ tương ứng là: 2,22%; 3,60%; 1,60%). Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2012 là 2,8%, trong đó khu vực thành thị là 1,58%, khu vực nông thôn là 3,35% (Năm 2011 các tỷ lệ tương ứng là: 2,96%; 1,58%; 3,56%). Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm năm 2012 giảm nhẹ

so với các tỷ lệ tương ứng của năm 2011 nhưng tỷ lệ lao động phi chính thức năm 2012 tăng so với một số năm trước, từ 34,6% năm 2010 tăng lên 35,8% năm 2011 và 36,6% năm 2012. Điều này cho thấy mức sống của người dân còn thấp, hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển mạnh nên người lao động không chịu cảnh thất nghiệp kéo dài mà chấp nhận làm những công việc không ổn định với mức thu nhập thấp và bấp bênh.

+ Đời sống dân cư, bảo đảm an sinh xã hội

Mặc dù tình hình kinh tế-xã hội năm 2012 gặp nhiều khó khăn nhưng công tác xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội luôn được Đảng và Chính phủ, các cấp, các ngành, địa phương quan tâm, chỉ đạo và thực hiện thường xuyên. Theo báo cáo của các địa phương, tổng kinh phí phục vụ cho công tác an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo năm 2012 là 8,8 nghìn tỷ đồng, bao gồm: 1,3 nghìn tỷđồng quà thăm hỏi và hỗ trợ các đối tượng chính sách; gần 1 nghìn tỷ đồng hỗ trợ các hộ nghèo và 6,5 nghìn tỷ đồng dành cho cứu

đói, cứu trợ xã hội khác.

Đến nay, sau 5 năm thực hiện Chương trình tín dụng học sinh, sinh viên, chương trình đã thực sự đồng hành và giúp cho một bộ phận nhân dân thu nhập thấp có được sự bình đẳng về đào tạo. Tính đến 30/6/2012, tổng dư

nợ của chương trình đạt gần 35 nghìn tỷđồng, tạo điều kiện cho 2,3 triệu học sinh, sinh viên của gần 1,9 triệu hộ gia đình hoàn cảnh khó khăn có điều kiện tiếp tục đến trường. Việc điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu từ 830 nghìn

đồng/tháng lên 1,05 triệu đồng/tháng từ 01/5/2012 đối với cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và người lao động làm việc

ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức của Nhà nước cũng đã phần nào cải thiện đời sống cho người lao động.

Ở khu vực nông thôn, tình trạng thiếu đói giáp hạt trong năm 2012 đã giảm đáng kể so với năm trước. Tính chung cả năm, cả nước có 450,3 nghìn lượt hộ thiếu đói, giảm 27,6% so với năm 2011, tương ứng với 1911,8 nghìn lượt nhân khẩu bị thiếu đói, giảm 26,9%. Tình trạng thiếu đói xảy ra chủ yếu

ở các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc; vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung; vùng Tây Nguyên. Để khắc phục tình trạng thiếu đói, trong năm 2012, các cấp, các ngành và địa phương đã hỗ trợ các hộ thiếu đói 22,6 nghìn tấn lương thực và 24,4 tỷđồng. Tỷ lệ hộ nghèo cả nước năm 2012

ước tính là 11,3 - 11,5%, giảm 1,1 - 1,3% so với năm 2011, thấp hơn mức giảm 1,6% của năm 2011 so với năm 2010.

+ Giáo dục, đào tạo

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông của cả nước năm học 2011-2012 đạt 98,97%, tăng 3,25 điểm phần trăm so với năm học 2010-2011;

tỷ lệ học sinh tốt nghiệp bổ túc trung học đạt 85,47%, tăng 0,12 điểm phần trăm. Tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm nay đều cao hơn so với năm học trước, trong đó 36 tỉnh, thành phố có tỷ lệ tốt nghiệp đạt trên 99%; 25 tỉnh, thành phốđạt trên 97%.

Vào thời điểm đầu năm học 2012-2013, cả nước có 19,2 triệu học sinh

đến trường, bao gồm: 4,1 triệu trẻ em mầm non; 7,3 triệu học sinh tiểu học; gần 5 triệu học sinh trung học cơ sở và 2,8 triệu học sinh trung học phổ thông. Tính đến cuối năm 2012, cả nước có 60/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, trong đó 03 tỉnh/thành phố đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng

độ tuổi mức độ 2 và 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Đến năm 2012, cả nước có 215 trường đại học, trong đó 187 trường công lập; 204 trường cao đẳng, trong đó 150 trường công lập; 295 trường trung cấp chuyên nghiệp. Tổng số sinh viên đại học, cao đẳng của cả nước là trên 2,2 triệu sinh viên, trong đó nữ sinh viên là 1,1 triệu người, chiếm khoảng 50% tổng số sinh viên đại học và cao đẳng; số học sinh trung cấp chuyên nghiệp là 623 nghìn học sinh, trong đó nữ học sinh chiếm khoảng 60%.

