4.4.3.1. Giải pháp quản lý
- UBND xã tăng cường thực hiện tốt các hoạt động tuyên truyền, tập huấn nhằm nâng cao ý thức của người dân và công đồng dân cư về ô nhiễm môi trường trong cuộc sống và các hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tăng cường các biện pháp quản lý Nhà nước đối với việc quản lý nước thải, chất thải trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nhất là trong lĩnh vực chăn nuôi. Có chính sách khuyến khích người dân chăn nuôi tập trung, sử dụng hầm biogas để xử lý chất thải.
- Hỗ trợ miễn phí về tài liệu, tổ chức tập huấn, cán bộ tư vấn kỹ thuật miễn phí, đào tạo thợ xây dựng lành nghề đúng kĩ thuật.
- Tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn các hộ chăn nuôi cách sử dụng hầm ủ và cách xử lý khi xảy ra sự cố.
4.4.3.2. Giải pháp kĩ thuật
Khắc phục sự cố hầm Biogas
Trong quá trình vận hành, người dân cần theo dõi hoạt động của hầm ủ để nhanh chóng phát hiện và khắc phục sự cố của hầm nhằm duy trì và đảm bảo chất lượng gas ổn định với áp lực và lượng gas đủ để phục vụ tốt cho mục đích sinh hoạt của gia đình. Bảng 4.9 dưới dây trình bày một số sự cố hầm ủ biogas xây bằng gạch và các phương pháp khắc phục sự cố tương ứng.
Bảng 4.10: Phương pháp khắc phục sự cố hầm ủ biogas Hiện tượng Các vấn đề nảy sinh Phương pháp giải quyết
Áp lực gas quá thấp hoặc giảm nên không sử dụng ga được
Nguyên liệu đầu vào quá ít
Bổ sung nguyên liệu theo đúng yêu cầu thể tích của bể
Nắp của bể phân hủy bị rò rỉ
Kiểm tra, nếu thấy bong bóng nước ở trên mặt nước tức là có hiện tượng rò rỉ, tiến hành mở nắp bể và trát kín sau đó đóng nắp lại Ống dẫn khí hoặc van bị rò rỉ Dùng bọt xà phòng để kiểm tra chỗ bị rò rỉ ở van chỗ nối ống dẫn khí
Có cặn đóng trong ống dẫn khí của bể phân hủy
Tháo đoạn nối giữa ống dẫn khí và đường vào bể phân hủy sau đó dùng que mỏng hoặc bàn chải mềm để cạo chất cặn gây tắc ống
Vòm cố định bị nứt
Đào đất xung quanh vòm dùng bọt xà phòng kiểm ta chỗ rỉ. Nơi nào xuất hiện bong bóng tức là nơi đó bị rò rỉ. Dùng bơm hoặc nạo vét hết cặn lắng ra khỏi hầm ủ rửa sạch bể và kiểm tra chỗ nứt bên trong vòm cố định. Đập vỡ xi măng cũ xung quanh vết nứt rồi chát xi măng mới vào, gia cố để chống thấm
Áp lực gas bình thường nhưng khí thoát nhanh Có váng đóng trên bề mặt bể phân hủy Mở nắp bể và đổ thêm nước dùng cây khuấy trộn cho đến khi lớp váng tan ra thì đóng nắp bể lại
Có nhiều chất cặn lắng bị chìm dưới đáy
Mở đường tháo ra cho đến khi các chất cặn bị đẩy ra ngoài Có váng đóng trên bề mặt
bể thu
Dùng gậy để khuấy đảo lớp váng sau đó súc ra ngoài
Áp lực quá lớn
Đường ống tháo nguyên liệu đã sử dụng bị tắc nghẽn, ống dẫn khí bị tắc
Dùng gậy để thông ống
Khí trong bể áp lực quá lớn
Làm sạch khu vực tháo nguyên liệu đã sử dụng và đường cống thoát bằng cách nạo vét bã thải đem sử dụng
bóng nước tại đường vào bể áp lực
liệu trong vòng 7 ngày
Áp lực khí không ổn định
Nước bị ngưng tụ trong ống dẫn khí
Mở van của ngăn ngưng tụ để cho thoát nước trong ống sau đó dóng chặt van lại Đủ áp lực nhưng khí gas có mùi và không thể cháy được Độ pH thấp, chứng tỏ trong hầm hàm lượng axit cao
Bổ sung vôi để trung hòa và giảm nồng độ axit
Bổ sung quá nhiều nguyên liệu
