Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng hầm Biogas trong xử lý chất thải chăn nuôi quy mô hộ gia đình tại xã Thanh Sơn - huyện Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn. (Trang 31)

- Địa điểm: Xã Thanh Sơn - Huyện Hữu Lũng - Tỉnh Lạng Sơn

- Thời gian: Từ 20/1/2014 - 30/4/2014 3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Ni dung nghiên cu

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Thanh Sơn - huyện Hữu Lũng - tỉnh Lạng sơn.

- Tình hình sử dụng hầm biogas trong xử lý chất thải chăn nuôi ở xã Thanh Sơn - huyện Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn.

- Đánh giá hiệu quả sử dụng hầm khí biogas trong xử lí chất thải chăn nuôi quy mô hộ gia đình tại xã Thanh Sơn - huyện Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn.

- Những vấn đề khó khăn và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng biogas, bảo vệ môi trường.

3.3.2. Phương pháp nghiên cu

3.3.2.1. Phương pháp kế thừa

- Kế thừa tham khảo kết quả đã đạt được của các báo cáo, đề tài đã làm những năm trước có liên quan đến biogas.

- Tham khảo các tài liệu sách, báo viết về biogas.

3.3.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu hỏi kết hợp phỏng vấn trực tiếp

- Lập phiếu điều tra quy mô hộ sử dụng biogas trên địa bàn toàn xã. - Điều tra bằng phiếu điều tra tại các hộ sử dụng biogas kết hợp phỏng vấn trực tiếp người dân địa phương.

3.3.2.3. Phương pháp phòng thí nghiệm

- Thu thập các số liệu đã được phân tích của các viện, cục, phòng ban

ngành có liên quan đạc được sử dụng.

- Phương pháp phân tích mẫu:

Bảng 3.1: Phương pháp phân tích các chỉ tiêu hóa lý trong mẫu nước thải STT Các chỉ tiêu phân tích Phương pháp phân tích

1 pH Máy đo chất lượng nước đa chỉ tiêu Hanna 2 BOD5 Phương pháp cấy và pha loãng

3 COD Phương pháp oxyhóa chuẩn độ bằng KMnO4

4 PTS Phương pháp so màu

5 NTS Phương pháp KJEIDAHL

3.3.2.4. Phương pháp so sánh

- So sánh các kết quả, số liệu thu thập được để đưa ra hiệu quả sử dụng công nghệ biogas trong chăn nuôi.

- So sánh kết quả phân tích mẫu với QCVN 40: 2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

3.3.2.5. Phương pháp thống kê, tổng hợp và xử lý số liệu

- Phương pháp thống kê toán học.

- Tổng hợp và xử lý số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, các số liệu về biogas.

- Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu khảo sát được xử lý trên phần mềm Word, Excel…

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1. Điều kiện tự nhiên, Kinh tế xã hội của xã Thanh Sơn

4.1.1. Điu kin t nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Thanh Sơn nằm ở phía Tây Nam của huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, cách trung tâm huyện khoảng 20 km. Xã có tổng diện tích đất tự nhiên 2.304,1 ha, năm 2013 dân số của xã là 3.200 người đang sinh sống trong 8 thôn trên địa bàn xã. Ranh giới hành chính xã Thanh Sơn có phía giáp:

- Phía Bắc giáp xã Tân Lập và xã Thiện Kỵ, huyện Hữu Lũng - Phía Đông giáp xã Minh Tiến và xã Vân Nham, huyện Hữu Lũng - Phía Nam giáp xã Vân Nham và xã Đồng Tiến, huyện Hữu Lũng - Phía Tây giáp xã Đồng Tiến và xã Thiện Kỵ, huyện Hữu Lũng Xã có tỉnh lộ 242 chạy dọc từ Đông sang Tây có chiều dài là 4km.

4.1.1.2. Địa hình

Xã Thanh Sơn là một xã miền núi có địa hình khá phức tạp trong đó phần lớn là diện tích đồi núi. Hướng núi chủ yếu chạy từ Tây Bắc xuống Đông Nam xen kẽ là các con suối và khe nước nhỏ.

4.1.1.3. Đất đai

Đất đai xã Thanh Sơn được chia thành 2 loại chính:

Đất đồi chiếm khoảng 45% tổng diện tích đất tự nhiên. Tầng đất tương đối dày, thành phần cơ giới là đất thịt nhẹ đến trung bình, nghèo dinh dưỡng, đây phần lớn là các đồi gò được nhân dân sử dụng xây dựng nhà ở và trồng cây ăn quả cũng như cây công nghiệp lâu năm và trồng rừng.

