Cà phê, hồ tiêu và hạt điều đây là 3 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và có thế mạnh rất lớn ảnh hưởng đến chính sách phát triển xuất khẩu của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang đứng đầu thế giới về xuất khẩu hồ tiêu và hạt điều, về mặt hàng cà phê Việt nam đứng thứ 2 thế giới sau Brazin. Ba mặt hàng nông sản trên xuất khẩu sang Mỹ đều chiếm tỷ trọng lớn trong cán cân và tỷ trọng hàng hóa của Việt Nam.
Hàng nông sản xuất khẩu là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta, hàng năm nó góp phần rất lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Xuất khẩu nông sản của nước ta những năm qua tăng mạnh nhất là sau khi nước ta gia nhập WTO, kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản cũng như kim ngạch xuất khẩu của cả nước tăng cao.
Chỉ tiêu 2001 2003 2005 2008 2010 2011
Tổng kim ngạch xuất khẩu 19 26 32.5 48.38 62.7 85.5
Trong đó
Kim ngạch xuất khẩu nông
sản 2.9 4 4.6 6.2 10.4 23.0
Tỷ trọng 15.2% 15.4% 14.2% 14.8% 16.5% 32.5%
Nguồn: Niên giám thống kê 2011
Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của ta mới chỉ đạt 2,9 tỷ USD, nhưng những năm tiếp theo, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã tăng rất nhanh đặc biệt là sau một năm vào WTO, kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam đó lờn 23 tỷ USD vào năm 2011. Nông sản Việt Nam có mức tăng trưởng cân bằng với mức tăng trưởng xuất khẩu của nền kinh tế. Cụ thể năm 2001 nông sản xuất khẩu chiếm 15,2% tỷ trọng tổng kim ngạch và được duy trì đều đặn qua các năm 2003, 2005, 2008. Đến năm 2008 xuất khẩu nông sản Việt Nam chỉ đạt 6,2 tỷ USD nên tỷ trong chiếm 12,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên sang năm 2011 nông sản đã tăng trưởng xuất khẩu trở lại với kim ngạch là 23 tỷ USD chiếm 32.5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Điều này cho thấy dấu hiệu phục hồi tích cực trong tình cảnh nền kinh tế thế giới đặc biệt là kinh tế Mỹ tăng trường âm, nông sản Việt Nam vẫn là chỗ dựa vững chắc để đẩy mạnh tăng trường xuất khẩu của cả nước.
Đối với thị trường Mỹ kể từ khi hiệp định thương mại song phương được ký kết và có hiệu lực Việt Nam đã đánh giá Mỹ là thị trường xuất khẩu quan trọng bậc nhất đối với xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng. Trong giai đoạn bước đầu phát triển, nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ đã đạt được nhiều kết quả rất khả quan.
Kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ chiếm một phần nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của cả nước, điều này trái ngược hoàn toàn với chính sách phát triển xuất khẩu của Việt Nam coi Mỹ là thị trường phát triển xuất khẩu lớn nhất, thực trạng xuất khẩu chưa đáp ứng được nhu cầu và khả
năng của hai quốc gia. Điều này xảy ra là do một số hàng nông sản của Việt Nam rất khó thâm nhập vào thị trường Mỹ do các hàng rào thuế quan và phi thuế quan.
Khi Việt Nam gia nhập WTO có điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ thì kinh tế Mỹ lại rơi vào thời điểm khủng hoảng tài chính nên rất khó để có thể phát triển xuất khẩu trong điều kiện như vậy. Hơn nữa hàng nông sản Việt Nam vào Mỹ còn đơn điệu, hiện nay chỉ có cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè có lợi thế vào Mỹ cũn cỏc mặt hàng khác chưa thể thâm nhập do tính chất cạnh tranh và các rào cản thương mại của Mỹ. Trong các mặt hàng nông sản sang Mỹ chỉ có cà phê là mặt hàng chiến lược của Việt Nam khi là 1 trong 10 mặt hàng có tổng kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ USD/năm. Còn hồ tiêu và hạt điều tuy Việt Nam là nước xuất khẩu số 1 thế giới trong nhiều năm qua nhưng tỷ trọng và khối lượng nhu cầu trên thị trường thế giới rất ít nên không ảnh hưởng nhiều đến cán cân xuất nhập khẩu của Việt Nam. Tại thị trường Mỹ chỉ có giày dép, dệt may và đồ gỗ, thủy sản là mặt hàng có kim ngạch nhiều nhất. Nông sản chỉ đứng thứ 6 trong danh sách các mặt hàng có kim ngạch lớn nhất.
