Cơ chế, chính sách của Việt Nam đối với hoạt động xuất khẩu

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng nông sản của việt nam sang thị trường mỹ thực trạng và giải pháp (Trang 29)

1.2.4.1. Cơ chế, chính sách của Việt Nam đối với hoạt động xuất khẩunông sản.nông sản.nông sản.nông sản. nông sản.

Việt Nam là đất nước nông nghiệp, nông nghiệp chiếm tới hơn 60% nguồn lực lao động của đất nước, tại cỏc vựng nông thôn sản xuất nông nghiệp là hoạt động chủ yếu sử dụng toàn bộ các nguồn lực về vốn, lao động và đất đai.

Trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước hướng về xuất khẩu, nông nghiệp là ngành được ưu tiên phát triển bền vững là nguồn cung cấp chủ yếu đầu vào cho hoạt động xuất khẩu. Nhà nước chỉ đạo các cơ quan nhà nước có liên quan điều tra, phân loại, đánh giá khả năng cạnh tranh của từng sản phẩm, từng ngành hàng, từng loại dịch vụ, từng doanh nghiệp, từng địa phương để xây dựng kế hoạch, biện pháp thiết thực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và cho hàng nông sản Việt Nam. Nhà nước cần đầu tư nhiều hơn cho công tác nghiên cứu, phân tích, đánh giá và khai thác lợi thế so sánh của Việt Nam để tạo cơ sở cho việc hoạch định chiến lược, chính sách và ra các quyết định thích hợp trong tiến trình hội nhập.

Nhà nước đưa ra các biện pháp chuyển đổi cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu, tăng cường tỷ trọng hàng chế biến sâu, có giá trị gia tăng, hàm lượng kỹ thuật cao, đầu tư để tạo ra một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực với kim ngạch lớn. Ngoài ra, cần loại bỏ cơ chế xin và cho trong việc cấp hạn ngạch xuất khẩu, chuyển sang đấu thầu hạn ngạch, sử dụng hạn ngạch thuế quan.

1.2.4.2. Mở rộng các điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nông sản

Các điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nông sản đối với các doanh nghiệp hiện nay bao gồm:

Nhà nước sử dụng các công cụ thuế quan được áp dụng rộng rãi nhất. Công cụ thuế quan cho phép người xuất khẩu được khấu trừ thuế VAT đầu ra cho các lô hàng xuất khẩu. Việc khấu trừ trực tiếp cho phép các doanh nghiệp

được hoàn thuế đối với các lô hàng xuất khẩu. Nông sản xuất khẩu sau khi được khấu trừ thuế sẽ có giá thấp hơn so với thị trường nội địa. Nhà nước không đánh thuế xuất khẩu đối với mặt hàng nông sản xuất khẩu. Đây là biện pháp thúc đẩy sự pháp triển của ngành công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu. Trong chính sách thương mại hướng về xuất khẩu, nông sản được coi là một trong những mặt hàng chiến lược khuyến khích xuất khẩu tăng kim ngạch cho đất nước.

1.2.4.3. Mở rộng thị trường nông sản xuất khẩu

Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, các cơ quan ngoại giao và thương vụ Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò tích cực trong việc cung cấp thông tin về pháp luật, thị trường, thị hiếu, yêu cầu về chất lượng sản phẩm, các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm nông sản nhập khẩu của các nước để giỳp cỏc doanh nghiệp trong nước thu thập được đầy đủ thông tin, từ đó xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng nông sản của việt nam sang thị trường mỹ thực trạng và giải pháp (Trang 29)