4.2.2.1. Kết quả khảo sát về tình hình phát triển hầm biogas
Bảng 4.4: Tình hình phát triển hầm biogas trên địa bàn xã Thanh Sơn
Tổng số hầm Số lượng (hầm) Cơ cấu(%)
1. Thời gian xây hầm 61 100
- Năm 2009 9 14,7 - Năm 2010 15 24,6 - Năm 2011 12 19,7 - Năm 2012 16 26,3 - Năm 2013 9 14,7 2. Kiểu thiết kế 61 100 - Xây bằng gạch 57 93,4 - composite 4 6,6 Trong đó dự án 26 42,6 3. Dung tích hầm 61 100 - Dưới 10 m3 18 29,5 - Từ 10 - 15 m3 30 49,1 - Trên 15 m3 13 21,4 4. Tình trạng hầm 61 100 - Hầm sử dụng tốt 59 96,7 - Hầm bị trục trặc 2 3,3
Nhận xét: Bảng 4.4 cho thấy số lượng hầm trung bình mỗi năm tăng thêm khoảng 12 hầm, tuy số lượng là không nhiều nhưng điều đó cho thấy người dân ngày càng thấy được lợi ích to lớn của việc ứng dụng hầm biogas vào xử lý chất thải chăn nuôi nên số lượng hầm sẽ còn tăng trong những năm tới. Nếu chỉ xét về điều kiện cần thì xã Thanh Sơn có khoảng 300 hộ có số đầu lợn bình quân đủ để xây hầm nhưng điều kiện đủ mới là cái quyết định.
Kiểu thiết kế hầm chủ yếu được người dân áp dụng là loại hầm xây bằng gạch, số lượng hầm xây bằng gạch có 57/61 hầm chiếm 93,4% tổng số hầm trên địa bàn xã. Loại bể này được sử dụng phổ biến là do những ưu việt mà nó đem lại so với những loại hình khác. Bể hình cầu có nắp cố định có những ưu điểm như: giá thành vừa do tiết kiệm được nguyên vật liệu so với những dạng khác vì diện tích bề mặt nhỏ nhất và chịu lực khỏe nhất, chỉ sử dụng các vật liệu thông thường, hạn chế dùng sắt thép. Ngoài ra đây cũng là loại hình có nhiều kích cỡ các hộ gia đình có thể chọ lựa sao cho phù hợp với quy mô chăn nuôi của gia đình mình. Mặt khác đây cũng là loại hình được chương trình Dự án Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam (hỗ trợ 1,2 triệu đồng/ bể) giúp đỡ một phần kinh phí cho người dân. Trên địa bàn xã số lượng hầm biogas đăng ký xây dựng theo Dự án được 26 hầm biogas. Đây là loại hình có giá trị hợp lý, vật liệu thiết bị, đội ngũ thợ xây đáp ứng được nhu cầu của địa phương.
Trong tổng số 61 hầm biogas có hầm có 4 hầm biogas composite được lắp đặt chiếm tỷ lệ rất nhỏ 6,6%, do loại hầm này mới được ứng dụng trên địa bàn, giá thành lắp đặt còn cao so với thu nhập của người nông dân. Tuy nhiên loại hầm này có thể được sử dụng phổ biến trong những năm tới bởi vì các hộ gia đình đang sử dụng loại bể này cho biết tuy giá thành cao nhưng ưu điểm của loại hầm composite hơn hẳn các loại bể khác: có thế khắc phục được phần lớn nhược điểm của loại hầm xây bằng gạch, độ bền cao, kín khí tuyệt đối, trọng lượng nhẹ, hiệu suất sinh khí cao hơn, lắp đặt nhanh, tự phá váng, bã tự đọng được đẩy ra khỏi bể mà không mất công dọn bể...