Trong thời kỳ vừa qua, Việt Nam được mùa về xuất khẩu các mặt hàng nông sản với kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, các mặt hàng nông sản xuất khẩu ngày càng đa dạng và phong phú về chủng loại, chất lượng các mặt hàng nông sản xuất khẩu cũng được nâng cao...Tuy nhiên theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì nền nông nghiệp của nước ta vẫn có năng suất, chất lượng và hiệu quả cạnh tranh thấp so với nhiều nước trên thế giới. Việc thực hiện chủ trương nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của các sẩn phẩm nông lâm thủy sản chưa được nhiều. Vấn đề dịch bệnh trên cây trồng, gia xúc, gia cầm vệ sinh an toàn thực phẩm đang đặt ra nhiều bức xúc, thêm vào đó thời tiết diễn biến hết sức phức tạp đã gây ra nhiều khó khăn cho nông nghiệp. Nhằm khắc phục từng bước những vấn đề còn đang tồn tại trong những năm vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đưa ra nhóm nhiệm vụ cấp bách cần tập trung chỉ đạo trong năm 2009 và
những năm tới để đạt mục tiêu năm 2009 kim ngạch xuất khẩu đạt 13.5 tỷ USD trong đó thị trường Mỹ phấn đấu đạt 550 triệu USD.
Hình 2.2: Tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng nông sản của Việt Nam năm 2011
Nguồn: Tổng cục hải quan
2.3. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
2.3.1. Mặt hàng cà phê
Cà phê là mặt hàng đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược xuất khẩu của Việt Nam nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng. Mặt hàng cà phê là một trong những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ USD/năm, là một trong những mặt hàng được Chính phủ quan tâm hàng đầu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao cán cân thương mại của đất nước. Trên bình diện thế giới mặt hàng cà phê của Việt Nam có kim ngạch đứng thứ 2 thế giới sau Braxin. Có thể, nói đây là mặt hàng chiến lược của Việt Nam hiện nay
Việt Nam hiện là nước đứng đầu thế giới về sản xuất cà phê Robusta và là một trong những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất trên thế giới (cùng với Brazil, Indonesia …). Đồng thời, cà phê cũng là một mặt hàng có khả năng cạnh tranh tốt của Việt Nam với chi phí sản xuất thấp hơn các nước trồng cà phê khác. Tuy nhiên, với khả năng như vậy cùng với tiềm năng thị trường Mỹ là một trong những thị trường tiêu thụ cà phê lớn trên thế giới với dung lượng
nhập khẩu hàng năm lên tới 1.2 - 1.4 triệu tấn, trong đó khoảng 1/3 là cà phê Robusta, thì kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam như hiện nay vào thị trường này là hãy còn rất khiêm tốn điều này tạo áp lực rất lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu và chính phủ phải có những giải pháp hữu hiệu để tăng cường xuất khẩu trên thị trường này.
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Mỹ giai đoạn 2001-2011 Năm XK cà phê của Việt Nam (triệu USD) Tốc độ tăng trưởng (%) XK cà phê sang Mỹ (triệu USD) Tốc độ tăng trưởng (%) KNXK cà phê sang Mỹ/tổng KNXK cà phê của VN (%) 2001 501,40 - 53,60 - 10,60 2004 642,00 28,10 78,50 39,20 12,20 2005 740,30 15,30 112,30 43,50 15,20 2006 1.217,20 64,40 176,00 57,10 14,50 2007 1.916,70 57,40 212,00 20,40 11,00 6/2008 1.268,30 - 130,38 - 10,28 6/2009 1.092,00 -13,90 118,00 -9,50 10,80 2010 1.420,28 8,82 185,12 46,76 13,03 2011 1.670,25 14,8 284,8 57,7 15,45 Nguồn: 2001-2011: Tổng cục thống kê, Bộ TM Mỹ và Vụ châu Mỹ - Bộ Công Thương
Hình 2.3: Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Mỹ giai đoạn 2001-2011
Mỹ chiếm tỷ trọng trên dưới 10% tổng kim ngạch cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Đây là tỷ lệ khá khiêm tốn nếu biết rằng thị trường Mỹ là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới. Các mặt hàng cà phê của Việt Nam lý do không có kim ngạch cao tại Mỹ là do Việt Nam chủ yếu cung cấp cà phê Rubusta, mặt hàng này chỉ chiếm một phần trong nhu cầu nhập khẩu của Mỹ. Trong giai đoạn 2001- 2011 kim ngạch và phê của Việt Nam sang Mỹ tăng đều qua các năm. Năm 2001, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ 53,6 triệu USD đến hết năm 2008 chúng ta đã xuất khẩu được 1268,3 triệu USD. Trong giai đoạn trên, năm 2007 là năm Việt Nam xuất cà phê cao nhất sang Mỹ với 212 triệu USD. Bắt đầu năm 2008 đến 2009 kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Mỹ có xu hướng giảm về giá trị. Lý do, tại thời điểm năm 2008 giá cả các mặt hàng nông sản trong đó có cà phê tại thị trường thế giới liên tục giảm, mặc dù sản lượng cà phê xuất khẩu qua các thị trường liên tục tăng tuy nhiên, do giá thế giới giảm mạnh nên kim ngạch xuất khẩu có xu hướng giảm về trị giá.