Ngừng bổ sung nguyên liệu trong vòng 7 ngày
Trong các chất thải động vật có lẫn độc tố và chất diệt khuẩn
Ngừng bổ sung nguyên liệu từ 2 -3 ngày nếu khí vẫn không cháy thì phải bỏ hết nguyên liệu cũ và bắt đầu cho nguyên liệu mới lại từ đầu
Áp lực đủ nhưng khí lên ít và không cháy
Có quá nhiều không khí Điều chỉnh vòi hiệu chỉnh khí
Ngọn lửa cháy yếu
Có nước đọng lại trong ống dẫn khí
Mở van của ngăn ngưng tụ để cho khô nước rồi đóng chặt lại Áp lực khí thấp Kiểm tra ống dẫn khí có bị rò rỉ
không
Lỗ thông gas quá nhỏ hoặc nắp bếp bị tắc nghẽn
Nới rộng lỗ thông gas theo các kích thước sau:
+ Đối với bếp nấu thì vòng trong của lỗ thoát khí có kích thước bằng 1,2 mm; còn vòng
ngoài có kích thước 1,6 mm + Đối với bếp đôi có 2 vòng thì vòng trong có lỗ thoát khí có kích thước 1,6 mm; còn vòng ngoài có kích thước 2,3 mm Ngọn lửa cháy
quá lớn Lỗ thoát ra quá rộng
Mở bộ phận điều chỉnh không khi cho đến khí ngọn lửa màu xanh
Trong quá trình sử dụng hầm biogas có thể gặp phải các sự cố khác nhau do các lý do khác nhau gây nên tuy nhiên mỗi sự cố đều có những giải pháp khắc phục. Tùy từng trường hợp cụ thể có thể áp dụng các giải pháp tương ứng như trong bảng trên. Đặc biệt cần lưu ý khi sử dụng hầm biogas tuyệt đối không cho vôi, xà phòng, thuốc sát trùng, chất tẩy rửa xuống bể vì những chất này sẽ tiêu diệt vi khuẩn đang phân hủy phân trong bể dẫn đến lượng khí gas trong bể sẽ giảm đi.
Xử lý nước thải chăn nuôi sau Biogas bằng công nghệ “đất ngập nước”
- Để đạt hiệu quả cao hơn nữa đối với giảm thiểu ô nhiễm môi trường thì có thể kết hợp biogas với công nghệ “đất ngập nước”. Nước thải có khả năng tự làm sạch nhờ quá trình thấm hút qua đất cát như một phương thức xử lý tự lọc sinh học, được gọi tổng quát là xử lý nước thải qua đất. Bằng cách xả nước thải sau khi xử lý sơ bộ qua bãi lọc ngầm hay một cánh đồng tưới có diện tích tương đối rộng, các chất cặn lơ lửng trong nước sẽ bị giữ lại ở tầng mặt đất. Nhờ có oxy và vi khuẩn hiếu khí mà các chất bẩn đó được oxy hóa và nước được làm sạch và thấm xuống mặt đất. Điều kiện quan trọng của phương pháp này là phải có lớp đất, cát đủ dày để lọc, độ dày tối thiểu khoảng 0,2 - 0,5 m. Thực tế cho thấy khả năng xử lý nước thải hữu hiệu diễn ra ở độ sâu 1,5 m tính từ mặt đất.
- Ngoài ra một số nơi còn áp dụng việc xử lý nước thải qua các vùng đất ngập nước, độ sâu trong khoảng từ 0,1- 1,8 m. Hoặc dùng nước thải xả
vào các vùng trũng thấp để nuôi trồng các thực vật thủy sinh nổi như lục bình, rong, bèo tấm, bèo cái…
Sử dụng hiệu quả bã thải sau khi nạo vét hầm ủ
- Bã thải khí sinh học là một loại phân hữu cơ nên nó không những có những đặc tính của phân hữu cơ truyền thống mà còn có nhiều ưu điểm khác do kết quả của quá trình phân hủy kị khí mang lại.
- Bã thải có hai dạng:
+ Bã thải lỏng: Gồm các chất hòa tan và các chất lơ lửng không lắng được. + Bã thải đặc: Gồm phần váng và phần lắng đọng ở đáy thiết bị.
- Hầu hết các hầm biogas cỡ nhỏ đều hoạt động theo cơ chế liên tục nên bã thải lỏng được đẩy ra thường xuyên mang theo số lượng nhỏ chất khô vào khoảng 6 - 10%. Bã thải đặc nằm trong đáy thiết bị và được lấy ra định kỳ theo ống thoát đáy.
