Thực tế cho thấy mỗi con lợn mỗi ngày thải ra từ 2 - 4 kg phân, một con trâu, bò mỗi ngày thải ra từ 15 - 20 kg phân, với số lượng trâu, bò, lợn, dê, gia cầm của xã như hiện nay thì lượng phân hàng ngày thải ra lên tới gần 30 tấn phân. Số chất thải này nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường nước và không khí. Đồng thời, đây còn là điều kiện để phát sinh các nguồn dich bệnh truyền nhiễm.
Xét về mặt kinh tế: Chi phí xây dựng hầm biogas khá lớn so với thu nhập của hộ nông dân, xong xây hầm biogas đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Từ sử dụng biogas đã tiết kiệm được thời lao động dùng vào nấu ăn và vệ sinh chuồng trại, tiết kiệm được một khoảng chi phí đáng kể do không phải mua chất đốt như củi, than…
Theo kết quả điều tra của 61 hộ gia đình sử dụng hầm biogas xây theo chường trình dự án và ngoài dự án. Kết hợp kết quả phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình cùng cán bộ địa phương cho thấy hiện tại có tới 96,7% các hộ gia đình sử dụng hầm biogas đạt hiệu quả cao.Trước đây khi mô hình hầm biogas chưa được triển khai áp dụng trên địa bàn xã thì 100% các hộ gia đình đều sử dụng nhiên liệu phổ biến cho các hoạt động đun nấu là củi, than, trấu…. Sau khi các hộ gia đình xây dựng hầm biogas, việc thay thế các loại nhiên liệu thường dùng thay đổi rõ rệt, họ sử dụng khí gas để làm nhiên liệu đun nấu từ 80 - 90%. Họ cho biết nếu
như dùng khí sinh ra từ hầm biogas thay thế hoàn toàn nhiên liệu khác trong việc đun nấu có thể tiết kiệm được 200 - 250 nghìn đồng/tháng.
Năm 2010, gia đình anh Hà Văn Đệ ở thôn Điển Dưới xây dựng hầm khí biogas với dung tích 18 m3, nhằm hạn chế sự ô nhiễm môi trường của phân lợn và tận dụng khí gas phục vụ đun nấu trong gia đình. Tổng kinh phí đầu tư xây dựng hầm khí biogas khoảng 15 triệu đồng. Kể từ khi sử dụng hầm biogas gia đình anh Đệ đã giảm bớt một lượng lớn củi dùng cho việc đun nấu, môi trường khu vực chăn nuôi sạch sẽ hơn, những người hàng xóm không còn phàn nàn về mùi ô uế bốc ra từ khu vực chăn nuôi của gia đình. Xử lý toàn bộ chất thải chăn nuôi bằng hầm biogas đã giúp giảm thiểu được nguy cơ mầm mống dịch bệnh đe dọa đàn vật nuôi, sạch sẽ, tiện lợi, giảm bớt được lượng lớn củi đốt hằng ngày, mỗi tháng gia đình tiết kiệm khoảng 200 nghìn đồng chi phí để mua củi và than như trước kia… đó là những lợi ích trước mắt có thể nhìn thấy - Anh Đệ khẳng định. Những năm trước gia đình anh chỉ nuôi từ 4 - 6 con lợn trong chuồng, nhưng từ khi sử dụng hầm biogas gia đình anh luôn duy trì đều 3 lứa/năm với 15 - 20 đầu lợn/ lứa. Như vậy ngoài nhiều lợi ích thiết thực, hầm biogas còn giúp cho người nông dân có điều kiện tăng đàn và số lượng vật nuôi và tăng thêm thu nhập trong gia đình. Qua quá trình phân giải của phân và nước tiểu của gia súc, dịch thải hay còn gọi là phụ phẩm từ công trình biogas còn dùng làm phân bón cho ngô, lúa và các loại cấy trồng khác rất tốt, thậm chí còn có thể sử dụng làm thức ăn bổ sung cho cá, lợn ,trâu và nuôi giun… Bên cạnh đó sử dụng biogas làm tăng thêm một số chi phí như bơm thêm nước vào hầm ủ…
Về chi phí xây hầm ủ thì theo số liệu điều tra chi phí xây hầm khoảng từ 10 - 15 triệu đồng/ hầm kích cỡ vừa, tuy nhiên đó chỉ là chi phí để hoàn chỉ hầm biogas còn chi phí để xây dựng các công trình phụ đi kèm như nhà bếp, nhà xí, chuồng trại hết khoảng 5 - 8 triệu đồng vì có hộ gia đình xây lại chuồng trại ngay trên diện tích hầm biogas. Như vậy, tổng kinh phí cho việc xây hầm và sửa sang hoặc xây mới lại công trình phụ hết khoảng 20 triệu đồng để hoàn tất công trình xây dựng hầm biogas và chuồng trại cho một hộ gia đình là cao so với mức kinh tế của hộ nông dân. Ngoài ra chi phí bảo
dưỡng hầm ủ mỗi năm khoảng 150 nghìn đồng. Tuy mức đầu tư ban đầu cao xong tuổi thọ của hầm cũng cao (khoảng 15 năm) nên nếu tính khấu hao thì mức chi phí cho một năm là nhỏ không đáng kể.