Công tác đào tạo nghề cũng được các cấp, các ngành và địa phương tiếp tục quan tâm đầu tư. Tính đến cuối năm 2012, cả nước có 142 trường cao

đẳng nghề, 316 trường trung cấp nghề, 850 trung tâm dạy nghề. Số học sinh học nghề được tuyển mới trong năm nay là 1,9 triệu lượt người, trong đó cao

đẳng nghề và trung cấp nghề là 0,4 triệu lượt người; sơ cấp nghề 1,5 triệu lượt người. Dự kiến trong năm 2013 sẽ tuyển mới khoảng 1,92 triệu lượt học sinh, trong đó sơ cấp nghề 1,5 triệu lượt người và hỗ trợ dạy nghề cho 700 nghìn lao động nông thôn theo mục tiêu và chính sách của Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Trong năm 2012, Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và dạy nghề đã cấp 1029 tỷ đồng đào tạo nghề cho lao động nông thôn và 1536 tỷ đồng đổi mới và phát triển dạy nghề. Kế hoạch năm 2013 sẽ dành 1750 tỷ đồng đào tạo nghề cho lao động nông thôn và 2700 tỷ đồng đổi mới và phát triển dạy nghề, cùng gấp 1,7 lần năm 2012.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cu

Đề tài tập trung nghiên cứu hiện trạng kinh tế xã hội của xã.

Hộ nông thôn trên địa bàn nghiên cứu (3 xóm: Cò, Me, Việt Hùng) thuộc xã Đông Cao.

3.1.2. Phm vi nghiên cu

Địa bàn xã Đông Cao, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

- V ni dung: Nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế xã hội của xã trong giai đoạn hiện nay, những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển. Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển kinh tế xã hội của xã trong những năm tới.

- V không gian: Nghiên cứu kinh tế hộ tại xã Đông Cao, tập trung ở 3 xóm: Cò, Me, Việt Hùng.

Tôi lựa chọn 3 xóm trên để nghiên cứu dựa trên những đặc trưng riêng về các điều kiện như sau:

Xóm Cò: Là xóm phát triển nông nghiệp với loại vật nuôi chính là con lợn, cơ sở hạ tầng còn kém phát triển.

Xóm Me: Đây là xóm khá phát triển với vật nuôi chính là con gà, là xóm có thu nhập tương đối cao.

Xóm Việt Hùng là xóm phát triển với các loại rau, là xóm có cơ sở hạ

tầng tương đối phát triển, là xóm có kinh tế phi nông nghiệp phát triển nhất

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm thực tập: Xã Đông Cao. - Thời gian thực tập: 20/1 - 20/5/2014.

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Đặc điểm tự nhiên và đặc điểm kinh tế xã hội xã Đông Cao + Điều kiện tự nhiên.

- Thực trạng phát triển kinh tế của xã qua 3 năm 2011-2013 +Thực trạng chung

+ Thực trạng phát triển xã hội nông thôn xã Đông Cao qua 3 năm 2011 - 2013

+ Đánh giá chung về thực trạng phát triển KT - XH của xã qua 3 năm 2011-2013

+ Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp và thu nhập về

nông nghiệp của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển KT - XH của xã Đông Cao 3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thu thp s liu, thông tin

* Thu thập số liệu thứ cấp: Những tài liệu thứ cấp được thu thập các thông tin, số liệu có sẵn, trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các báo cáo, tài liệu tổng kết, đánh giá, các trang điện tử, sách báo, các công trình

đã công bố…

Tôi tiến hành thu thập các số liệu như sau:

- Thu thập các văn kiện, báo cáo tổng kết chương trình dự án, báo cáo

đánh giá, các tài liệu liên quan về Hộ và hoạt động phát triển sản xuất và thu nhập của Hộ

- Thu thập các tư liệu số liệu có sẵn từ thống kê của ủy ban nhân dân xã

- Thu thập từ các bản đồ, bảng biểu số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã

* Thu thập số liệu sơ cấp: Thông tin sơ cấp sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt, phỏng vấn bằng bảng câu hỏi được lập sẵn. Các thông tin sơ cấp được thu thập tại các hộ và một số cán bộ của xã bằng cách quan sát trực tiếp và sử dụng phiếu điều tra.