- Thành phần N, P, K trong bã thải phụ thuộc vào nguyên liệu của hầm ủ. Trung bình cứ 1 m3 bã thải chứa khoảng 0,16 - 2,4 kg N, tương đương với 0,34 - 5,2 kg urê (chứa 46% N); khoảng 0,5 - 2,7 kg P2O5, tương đương 2,5 - 13,5 kg phân lân (chứa 20% P2O5); khoảng 0,9 - 4,0 kg K2O, tương đương khoảng 1,8 - 8,0 kg Kali (chứa 50% K2O)[8].
4.4.3.3. Giải pháp hỗ trợ
- Miễn giảm các loại thuế phí đối với các trang trại thực hiện tốt công tác BVMT. Khuyến khích các trang trại đầu tư nâng cấp các công trình xử lý chất thải. Có chính sách hỗ trợ nguồn kinh phí để các trang trại đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường.
- Việc nâng cao hiệu quả triển khai xây dựng và vận hành các hầm ủ biogas tại xã để đảm bảo các chỉ tiêu đề ra trong Chương trình VSMTNT cần đòi hỏi có sự hỗ trợ và sự phối hợp thực hiện giữa các cơ quan ban ngành chức năng của Ban chỉ đạo Chương trình, Trung tâm Nước Sạch và VSMTNT, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, UBND các cấp…
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Tình hình sử dụng biogas ở xã Thanh Sơn:
- Trên toàn xã có 61 hầm biogas đang được sử dụng trong đó 59 hầm cho hiệu quả tốt , 2 hầm đem lại hiệu quả chưa cao.
- Quy mô hầm ủ: Trên địa bàn xã chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình nên hầm ủ chủ yếu có kích thước nhỏ và vừa 48 hầm ≤ 15 m3
, 13 hầm >15 m3
.
- Nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho hầm ủ là chất thải chăn nuôi: phân lợn, gà, trâu, bò, chất thải nhà vệ sinh.
- Khí biogas được 100% các hộ gia đình dùng để đun nấu và 7 hộ dùng vào thắp sáng và không có hộ nào dùng cho mục đích khác.
Những lợi ích thiết thực về mặt kinh tế, xã hội và môi trường khi sử dụng hầm biogas tại xã Thanh Sơn cho thấy:
- Về mặt kinh tế: Hầm ủ biogas mang lại lợi ích không nhỏ cho người dân, mỗi tháng các hộ gia đình tiết kiệm được từ 150 - 200 nghìn đồng/tháng. Ngoài ra, chất thải của hầm ủ cũng mang lại lợi ích kinh tế cao, giúp cải thiện đất, tăng năng suất cây trồng….
- Về mặt môi trường: Hầm ủ biogas tạo môi trường thoáng đãng, không khí trong lành không bị ô nhiễm, tạo cảm giác dễ chịu cho mọi người xung quanh. Qua việc phân tích một số thông số để đánh giá chất lượng nước cho thấy hầm ủ biogas có thể làm giảm nồng độ các chất gây ô nhiễm nước từ 50 - 80% so với nước thải chăn nuôi thải trực tiếp ra môi trường.
- Về mặt xã hội: Tạo ra nhiên liệu khí gas để sử dụng cho việc đun nấu trong mỗi gia đình, vì vậy công việc nội trợ, sinh hoạt của các gia đình trở nên nhẹ nhàng, sạch sẽ, giảm bớt vất vả, đặc biệt đối với phụ nữ và người già.
Như vậy, phát triển biogas không chỉ giải quyết vấn đề năng lượng mà còn là giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng dân cư đồng thời tạo điêu kiện nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Cùng với việc phát triển chăn nuôi, biogas sẽ là một trong
những nguồn năng lượng chính trong tương lai. Sử dụng công nghệ biogas là giải pháp hữu hiệu cho phép kết hợp hài hòa giữa cung cấp năng lượng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
5.2. Kiến nghị
- Các nguồn tín dụng, ngoài vốn của Hội Liên Hiệp Phụ Nữ, Ngân hàng NN&PTNT, Ngân hàng Chính sách - Xã hội cần sớm có kế hoạch tham gia cung cấp vốn vay xây dựng các công trình VSMTNT cho nhân dân để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
- Tăng cường phổ biến kiến thức giúp người dân tiếp cận công nghệ mới một cách dễ dàng.
- Đối với người dân: Để đảm bảo an toàn kỹ thuật hộ gia đình không nên tự xây dựng công trình biogas. Cần sử dụng, vận hành hầm ủ biogas đúng kĩ thuật, nhanh tróng báo cho cán bộ kỹ thuật khi hầm xảy ra sự cố.