Hầm biogas mang lại hiệu quả kinh tế rất khả quan, khi sử dụng biogas hộ nông dân đã tiết kiệm tiền, tiết kiệm thời gian, nên đã tăng thu nhập và tăng tích lũy cho hộ, số tiền mà hộ tiết kiệm được do tiết kiệm chất đốt khoảng từ 2 - 3 triệu đồng/ năm/hộ. Các hộ nông dân đã sử dụng nước phân sau hầm ủ để bón cho lúa và tưới cây rau, màu cho năng suất cao, kiệm được phân hóa học. Theo một nhà nghiên cứu của Viện Thổ nhưỡng Nông hoá, khi sử dụng 60m3 nước xả hoà với nước lã theo tỷ lệ 1/1 để bón bổ sung cho 1 ha bắp cải đã làm cho năng suất bắp cải tăng 24% so với lô chỉ bón bằng NPK (liều lượng: 200kg N, 100kg P2O5, 100kg K2O). Sau một vụ gieo trồng, với mỗi hécta người dân tiết kiệm được 60,7 kg đạm urê, 65,4 kg supe lân, 47,5 kg phân kali. Ngoài ra, sử dụng nước xả để tưới đã giúp làm giảm 50% số lần cần phun thuốc trừ sâu cắn lá cho một vụ.
Ngoài phần tiết kiệm được do không phải chi tiêu cho chất đốt và phân hóa học thì các hộ còn tăng thêm thu nhập do tiết kiệm được thời gian vệ sinh chuồng nuôi, thời gian nấu bếp làm tăng thời gian lao động dẫn dến tăng thu nhập. Bên cạnh việc tăng thu nhập cho nông hộ thì khi sử dụng hầm biogas cũng làm tăng thêm chỉ tiêu như tăng chi phí bơm thêm nước vào hầm ủ, chi thêm cho việc tiền công vận chuyển nước phân ra đồng ruộng, nhưng chi phí này là rất thấp so với phần tăng thu nhập của hộ. Như vậy nếu tính tổng giá trị thu được từ một hầm biogas trong một năm là vào khoảng hơn 6 triệu nên chỉ cần khoảng 3 năm đầu sử dụng biogas thì hộ đã tiết kiệm được số vốn đầu tư ban đầu. Ngoài ra, xây hầm biogas còn có thể tiết kiệm được 2 - 3 triệu đồng tiền xây dựng bể phốt vì có thể nối trực tiếp công trình vệ sinh của gia đình với hầm biogas.
Giả sử các hộ gia đình chăn nuôi lợn và sử dụng hầm biogas với tuổi thọ là 10 năm thì lợi ích về kinh tế có thể được tính như trong bảng dưới đây:
Bảng 4.9: So sánh hiệu quả kinh tế mà biogas đem lại
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu (1)
Trước khi xây hầm biogas
Sau khi xây hầm biogas So sánh trước và sau khi sử dụng hầm Chi phí (2) Lãi suất (3) Chi phí (4) Lãi suất (5) Chi phí (6) Lãi suất (7) Xây hầm - - 20 - 20 - Bảo dưỡng hầm/năm - - 0,15 - 0,15 - Đun nấu/năm 2 - - - - 2
Mua phân hóa
học/ha/năm 5 - 3 - - 2
Mua thuốc
BVTV/ha/năm 0,4 - 0,2 - - 0,2
Lãi suất chăn
nuôi/năm - 20 - 30 - 10
Tổng chi phí và lãi suất sau 10 năm
74 200 53,5 300 21,5 142
120,5
Nhận xét: Từ bảng 4.9 ta thấy nếu không sử dụng hầm bioags thì mỗi năm hộ gia đình mỗi năm mất 7,4 triệu đồng cho việc đun nấu dùng cho sinh hoạt, mua phân hóa học, mua thuốc BVTV dùng trong nông nghiệp, như vậy sau 10 năm sẽ mất 74 triệu đồng. Sau khi sử dụng biogas hộ gia đình mỗi năm chỉ còn mất 3,35 triệu đồng trong 10 năm chỉ mất 33,5 triệu đồng cộng thêm chi phí xây hầm là 53,5 triệu đồng. Như vậy khi sử dụng biogas có thể tiết kiệm được một nửa chi phí so với không sử dụng hầm. Ngoài ra, các hộ gia đình khi sử dụng biogas có điều kiện tăng số lượng vật nuôi tăng thu nhập thêm 10 triệu mỗi năm. Sau khi sử dụng biogas 10 năm sẽ tiết kiệm được số tiền và tăng thu nhập đạt 142 triệu đồng trừ chi phí xây hầm và bảo dưỡng hầm hằng năm còn 120,5 triệu đồng. Như vậy mỗi năm hộ gia đình sử dụng có thể tăng thêm thu nhập khoảng 12 triệu đồng so với hộ không sử dụng biogas, sau 2 năm sử dụng sẽ lấy lại được số vốn đã được bỏ ra xây hầm.
