Mỹ là đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam nói chung và đối với nông sản nói riêng. Việc phát triển thị trường Mỹ trong những năm tới là nhiệm vụ mang tính chiến lược của Nhà nước và của doanh nghiệp Việt Nam. Thị trường Mỹ là thị trường có dung lượng lớn nhưng cũng là thị trường rất khó tính đòi hỏi hàng hóa phải có chất lượng cao và đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm. Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp lớn khi thâm nhập vào thị trường Mỹ không tập trung đảm bảo chất lượng sản phẩm tiêu thụ nên nhanh chóng bị mất thị trường. Bên cạnh đó, quan hệ thương mại Việt Nam – Mỹ mới được xúc tiến phát triển kể từ khi hiệp định thương mại song phương có hiệu lực từ năm 2001. Hàng nông sản Việt Nam phải chịu cạnh tranh mạnh mẽ và trực tiếp từ các nước như Brazin, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia những nước có tiềm năng xuất khẩu nông sản lớn của thế giới.
Để xuất khẩu vào Mỹ tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng cao trong năm nay cũng như những năm tiếp theo nhà nước ta cần phải phát huy hiệu quả năng lực xúc tiến thương mại ở cả ba cấp độ là Nhà nước, hiệp hội và doanh nghiệp.
Quan hệ thương mại Việt Nam – Mỹ trong thời gian quá đã đạt được nhiều thành công đang chuyển sang thời kỳ gắn liền với những chuyển biến kinh tế từ hai phía. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tăng cường các hoạt động thông tin về thị trường Mỹ, áp dụng các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ, đặc biệt khuyến khích các mặt hàng có lợi thế là việc làm cần thiết. Nhà nước cần tăng cường các chính sách và chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm chuyên ngành, quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại thị trường Mỹ.
Cuối cùng, doanh nghiệp là nhân tố quyết định thắng lợi của chiến lược xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Ngoài việc đẩy mạnh cải tiến sản xuất, doanh nghiệp cần chú trọng áp dụng các tiêu chuẩn HACCP, để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm, môi trường và trách nhiệm xã hội. Vì vậy, cần phải phân tích kỹ sức mua, thị hiếu, tính đa dạng cũng như phân khúc thị trường, dân số của Mỹ nhằm đưa ra các mặt hàng phù hợp. Phải tích cực tiếp cận các thông tin thị trường, học hỏi kinh nghiệm của các nước và rút kinh nghiệm từ chính mình để tổ chức lại sản xuất.
Doanh nghiệp cũng cần biết chấp nhận và nâng cao khả năng thích ứng với các rào cản kỹ thuật cao của Mỹ (vệ sinh an toàn thực phẩm, chống bán
phá giá...), trên cơ sở đú cú đối sách ứng phó kịp thời từ đầu để kiểm soát sản phẩm của mình và tránh bị động. Đồng thời, nên nắm rừ cỏc quy định liên quan của Mỹ đặc biệt coi trọng việc liên doanh, liên kết để nâng cao năng lực cạnh tranh.
3.2.4. Dự báo tiềm năng xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường Mỹ.
Dự báo được xây dựng trên hai cơ sở quan trọng. Đó là, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam thời kỳ 2001-2010 và chỉ thị của Thủ tướng chính phủ về chiến lược phát triển hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010.
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam thời kỳ 2001-2020
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX quyết định chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong 10 năm đầu của thế kỷ XXI (2001-2010) là “Chiến lược đẩy mạnh Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”. Mục tiêu tổng quát của chiến lược 10 năm (2001-2010) là đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo nền tảng đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Cụ thể về xuất khẩu:
Tăng tổng kim ngạch xuất khẩu. Tạo thị trường ổn định cho một số mặt hàng nông sản - thực phẩm và công nghiệp có khả năng cạnh tranh, tìm kiếm các thị trường cho mặt hàng xuất khẩu mới, nâng cao chất lượng cho các mặt hàng xuất khẩu.
Phấn đấu đạt tổng kim ngạnh xuất khẩu 5 năm tới đạt 114 tỷ USD, trong đó nhóm hàng nông lâm thuỷ sản chiếm 30 % tổng kim ngạch XK, tăng bình quân hàng năm 16,2 %.
Đại hội Đảng IX, ngày 27 tháng 10 năm 2000, Thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ thị số 22/2000/CT-TTg về chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ thời kỳ 2001-2010. Chỉ thị khẳng định: “ Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ thời kỳ 2001-2010, nhất là xuất khẩu phải là chiến lược tăng tốc toàn diện, phải có những khâu đột phá với bước đi vững chắc… tiếp tục chủ trương dành ưu tiên cao nhất cho xuất khẩu” Chỉ thị nêu rõ:
Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ thời kỳ 2001-2010 phải đạt mức tăng trưởng bình quân từ 15%/năm trở lờn… phấn đấu cân bằng cán cân thương mại vào những năm 2009-2010 và xuất siêu vào thời kỳ sau 2010.
Giảm xuất khẩu hàng chế biến thô, tăng tỷ trọng hàng chế biến sâu bằng công nghệ mới…
Đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu trực tiếp vào các thị trường có sức mua lớn như Mỹ, EU…