Đất ruộng chiếm khoảng 15% tổng diện tích đất tự nhiên, đất ruộng chủ yếu là do tích tụ phù xa sông suối, tầng đất dày, màu xám đen, hàm lượng mùn, đạm ở mức khá, hàm lượng lân, kali ở mức trung bình đến khá, loại đất này thích hợp trồng cây lương thực và các loại cây hoa màu.

Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất của xã Thanh Sơn Thứ tự Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 2.304,1 100 1 Đất nông nghiệp NNP 1.235,78 53,6

1.1 - Đất sản xuất nông nghiệp SXN 891,08 38,6 1.2 - Đất lâm nghiệp LNP 317,40 13,8 1.3 - Đất nuôi trồng thủy sản NTS 27,30 1,2

2 Đất phi nông nghiệp PNN 212,48 9,3

2.1 - Đất ở OTC 29,83 1,3

2.2 - Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

CTS 0,60 0,02

2.3 - Đất quốc phòng CQP 132 5,7

2.4 - Đất chuyên dùng CDG 27,65 1,2 2.5 - Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 0,80 0,03 2.6 - Đất sông suối và mặt nước

chuyên dùng

SMN 21,6 1,05

3 Đất chưa sử dụng CSD 855,84 37,1

(Nguồn: UBND xã Thanh Sơn)

Tổng diện tích đất tự nhiên của Xã là 2.304,1 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp là 1.235,78 ha, chiếm 53,6% tổng diện tích đất tự nhiên của Xã Trong tổng số 1.235,78 ha đất nông nghiệp thì đất sản xuất nông nghiệp chiếm 891,08 ha; đất lâm nghiệp: 317,40 ha; đất nuôi trồng thủy sản: 27,30 ha. Xã có 212,48 ha đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá nhỏ 9,3% trong đó: Đất ở là 29,83 ha; Đât xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 0,60 ha; Đất quốc phòng: 132 ha; Đất chuyên dùng: 27,65 ha; Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 0,80 ha; Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 21,6 ha. Còn lại: 855,84 ha là đất chưa sử dụng của Xã và chủ yếu là núi đá vôi chiếm tỷ lệ tương đối lớn 37,1% tổng diện tích đất tự nhiên.

4.1.1.4. Khí hậu

Khí hậu xã Thanh Sơn mang đặc trưng của khí hậu miền núi phía bắc, nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm chịu ảnh hưởng của gió Đông nam, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió Đông bắc. Nhiệt độ cao nhất khoảng 34ºC đến 36ºC (tháng 7- 8), nhiệt độ thấp nhất từ khoảng 4ºC đến 10ºC (tháng 11 - 12). Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 22,5 ºC, lượng mưa trung bình hàng năm là 1.488,2 mm, độ ẩm tương đối cao trung bình 82,5%. Khu vực chịu ảnh hưởng của 2 luồng gió thịnh hành là gió Đông nam và gió Đông bắc.

Nhìn chung điều kiện tự nhiên của xã tương đối thuận lợi cho sự phát triển trồng trọt và chăn nuôi. Tuy nhiên những năm gần đây tình trạng hạn hán, rét đậm, rét hại xảy ra trên địa bàn cũng đã gây ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống kinh tế của người dân trong xã.

4.1.1.5. Hệ thống thủy văn

Trên địa bàn xã có hệ thống đập lưu nước, sông suối khá dày đặc, có độ dốc dòng chảy lớn và lưu lượng nước thay đổi theo từng mùa, mùa khô nước cạn còn mùa mưa nước nhiều có thể gây ra lũ lụt, ngập úng.

4.1.1.6. Tài nguyên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tài nguyên rừng:

Năm 2013 xã Thanh Sơn có tổng diện tích đất rừng đạt 317,40 ha, toàn bộ diện tích này là rừng sản xuất, bên cạnh vai trò bảo vệ môi trường, điều hòa khí hậu, giữ nước, chống xói mòn, rửa trôi thì diện tích rừng này của xã là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành trồng rừng, phát triển cây bạch đàn và rừng hỗn loài bảo tồn đa dạng sinh học góp phần tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho người dân địa phương.

Tài nguyên nước:

Nguồn nước mặt với trữ lượng nước đến hơn 500.000 m3, bao gồm có hệ thống các hồ, các đập trên địa bàn xã như: đập Mỏ Kỵ I, đập Mỏ Kỵ II, đập Lày Đung, đập Suối Đen, Ao Lịm, Cầu Thin, Hố Tát, cùng với hệ thống các giếng khơi ở các cánh đồng Lay I, Lay II và hệ thống mương nội đồng đã tạo điều kiện khá thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của nhân dân.

