Điều kiện Kinh tế, Văn hóa Xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng hầm Biogas trong xử lý chất thải chăn nuôi quy mô hộ gia đình tại xã Thanh Sơn - huyện Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn. (Trang 36)

4.1.2.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã Thanh Sơn Tình hình trồng trọt của xã

Năm 2013 tổng sản lượng lương thực có hạt của cả xã đạt 1.484,4 tấn trên tổng diện tích gieo trồng là 550,7 ha. Bình quân lương thực đầu người đạt 513 kg/người/năm, đảm bảo an ninh lương thực. Diện tích trồng cây ăn quả của toàn xã là 45 ha, trong đó chủ yếu là trồng vải thiều. Khoảng 290 ha đất nông nghiệp người dân trồng màu như: thuốc lá, rau, khoai,…đây là một nguồn thu không nhỏ, giúp giúp cải thiện thu nhập của người dân.

Tình hình chăn nuôi của xã

Trong những năm qua ngành chăn nuôi của xã phát triển khá nhanh, tương đối ổn định. Năm 2013, tỷ trọng chăn nuôi chiếm 36,8% trong ngành nông nghiệp.

Bảng 4.2: Số lượng gia súc, gia cầm qua các năm của xã Thanh Sơn

(Đơn vị: Con)

Loài vật nuôi Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Trâu, Bò 745 753 693

Lợn 1.200 1.225 1.210

Dê 275 951 1.830

Gia cầm 19.500 17.000 18.963

(Nguồn: UBND xã Thanh Sơn)

Bảng 4.2 cho thấy sự thay đổi số lượng gia súc, gia cầm qua các năm tương đối ổn định, tuy nhiên số lượng Dê tăng nhanh từ 275 con năm 2011

đến năm 2013 đạt 1.830 con và có xu hướng tăng thêm trong những năm tới do chăn nuôi Dê sinh sản nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, nhân dân đã quan tâm nhiều hơn nhiều hơn đến việc chăn nuôi gia súc gia cầm; công tác phòng chống dịch bệnh cũng được đặc biệt quan tâm nên trong các năm qua không có dịch bệnh lớn xảy ra.

4.1.2.2. Dân số và nguồn lực lao động

Tổng dân số năm 2013 là 3200 người với 668 hộ, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,1 %, trong đó Nam có 1.662 người, chiếm 52%; Nữ: 1.538 người, chiếm 48%. Số người trong độ tuổi lao động 2.174 người. Xã có chủ yếu 3 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó: Nùng chiếm 82,6%, Kinh chiếm 11%, Tày chiếm 4% còn lại là các dân tộc khác.

Cơ cấu lao động: Nông - Lâm - Ngư nghiệp: 1.886 người, chiếm 87,01%; Công nghiệp - Xây dựng: 93 người, chiếm 4,17%; Dịch vụ - Thương mại: 195 người, chiếm 8,82%.

Tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn so với tổng số lao động của xã chiếm 10%, trong đó: đào tạo Đại học chiếm 3%; Trung cấp, Cao đẳng chiếm 6%; sơ cấp (3 tháng trở lên) chiếm 1%.

4.1.2.3. Văn hóa - Giáo dục

Năm 2013 xã có 5/8 thôn đạt tiêu chuẩn Làng văn hóa, chiếm tỷ lệ: 62,5% tổng số thôn của xã. Hàng năm các cấp học luôn quan tâm xây dựng các kế hoạch học tập, phát động các phong trào thi đua dạy và học trong nhà trường. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS luôn được duy trì giữ vững. Năm 2013, phổ cập giáo dục mầm non đạt chuẩn, kết quả phổ cập giáo dục ở các cấp học luôn đạt ở mức cao (93,2%). Công tác khuyến học, khuyến tài luôn được quan tâm thực hiện. Hàng năm Hội khuyến học xã căn cứ theo nguồn quỹ hội, trích quỹ khen thưởng các thầy giáo, cô giáo dạy giỏi, các học sinh có thành tích trong học tập; tặng và giúp đỡ các học sinh nghèo vượt khó học giỏi, các học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

4.1.2.4. Y tế

Trạm Y tế xã đạt chuẩn từ năm 2009, trạm có tổng diện tích khu đất 700m2

, có 6 cán bộ y tế, trong đó có 01 Bác sỹ. Năm 2013 tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt: 85%. Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày càng được duy trì thực hiện thường xuyên, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Trong năm 2013 trạm y tế xã đã thực hiện khám chữa bệnh cho 3.053 lượt người, điều trị cho 56 bệnh nhân, tiêm chủng đủ mũi cho trẻ em, phụ nữ mang thai. Trạm y tế xã luôn chủ động làm tốt công tác tuyên truyền, phòng chống dịch bệnh, giám sát chặt chẽ và thông báo kịp thời các bệnh truyền nhiễm gây dịch.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng hầm Biogas trong xử lý chất thải chăn nuôi quy mô hộ gia đình tại xã Thanh Sơn - huyện Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn. (Trang 36)