- Tùy theo điều kiện cụ thể từng nơi và tùy vào điều kiện của từng gia đình, có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật được đề xuất trong bài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ấn phẩm chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở (2013),
Giữ vệ sinh môi trường quanh ta, Nxb Văn hóa dân tộc
2. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Cục Nông Nghiệp (2005), Tài liệu tập huấn nâng cao kĩ thuật viên khí sinh học
3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2011), Công nghệ khí sinh học quy mô hộ gia đình
4. Nguyễn Phước Dân (2007), Báo giảng tập huấn bảo vệ môi trường - Các
phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi lợn
5. Nguyễn Quang Khải (2006), Hướng dẫn sử dụng và bảo dưỡng công trình khí sinh học, Nxb Nông nghiệp
6. Nguyễn Quang Khải , Nguyễn Thanh Sơn, Lê Thị Xuân Thu (2009), Sổ tay sử dụng khí sinh học, Cục chăn nuôi, Bộ NN&PTNT
7. Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nxb Giáo dục
8. Nguyễn Thị Hoa Lý (2005), “Một số vấn đề liên quan đến việc xử lý chất thải chăn nuôi, lò mổ”, Tạp chí Khoa học nông nghiệp, số 5
9. Nguyễn Khắc Tính, Đinh Thế Lộc (2005), Hướng dẫn sử dụng bã thải khí sinh học, Cục Nông nghiệp, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
10. UBND xã Thanh Sơn (2013), Báo cáo kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết
Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2010 - 2015
11. UBND xã Thanh Sơn (2013), Báo cáo Tổng kết công tác năm 2013; Phương hướng nhiệm vụ năm 2014
12. Viện năng lượng - Bộ công nghiệp (2011), Tiêu chuẩn xây dựng hầm Biogas
13. http://xulymoitruong.com/xu-ly-nuoc-thai-chan-nuoi-heo-lon-trau-bo-g-
PHỤ LỤC I PHIẾU ĐIỀU TRA
VỀ MÔ HÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI BẰNG HẦM Ủ BIOGAS QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH
Thời gian phỏng vấn: ngày…..tháng…..năm...
Người phỏng vấn: Hoàng Bảo Thoa
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của quý Ông (Bà) để hoàn thành các câu hỏi sau đây.(Hãy trả lời hoặc đánh dấu vào câu trả lời phù hợp với ý kiến
của Ông (Bà))
Phần I. Thông tin chung:
1. Họ tên người cung cấp thông tin:...chữ ký:………...
2. Nghề nghiệp:...Tuổi:...Giới tính: ... Trình độ văn hoá:...Dân tộc:...
3. Địa chỉ:……… 4. Số thành viên trong gia đình:...người
5. Số lao động chính:...lao động, trong đó Nam:………..Nữ:……… 6. Phân loại theo ngành nghề của hộ:
Hộ thuần nông Hộ kiêm Hộ kiêm dịch vụ 7. Phân loại hộ (theo kinh tế)
Giàu Khá giả Trung bình Nghèo
Phần II. Nội dung phỏng vấn
1. Số lượng gia súc, gia cầm mà gia đình chăn nuôi :
……… ………
2. Số lượng chất thải do chăn nuôi thải ra:
……… ……….
3. Trước khi xây hầm ủ Biogas gia đình sử dụng chất thải chăn nuôi như thế nào?
làm phân bón làm thức ăn nuôi cá
- Làm phân bón:
Bón phân tươi:………
Bón phân đã ủ:………
- Làm thức ăn nuôi cá:
Khối lượng cho ăn bao nhiêu kg/ngày:………
- Đổ bỏ:
Số lượng đổ bỏ:………...Địa điểm đổ bỏ:………
- Khác:……… 4. Năng lượng mà gia đình sử dụng phục vụ cho đun nấu trước và sau khi xây hầm ủ Biogas (%)
Nguồn năng lượng Trước khi có Biogas Sau khi có Biogas
Biogas
Gas dân dụng Củi
Trấu
Khác (điện…)
5. Kênh thông tin mà gia đình biết đến Biogas:
Truyền thông, tập huấn Qua bạn bè , làng xóm Qua Tivi, đài, báo
6. Lý do gia đình lắp đặt hầm ủ Biogas:
Cải thiện môi trường Sử dụng gas Được hỗ trợ về vốn, kỹ thuật Lý do khác:……… 7. Năm xây dựng hầm ủ: ... 8. Kiểu hầm Biogas: Túi ủ Hầm Thái - Đức Hầm chữ nhật Hầm ống bê tông Khác……… 9.Dung tích hầm ủ: ....
10. Lắp đặt bộ phận lọc khí từ hầm ủ Biogas:
Không Có
11. Vị trí đặt hầm ủ:
Đặt ngầm Đặt trên mặt đất Chiều sâu hầm ủ:……… Khoảng cách với chuồng trại:………....