- Phương pháp điều tra hộ: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Chọn mẫu điều tra. Chọn 3 xóm tiêu biểu là xóm Cò, xóm Me, xóm Việt Hùng (mỗi xóm chọn 20 hộ) để điều tra thu thập thông tin. Tổng số có 60 hộ được điều tra bằng phương pháp này. Nghiên cứu các hộ mang tính đại diện nằm trong các xóm đã được chọn. Số mẫu điều tra được chọn ngẫu nhiên dựa theo danh

sách hộ và đảm bảo đủ các hộ thuộc 3 nhóm hộ: Khá, trung bình và nghèo và phỏng vấn theo hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị trước

Nội dung phiếu điều tra: Phiếu điều tra có các thông tin chủ yếu như

nhân khẩu, lao động, tuổi, trình độ văn hoá của chủ hộ,… Tình hình sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, … Những thông tin này được thể hiện bằng bảng những câu hỏi cụ thể và trả lời chính xác, đầy đủ.

- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA): Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt với hộ nông dân,

đàm thoại với hộ nông dân thông qua một loạt các câu hỏi mở và phù hợp với tình hình thực tế, sử dụng linh hoạt và thành thạo các dạng câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Tại sao? Như thế nào? Và bao nhiêu?... Phỏng vấn số hộ đã chọn, kiểm tra tính thực tiễn của thông tin qua quan sát trực tiếp.

- Phương pháp đánh giá nhanh thôn (RRA): Thông qua việc đi điều tra thực địa để quan sát thực tế, phỏng vấn không chính thức các cán bộ và những người dân sống tại địa phương, thu lượm những tài liệu, thông tin đã có tại thời điểm nghiên cứu.

3.4.2. Phương pháp x lý và phân tích s liu

* Xử lý số liệu đã công bố: Từ các số liệu đã thu thập được, tiến hành tổng hợp, đối chiếu để chọn ra những thông tin phù hợp với hướng nghiên cứu của đề tài.

- Số liệu điều tra bảng hỏi được nhập vào máy tính trên Excel, rồi tiến hành xử lý và phân tích số liệu.

- Phân tổ thống kê: Được sử dụng để phân loại thu nhập và tiêu dùng theo các mức khác nhau: Hộ khá, hộ trung bình, hộ nghèo.

* Phương pháp so sánh:

Tiến hành so sánh liên hoàn năm sau so với năm trước để thấy được tình hình KT-XH của xã giữa các năm. Từ đó xác định được những kết quả đã đạt được, những hạn chế và tồn tại và đề xuất giải pháp khắc phục.

* Phương pháp đánh giá phân tích tống hợp:Sau khi đã thu nhập được các số liệu cần thiết cho các khía cạnh nghiên cứu của đề tài, tiến hành phân tích, đánh giá và tổng hợp để thấy được bản chất đích thực của mọi biến động.

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Đặc điểm tự nhiên và đặc điểm kinh tế xã hội xã Đông Cao

4.1.1. Điu kin t nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Đông Cao nằm ở phía Đông Nam huyện Phổ Yên, phạm vi nghiên cứu quy hoạch là toàn xã với tổng diện tích tự nhiên 647,41 ha. Đông Cao thuộc xã vùng 1 của huyện Phổ Yên, có địa giới hành chính tiếp giáp với các

địa phương như sau:

- Phía Bắc giáp xã Tân Hương - Phía Nam giáp xã Tân Phú - Phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang - Phía Tây giáp xã Trung Thành.

4.1.1.2. Địa hình

Đông Cao mang đặc điểm của địa hình vùng trung du Bắc Bộ, có địa hình tương đối bằng phẳng.

Với địa hình như trên sẽ chi phối phương án quy hoạch sử dụng đất, cụ thể là cần bố trí sử dụng đất sao cho phù hợp với điều kiện địa hình của

địa phương

4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết, thuỷ văn

Khí hậu - thời tiết

Theo phân vùng khí hậu thì Đông Cao nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Theo tài liệu của trạm khí tượng thủy văn huyện cho thấy các đặc

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ ĐÔNG CAO, HUYỆN PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN, GIAI ĐOẠN 2011 - 2013. (Trang 29 -29 )

×