Về dung tích hầm, đa số là loại hầm có kích cỡ khá lớn từ 10 - 15 m3
21,4%, số hầm còn lại có kích cỡ nhỏ dưới 10m3 (hầm nhỏ nhất cỡ 6 m3
) chiếm 29,5%. Như vậy nếu xét về quy mô chăn nuôi thì dung tích hầm của các hộ gia đình là tương đối phù hợp.
Mặc dù thợ xây hầm chủ yếu là thợ vườn của địa phương, ngay cả xây dựng theo Chương trình khí sinh học quốc gia thì các cấp chính quyền đóng vai trò là khâu trung gian, tuyên truyền, mở lớp tập huấn kỹ thuật xây hầm, người trực tiếp tham gia xây cũng là thợ vườn. Nhìn chung đa số các hầm đều hoạt động tốt, tỷ lệ hầm sử dụng tốt đạt 96,7%, số hầm hay gặp trục trặc có 2 hầm chiếm tỷ lệ rất nhỏ 3,3%, các hầm bị trục trặc này rơi vào các hộ tự xây dựng, sử dụng, vận hành chưa đúng kỹ thuật tuy nhiên vẫn có thể khắc phục.
Như vậy tình hình phát triển hầm biogas trên địa bàn xã có bước tiến triển tốt bởi các hộ chăn nuôi ở đây rất hài lòng, phấn khởi với hiệu quả của mô hình biogas đem lại, những hộ chăn nuôi tập trung với quy mô lớn đều rất mong muốn được xây hầm nhưng vốn đầu tư chưa cho phép, họ mong nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn nữa của các cấp chính quyền và các tổ chức xã hội.
4.2.2.2. Kênh thông tin mà người dân biết đến Biogas
Người dân có thể tiếp cận với công nghệ hầm khí biogas qua nhiều kênh thông tin khác nhau như: qua báo chí, truyền hình, qua tuyên truyền, tập huấn của xã, qua bạn bè, hàng xóm, láng giềng… Những nguồn thông tin mà người dân biết đến công nghệ biogas của 61 hộ dân trên địa bàn xã được thể hiện qua hình vẽ dưới đây:
52%
18% 30%
Truyền thông, tập huấn Qua bạn bè, hàng xóm Qua Tivi, đài, báo
Hình 4.1 cho thấy tỷ lệ người dân biết đến biogas qua báo chí, truyền hình chiếm tỷ lệ 18%, nghe và tiếp cận trực tiếp các công trình biogas từ bạn bè, anh em hàng xóm đã được ứng dụng chiếm 52%, nguồn tiếp nhận qua tuyên truyền, tập huấn của xã chiếm 30%. Điều này chứng tỏ rằng phần lớn người dân nhận thức được ứng dụng của biogas vào chăn nuôi, tự tìm hiểu và cùng với các đợt tuyên truyền, tập huấn của xã đồng thời những thông tin về biogas từ truyền hình, báo, đài đã góp phần giúp người dân ứng dụng công nghệ biogas vào thực tế.
4.2.2.3. Lý do người dân lắp đặt hầm biogas
Theo kết quả điều tra của 61 hộ dân, tại các hộ đã xây dựng hầm biogas, nguyên nhân mà người dân lắp đặt hầm ủ là muốn cải thiện môi trường chiếm 38%, muốn sử dụng gas chiếm 54%, lý do được hỗ trợ vốn chiếm 8%. Hình 4.2 dưới đây thể hiện tỷ lệ các lý do người dân lắp đặt hầm biogas:
8% 38%
54% Cải thiện môi trường
Được hỗ trợ về vốn
Sử dụng gas
Hình 4.2: Lý do lắp đặt hầm Biogas
4.2.2.4. Nguồn nguyên liệu cung cấp cho các hầm biogas
Nguồn nguyên liệu cung cấp cho các hầm biogas được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 4.5: Nguồn nguyên liệu chính cung cấp cho các hầm biogas tại xã Thanh Sơn
STT Nguồn nguyên liệu Số lượng (con)
1 Phân trâu, bò 185
2 Phân lợn 562
Nhận xét: Bảng 4.5 cho thấy nguồn nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho hầm biogas là chất thải chuồng trại: phân trâu, bò với 185 con, phân lợn 562 con, phân dê 720 con và ngoài ra một số hộ gia đình còn sử dụng thêm phân gia cầm và chất thải nhà vệ sinh làm nguyên liệu cung cấp cho hầm biogas. Hầu hết là vẫn sử dụng chất thải chuồng trại làm nguồn nguyên liệu chính cung cấp cho hầm biogas và đây vẫn là nguồn nguyên liệu chính mà người dân sử dụng trong tương lai.
