Với nhận thức công nghệ sinh học là công nghệ khí liên ngành đa mục tiêu đa mục đích nên chính phủ nhiều nước trên thế giới đã và đang quan tâm đưa ra những chính sách, những chương trình mạnh mẽ thúc đẩy sử dụng nguồn năng lượng khí sinh học với mục tiêu khai thác toàn diện các lợi ích của nó, các chính sách thúc đẩy công nghệ khí sinh học đã được chứng minh trên các lợi ích kinh tế, xã hội như: bảo vệ môi trường, cung cấp năng lượng, tạo ra các hoạt động kinh tế cho các vùng hẻo lánh, đa dạng hóa các nguồn năng lượng. Ở các nước phát triển mạnh trên thế giới, nguồn năng lượng và nguồn phân bón dồi dào, cho nên việc ứng dụng kĩ thuật biogas chủ yếu là để giải quyết vấn đề môi trường. Ở các nước này thường có dạng hầm ủ theo nhiều kiểu xây dựng khác nhau với dung tích khoảng 1 triệu đến 2 triệu m3
. Chúng hàng ngày tiêu thụ hàng chục tấn phân người, phân gia súc và rác thải từ các thành phố lớn. Tiêu biểu ở tiểu bang Florida (Mỹ), Thụy Sỹ, Canada, Hà Lan. Ở châu Á Trung Quốc và Ấn Độ có số lượng biogas nhiều nhất.
Trung Quốc: Theo số liệu thống kê của Bộ nông nghiệp Trung Quốc riêng trong lĩnh vực chăn nuôi năm 2006 có 460 công trình khí sinh học cung cấp cho 5,59 triệu gia đình sử dụng, phát điện với công suất 866 KW, sản xuất thương mại 24.900 tấn phân bón và 700 tấn thức ăn gia súc. Tới cuối năm 2008 số công trình lớn tăng lên đến 573 và đến năm 2010 có khoảng 2000 bể cỡ lớn và 8,5 triệu hầm. Trong những năm gần đây, các mô hình nhà kính và sử dụng năng lượng đa dạng đã được phát triển rất nhanh ở Trung Quốc, đặc biệt những bể tạo khí biogas nhỏ được xây dựng mỗi năm tới 160.000 chiếc, đến nay toàn quốc đã có hơn 8 triệu bể tạo khí biogas nhỏ.
Tại Indonesia, người dân có thể tiết kiệm khoảng 30 USD/tháng nhờ sử dụng biogas. Chính phủ Indonesia đang đẩy mạnh việc sử dụng biogas như là giải pháp cho những vấn đề về môi tường
Tại Đan Mạch: việc xây dựng các nhà máy kị khí tập trung đang trở thành một lựa chọn phổ biến để quản lý chất thải ở những nơi chất thải từ vài nguồn có thể được xử lý phân động vật, phụ phân cây trồng, chất thải hữu cơ của các gia đình.
Tại Đức: việc xây dựng các công trình khí sinh học tăng từ 100 thiết bị/năm đến 200 thiết bị/năm vào những năm 2000 hầu hết các công trình có thể tích phân hủy từ 1000 tới 1500 m3, công suất khí từ 100 tới 150 m3
. Có trên 40 công trình quy mô lớn với thể tích phân hủy 4000 tới 8000 m3
. Khí sinh học được sản xuất ra đề cung cấp cho các tỏ máy đồng phát điện và phát điện có công suất điện là 20, 150, 200 và 500 KWe.