Nguồn nước ngầm chưa được khảo sát cụ thể, nhưng qua thực tế sử dụng của nhân dân cho thấy, chủ yếu nước phục vu nhu cầu sinh hoạt của người dân là sử dụng nước ngầm, giếng khoan, giếng đào với trữ lượng đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, vào mùa khô vẫn còn tình trạng thiếu nước dùng ở một số nơi trên địa bàn xã.

Tài nguyên khoáng sản:

Xã có một mỏ quặng Boxit đang khai thác tại thôn Bàng dưới và trữ lượng đá vôi tương đối lớn cũng đang được khai thác tại các thôn Lay I và Lay II.

4.1.2. Điu kin Kinh tế, Văn hóa - Xã hi

4.1.2.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã Thanh Sơn Tình hình trồng trọt của xã

Năm 2013 tổng sản lượng lương thực có hạt của cả xã đạt 1.484,4 tấn trên tổng diện tích gieo trồng là 550,7 ha. Bình quân lương thực đầu người đạt 513 kg/người/năm, đảm bảo an ninh lương thực. Diện tích trồng cây ăn quả của toàn xã là 45 ha, trong đó chủ yếu là trồng vải thiều. Khoảng 290 ha đất nông nghiệp người dân trồng màu như: thuốc lá, rau, khoai,…đây là một nguồn thu không nhỏ, giúp giúp cải thiện thu nhập của người dân.

Tình hình chăn nuôi của xã

Trong những năm qua ngành chăn nuôi của xã phát triển khá nhanh, tương đối ổn định. Năm 2013, tỷ trọng chăn nuôi chiếm 36,8% trong ngành nông nghiệp.

Bảng 4.2: Số lượng gia súc, gia cầm qua các năm của xã Thanh Sơn

(Đơn vị: Con)

Loài vật nuôi Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Trâu, Bò 745 753 693

Lợn 1.200 1.225 1.210

Dê 275 951 1.830

Gia cầm 19.500 17.000 18.963

(Nguồn: UBND xã Thanh Sơn)

Bảng 4.2 cho thấy sự thay đổi số lượng gia súc, gia cầm qua các năm tương đối ổn định, tuy nhiên số lượng Dê tăng nhanh từ 275 con năm 2011

đến năm 2013 đạt 1.830 con và có xu hướng tăng thêm trong những năm tới do chăn nuôi Dê sinh sản nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, nhân dân đã quan tâm nhiều hơn nhiều hơn đến việc chăn nuôi gia súc gia cầm; công tác phòng chống dịch bệnh cũng được đặc biệt quan tâm nên trong các năm qua không có dịch bệnh lớn xảy ra.

4.1.2.2. Dân số và nguồn lực lao động

Tổng dân số năm 2013 là 3200 người với 668 hộ, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,1 %, trong đó Nam có 1.662 người, chiếm 52%; Nữ: 1.538 người, chiếm 48%. Số người trong độ tuổi lao động 2.174 người. Xã có chủ yếu 3 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó: Nùng chiếm 82,6%, Kinh chiếm 11%, Tày chiếm 4% còn lại là các dân tộc khác.

Cơ cấu lao động: Nông - Lâm - Ngư nghiệp: 1.886 người, chiếm 87,01%; Công nghiệp - Xây dựng: 93 người, chiếm 4,17%; Dịch vụ - Thương mại: 195 người, chiếm 8,82%.

Tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn so với tổng số lao động của xã chiếm 10%, trong đó: đào tạo Đại học chiếm 3%; Trung cấp, Cao đẳng chiếm 6%; sơ cấp (3 tháng trở lên) chiếm 1%.

4.1.2.3. Văn hóa - Giáo dục

Năm 2013 xã có 5/8 thôn đạt tiêu chuẩn Làng văn hóa, chiếm tỷ lệ: 62,5% tổng số thôn của xã. Hàng năm các cấp học luôn quan tâm xây dựng các kế hoạch học tập, phát động các phong trào thi đua dạy và học trong nhà trường. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS luôn được duy trì giữ vững. Năm 2013, phổ cập giáo dục mầm non đạt chuẩn, kết quả phổ cập giáo dục ở các cấp học luôn đạt ở mức cao (93,2%). Công tác khuyến học, khuyến tài luôn được quan tâm thực hiện. Hàng năm Hội khuyến học xã căn cứ theo nguồn quỹ hội, trích quỹ khen thưởng các thầy giáo, cô giáo dạy giỏi, các học sinh có thành tích trong học tập; tặng và giúp đỡ các học sinh nghèo vượt khó học giỏi, các học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