Về tốc độ tăng trưởng của cà phê xuất khẩu sang Mỹ, nhìn chung đạt rất cao trong giai đoạn 2001-2007 với mức tăng bình quân là 40%-50%, cao nhất là năm 2006 với mức tăng trường là 57,1%. Giai đoạn từ 2007 đến nay mức tăng trưởng chững lại và cuối năm 2008 đến nay có xu hướng giảm. Lý do chủ yếu năm 2008 là do giá thế giới giảm mạnh và nền kinh tế Mỹ khủng hoảng nặng nề kể từ đầu năm 2008 với mức tăng trưởng năm 2008, đồng USD mất giá mạnh nên xuất khẩu vào Mỹ gặp nhiều khó khăn. Năm 2009, kinh tế Mỹ có dấu hiệu phục hồi tuy nhiên để có thể tăng ngay lượng hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ cần có thêm thời gian để kinh tế Mỹ đi vào ổn định và bắt đầu mở ra một triển vọng mới. Sang năm 2010 thì xuất khẩu cà phê và xuất sang Mỹ đã tăng rõ rệt lên đến 1420,28 triệu USD và 185,12 triệu USD. Năm 2011 kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt 1670,25 triệu USD, với tốc độ tăng 6% so với cùng kỳ năm 2010. Mỹ vẫn là thi trường xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch là 284,8 triệu USD
Sản phẩm cà phê của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ chủ yếu là cà phê hạt, lượng cà phê xay qua chế biến chiếm tỷ lệ nhỏ. Đây cũng là đặc điểm chung của ngành cà phê Việt Nam, trong khi chúng ta xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới nhưng chúng ta vẫn phải nhập khẩu cà phê để tiêu dùng tại thị trường trong nước. Các cơ sở chế biến cà phê xay không nhiều và không đảm bảo đúng quy trình chất lượng nên sản phẩm chế biến chủ yếu đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu một phần.
2.3.2. Mặt hàng hạt điều
Trong những năm gần đây, xuất khẩu hạt điều nhân là một trong những sản phẩm được khuyến khích mạnh mẽ, diện tích trồng điều quy hoạch ngày càng phát triển, giá điều nhõn trờn thị trường thế giới ổn định và có xu hướng tăng càng thúc đẩy sự phát triển của điều nhân của Việt Nam. Trong quá trình phát triển thị trường xuất khẩu, hạt điều nhân của Việt Nam năm thứ ba liên tiếp có kim ngạch xuất khẩu đứng đầu thế giới, năm 2008 kim ngạch xuất khẩu hạt điều nhõn đó tiến sát tới 1 tỷ USD và sắp trở thành mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Việt Nam.
Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang Mỹ giai đoạn 2001-2011. Năm XK hạt điều của Việt Nam (triệu USD) Tốc độ tăng trưởng (%) XK hạt điều sang Mỹ (triệu USD) Tốc độ tăng trưởng (%) KNXK hạt điều sang Mỹ/tổng KNXK hạt điều của VN (%) 2001 167,30 - 51,10 - 30,50 2004 427,20 282,20 114,40 44,60 26,77 2005 503,10 6,53 156,90 37,60 31,18 2006 503,90 0,01 187,70 19,63 37,24 2007 645,10 28,02 211,50 12,60 32,78 6/2008 455,14 - 143,45 - 31,51 2008 911,00 141,21 287,00 35,60 31,50 6/2009 370,03 - 18,70 123,80 -13,70 33,43 6/2010 425,4 45,6 139,00 32,7 34,2
8/2011 887,99 49,5 275,07 44,7 35,64 Nguồn: 2001-2011: Tổng cục thống kê, Bộ TM Mỹ và Vụ
châu Mỹ - Bộ Công Thương
Hình 2.4: Kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang Mỹ giai đoạn 2001-2011
Nhìn vào bảng trên ta thấy, thị trường Mỹ là thị trường xuất khẩu hạt điều nhân chủ lực của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ qua các năm chiếm từ 26% -37% tổng kim ngạch của toàn ngành. Trong giai đoạn từ 2001–2011 kinh tế Mỹ ổn định và giá hạt điều nhân liên tục tăng qua các năm lên kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ liên tục tăng tương ứng. Nếu năm 2001 kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang Mỹ đạt 51,1 triệu USD thì đến năm 2009 kim ngạch đã tăng lên là 287 triệu USD. Vậy là trong 9 năm Việt Nam đã xuất khẩu sản lượng tăng hơn 5 lần về kim ngạch xuất khẩu với sự tăng trường bình quân hàng năm 35%. Đây là dấu hiệu đáng mừng đã khẳng định vị thế số 1 thế giới của cây điều Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm 2009, nhìn chung kim ngạch xuất khẩu nhân hạt điều nói chung và hạt điều sang Mỹ nói riêng bị giảm sút mạnh và kim ngạch, trong 6 tháng đầu năm 2009, sản lượng hạt điều xuất khẩu sang Mỹ tăng 13,1% tuy nhiên kim ngạch giảm tới 13,70% . Điều này do tình hình khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra trong năm 2008 đặt biệt là nền kinh tế Mỹ có mức tăng trưởng là (-6,4)% năm 2008
đã ảnh hưởng mạnh đến giá hạt điều xuất khẩu của Việt Nam. Giỏ nhõn hạt điều xuất khẩu năm nay là 4.861 USD/tấn, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái giảm đến 1.321 USD/tấn. Đến 6/2010 thì xuất khẩu hạt điều tăng lên tới 425,4 triệu USD, xuất sang Mỹ đạt 139,00 báo hiệu sự đi lên của hạt điều.
Năm 2011 kim ngạch xuất khẩu hạt điều đã tăng lên rất nhanh chóng đạt tới 1618,2 triệu USD, xuất sang Mỹ đạt tới 397,66 triệu USD vượt xa năm 2009
Nhìn vào chiến lược xuất khẩu, hạt điều là loại cây mới đưa vào quy hoạch xuất khẩu trong những năm gần đây, hạt điều không có thị trường và khả năng phát triển truyền thống bền vững như cà phê nhưng với sự định hướng chiến lược trồng trọt và phát triển cây điều xuất khẩu đã mang lại hiệu quả ngoài mong đợi.
Thị trường Mỹ được đánh giá là thị trường xuất khẩu hạt điều ổn định, nhu cầu lớn, đa dạng sản phẩm xuất khẩu. Tại Mỹ ngành công nghiệp chế biến hạt điều từ hạt điều nhân nhập khẩu phát triển mạnh. Hạt điều nhân của Việt Nam sau khi xuất sang Mỹ chế biến các doanh nghiệp nhập khẩu của Việt Nam là nhập khẩu thành phẩm về Việt Nam.
Cơ cấu hạt điều xuất khẩu sang Mỹ chủ yếu vẫn là hạt điều nhân, trong thời gian gần đây nhiều công ty đã đầu tư vào nhập khẩu dây truyền chế biến hạt điều nhân thành phẩm tuy nhiên chất lượng và các chỉ số vệ sinh an toàn thực phẩm thấp nên lượng xuất khẩu còn hạn chế, các doanh nghiệp chỉ chú trọng đến tiêu thụ trong nước.
Đánh giá thế mạnh xuất khẩu hạt điều sang Mỹ. Với kim ngạch xuất khẩu đạt 287 triệu đô la Mỹ, hạt điều trở thành mặt hàng đứng thứ ba trong các mặt hàng nông lâm thủy sản có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất sang Mỹ năm 2008, nhưng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đã bắt đầu có dấu hiệu suy giảm dần (năm 2005 kim ngạch xuất khẩu hạt điều sang Mỹ tăng trưởng cao