Nhìn chung hầm biogas đã có hiệu quả tốt với hộ nông dân, bà con nông dân rất hài lòng khi sử dụng biogas. Đây thực sự là một trong những tiến bộ khoa học - kỹ thuật quan trọng hỗ trợ cho các hộ gia đình chăn nuôi với quy mô lớn và tập trung. Trong quá trình sử dụng biogas, hộ nông dân vẫn chưa phát huy được hết hiệu quả kinh tế của nó như: Xả gas khi thừa khí gas, không dùng nước phân để tưới lúa tưới cây. Vậy hộ nông dân cần khai thác triệt để và sử dụng biogas đạt hiệu quả kinh tế cao nhất với khả năng có thể của hộ và của hầm.
4.3.4. Đánh giá hiệu quả xã hội từ việc sử dụng hầm biogas tại xã Thanh Sơn
Xây dựng hệ thống biogas đã góp phần thúc đẩy cuộc sống công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, nâng cao nếp sống sinh hoạt văn minh cho bà con nông dân. Khi sử dụng biogas bà con nông dân đã được trực tiếp tham gia sử dụng công nghệ hiện đại, từ đó bà con nông dân đã có cách nhìn nhận công việc khoa học hơn và mở ra nhiều hướng phát triển mới. Đời sống của người dân đã thực sự đổi mới và thực sự được nâng cao. Như gia đình anh Hà Văn Đệ sử dụng khí gas không hết, anh còn lắp đặt ống chia sang cho gia đình anh em, hàng xóm cùng sử dụng đun nấu. Rất nhiều câu chuyện về tình gắn kết cộng đồng, sự gắn kết trong thôn xóm được thắt chặt hơn chỉ nhờ vào hầm khí biogas trong chăn nuôi.
Phát triển biogas đã thu hút được một số lao động cho công việc đào đất, xây hầm, sửa sang công trình phụ với tiền công lao động khá cao (80.000 - 100.000đ/công) hơn nữa tận dụng nguồn nhân lực trong thời gian nông nhàn. Để hoàn thành một hầm biogas thì phải mất từ 25 - 30 công vừa đào đất vừa xây hầm chưa tính đến công xây dựng công trình phụ. Qua quá trình xây dựng hầm đội ngũ thợ xây dựng đã phát huy khả năng tay nghề của mình, đồng thời nâng cao tính sáng tạo của người thợ xây dựng. Phát triển biogas kéo theo ngành xây dụng phát triển, đặc biệt là ngành sản xuất và buôn bán vật liệu xây dựng phát triển như sản xuất gạch, xi măng, cát, thép. Ngoài ra, việc sử dụng khí sinh học trong đun nấu thuận tiện và sạch sẽ cũng đã góp phần giải phóng phụ nữ và trẻ em khỏi gánh nặng vất vả của công việc nội trợ, tiết kiệm thời gian cho công việc học tập và nghỉ ngơi. Khi đầu tư xây dựng công trình khí sinh học, thông thường các hộ gia đình thường kết hợp
nâng cấp chuồng trại, khu công trình phụ, nhà vệ sinh... Chính vì thế xây dựng công trình khí sinh học trực tiếp mang lại cuộc sống tiện nghi cho người dân như sử dụng chất đốt có chất lượng cao, khu công trình phụ, chuồng trại vệ sinh, sạch đẹp và thuận tiện như cuộc sống ở thành thị.
Như vậy phát triển biogas đã góp phần tích cực trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, tạo việc làm và nâng cao đời sống sinh hoạt cho bà con nông dân.