4.1.2.4. Y tế

Trạm Y tế xã đạt chuẩn từ năm 2009, trạm có tổng diện tích khu đất 700m2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

, có 6 cán bộ y tế, trong đó có 01 Bác sỹ. Năm 2013 tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt: 85%. Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày càng được duy trì thực hiện thường xuyên, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Trong năm 2013 trạm y tế xã đã thực hiện khám chữa bệnh cho 3.053 lượt người, điều trị cho 56 bệnh nhân, tiêm chủng đủ mũi cho trẻ em, phụ nữ mang thai. Trạm y tế xã luôn chủ động làm tốt công tác tuyên truyền, phòng chống dịch bệnh, giám sát chặt chẽ và thông báo kịp thời các bệnh truyền nhiễm gây dịch.

4.1.3. Hin trng môi trường ti xã Thanh Sơn

Một số chỉ tiêu về môi trường của Xã:

- Số công trình cấp nước sinh hoạt tập trung: 03, khả năng cấp nước: 250 hộ (lượng nước tự chảy phụ thuộc theo mùa).

- Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh: 81,2%.

- Tỷ lệ hộ đủ 3 công trình (nhà tắm, nhà vệ sinh, bể nước) đạt chuẩn: 40%. - Tỷ lệ hộ có cơ sở chăn nuôi hợp vệ sinh: 10%.

- Nghĩa trang: hiện xã chưa có quy hoạch.

- Xử lý chất thải: Xã chưa có bãi rác thải tập chung chủ yếu là hộ gia đình tự gom đốt.

- Xã có 01 công ty khai thác quặng Boxit tại thôn Bàng Dưới, nhìn chung hoạt động khai thác không gây ảnh hưởng lớn đến môi trường.

Nhìn chung môi trường xã Thanh Sơn còn khá trong lành, chưa khu vực nào bị ô nhiễm nặng. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về môi trường cần được quan tâm thường xuyên hơn. Nước ngầm là nguồn nước chính được sử dụng trong sinh hoạt, được khai thác từ các giếng đào, giếng khoan…nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi phần lớn được thải trực tiếp ra môi trường theo các rãnh thoát nước chưa qua xử lý ngấm vào môi trường đất. Xã Thanh Sơn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trong đó ngành chăn nuôi hằng năm thải ra môi trường một lượng chất thải lớn chưa qua xử lý, những bao bì thuốc bảo vệ thực vật được dùng trong ngành trồng trọt không được thu gom, xử lý, đó sẽ là mối nguy cơ đe dọa đến môi trường trong tương lai.

4.2. Hiện trạng sử dụng hầm biogas trong xử lý chất thải chăn nuôi tại xã Thanh Sơn Thanh Sơn

4.2.1. S lượng hm Biogas được s dng ti địa phương

Tổng hợp từ số liệu điều tra, xã Thanh Sơn có 61 hộ gia đình đang sử dụng hầm biogas trên địa bàn và được thể hiện chi tiết qua bảng 4.3 dưới đây:

Bảng 4.3: Số lượng hầm ủ Biogas hằng năm được xây dựng tại xã Thanh Sơn Năm Thôn 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng Điển Trên 0 2 4 1 2 9 Điển Dưới 4 6 3 7 3 23 Lay 1 0 2 0 3 3 8 Lay 2 3 4 2 3 1 13 Bàng Dưới 2 1 3 2 0 8 Bàng Trên 0 0 0 0 0 0 Na Đàn 0 0 0 0 0 0 Niêng 0 0 0 0 0 0 Tổng 9 15 12 16 9 61

Nhận xét: Từ bảng 4.3 cho thấy sự tăng lên rõ rệt về số lượng hầm ủ qua các năm. Dự án hầm ủ biogas có mặt tại nước ta từ năm 2003 nhưng đến năm 2009 dự án mới bắt đầu thực hiện trên địa bàn thời gian đầu dự án số lượng hầm ủ tăng khá nhanh trên địa bàn xã. Trước năm 2009 trên địa bàn chưa có hầm ủ nào nhưng khi Dự án Chương trình khí sinh học cho nghành chăn nuôi Việt Nam được triển khai trên địa bàn xã đã có 9 hầm biogas được xây dựng. Tính đến hết năm 2013 Xã đã có 61 hầm biogas, có được điều này là nhờ sự hỗ trợ của chương trình Khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam từ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng hầm Biogas trong xử lý chất thải chăn nuôi quy mô hộ gia đình tại xã Thanh Sơn - huyện Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn. (Trang 31)