Tuy nhiên, số lượng vật nuôi được xử lý chất thải theo phương pháp biogas là con số còn nhỏ so với tổng số vật nuôi của cả xã. Điều đó đồng nghĩa với việc chất thải chăn nuôi được sử dụng trực tiếp vẫn còn phổ biến. Như vậy sẽ gây ra những hậu quả xấu như lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và vật nuôi. Vì vậy, cần phải có biện pháp tuyên truyền hơn nữa để người dân chăn nuôi tập chung và xử lý chất thải hợp vệ sinh.
4.2.2.5. Mục đích sử dụng khí gas
Tổng hợp kết quả từ phiếu điều tra người dân sử dụng gas với mục đích chủ yếu là làm chất đốt, một số ít dùng làm năng lượng thắp sáng, không có hộ nào sử dụng gas cho mục đích khác.
Bảng 4.6: Mục đích sử dụng khí biogas tại xã Thanh Sơn
Mục đích sử dụng Số hộ sử dụng
Làm chất đốt 61
Làm năng lượng thắp sáng 7
Mục đích khác: chạy máy phát điện… 0
Nhận xét: Từ bảng 4.6 cho thấy tất cả các hộ gia đình đang sử dụng hầm ủ biogas đều sử dụng khí gas làm nhiên liệu phục vụ cho nhu cầu đun nấu, những hộ gia đình này trước khi có biogas thì họ sử dụng chủ yếu là củi và than làm năng lượng phục vụ cho đun nấu hàng ngày. Sau khi dùng biogas 100% các hộ gia đình đều sử dụng khí gas làm chất đốt thay cho việc dùng củi và than như trước kia. Việc ứng dụng khí biogas vào thắp sáng còn hạn
chế do công suất của đèn còn thấp nên chỉ có 7 hộ sử dụng khí gas làm năng lượng thắp sáng và chưa có hộ nào sử dụng khí gas để chạy máy phát điện. Người dân cho biết chi phí mua máy phát điện chạy bằng gas cũng khá cao hơn nữa do lượng gas chỉ đủ để đun nấu, thắp sáng, có thể không đủ để chạy thêm cả máy phát điện.
4.2.2.6. Hiện trạng sử dụng phụ phẩm biogas tại xã Thanh sơn
Qua điều tra 61 hộ gia đình sử dụng biogas thì 100% các hộ gia đình sử dụng phụ phẩm biogas để bón cho cây trồng một số ít khoảng 20% các hộ dân sử dụng làm thức ăn cho cá. Nguồn chất thải sau khi được xử lý qua hầm biogas có hàm lượng hữu cơ rất cao có thể sử dụng làm phân bón đem lại hiệu quả và cho năng suất rất cao. Đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp nó giúp giảm chi phí đầu tư của bà con vào cây trồng nông nghiệp. Bã thải này sử dụng để bón cho cây trồng cung cấp một lượng dinh dưỡng cao giúp cây dễ hấp thụ, không chỉ vậy bã thải còn giúp cho đất tơi xốp cho khả năng sử dụng cao nhất mà không gây ô nhiễm đất, thúc đẩy VSV có ích hoạt động. Theo điều tra về ý kiến hộ gia đình sử dụng thì bã thải biogas có chất lượng tốt, mọi người cho biết lúa, ngô... được bón bã thải và nước sau biogas giúp cây phát triển rất tốt và cho năng suất cao.