Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn nhất cho xuất khẩu nông sản

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng nông sản của việt nam sang thị trường mỹ thực trạng và giải pháp (Trang 42)

của Việt Nam.

Mỹ được đánh giá là một thị trường nhập khẩu đầy hấp dẫn đối với các quốc gia xuất khẩu nông sản nói chung và Việt Nam nói riêng. Đây là một thị trường thống nhất cho phép hàng hoá, dịch vụ và con người có thể di chuyển một cách tự do giữa các bang trong phạm vi lãnh thổ. Tổng thu nhập quốc dân đạt trên 12.000 tỷ USD, đứng thứ 1 trên thế giới chiếm 35% tổng GDP toàn thế giới, 47% tổng giá trị thương mại thế giới và gần ẵ luồng đầu tư trực tiếp toàn cầu.

Nhưng Mỹ là một là một thị trường khó tính. Các quy định về chất lượng, quy cách hàng hoá, thuế quan áp dụng rõ ràng. Chính sách thuế quan hạn ngạch được áp dụng cho 2 khối nước đó là các nước được hưởng MFN và các nước không được hưởng MFN. Trong quan hệ thương mại với Mỹ vận động để Mỹ trao MFN và GSP với các nước đang phát triển là một bước ngoặt quan trọng nhất để hàng hoá nước đó có thể thâm nhập được vào Mỹ.

Đối với Việt Nam kể từ khi hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ được ký kết, Mỹ đã dành MFN và NT cho Việt Nam. Đây là bước tiến quan trọng thúc đẩy thương mại song phương và càng có ý nghĩa hơn đối với Việt Nam vỡ đó có cơ hội thâm nhập vào thị trường đầy tiềm năng như Mỹ. Kim ngạch hàng hóa Việt Nam xuất sang Mỹ sẽ tăng 15% hàng năm trong 3 năm đầu (sau khi hiệp định có hiệu lực) và 18% năm tiếp theo và giữ vị trí tăng lên 15% cho đến hết năm 2011.

1.3.2.2. Nông sản Việt Nam có lợi thế lớn khi xuất khẩu vào Mỹ

Việt Nam là nước đang phát triển đang trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Sản xuất chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp, các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam đều có nguồn lợi từ điều kiện thiên nhiên, thổ nhưỡng, kết hợp với lao động giá rẻ nên khi tham gia vào thương mại quốc tế chúng ta có lợi thế tuyệt đối và tương đối.

Chính sách phát triển của Việt Nam và Mỹ trái ngược nhau trong việc tập trung phát triển các nguồn lực. Mỹ tập trung phát triển công nghiệp kỹ

thuật cao, các loại hình dịch vụ và nông nghiệp hiện đại theo hướng sử dụng nhiều máy móc thiết bị, trong khi Việt Nam sử dụng nhiều lao động thủ công. Chính sự khác biệt về chính sách cũng như điều kiện tự nhiên đã tạo cơ hội cho nông sản Việt Nam thâm nhập vào thị trường Mỹ.

Đối với Việt Nam các sản phẩm nông nghiệp như cà phê, cao su, hồ tiêu, hạt điều, gạo từ lâu chúng ta đó cú chính sách quy hoạch vùng thâm canh tăng năng suất, chất lượng sản phẩm để xuất khẩu. Các mặt hàng trờn đó đóng góp tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Đối với quan hệ thương mại Việt Nam - Mỹ, kể từ khi hiệp định thương mại song phương có hiệu lực, hàng hoá Việt Nam có cơ hội thâm nhập vào thị trường Mỹ theo mức thuế MFN. Việt Nam đã chủ động điều chỉnh chính sách hướng tới phát triển thị trường Mỹ. Mặt hàng nông sản là mặt hàng có đầy đủ lợi thế để xuất khẩu sang Mỹ, trước đó nông sản Việt Nam đã xuất khẩu rất mạnh vào thị trường khó tính như Nhật Bản, EU nên lợi thế cạnh tranh, chiến lược xuất khẩu là thế mạnh của nông sản Việt Nam.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ GIAI ĐOẠN

TỪ NĂM 2001 ĐẾN 2011

2.1. Quan hệ thương mại nói chung giữa Việt Nam – Mỹ từ khi ký Hiệp định song phương (2001).

Từ khi hiệp định thương mại song phương thành công đã mang đến rất nhiều lợi ích thiết thực cho cả hai phía. Việc ký kết Hiệp định BTA là một ví dụ cho sự thành công của hiệp định thương mại. Kể từ khi hiệp định BTA có hiệu lực, Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất, tiềm năng nhất nhưng cũng có nhiều thách thức nhất đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Ngoài lợi ích về thương mại và đầu tư Hiệp định BTA còn như một “bàn đạp” cho Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO vào năm 2007 .

Ông David B.Sher khẳng định với tư cách là đại sứ một trong những ưu tiên hàng đầu của ụng số tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ kinh tế giữa hai nước Việt Nam - Mỹ. Tiến bộ trong quan hệ thương mại và đầu tư song phương diễn ra đồng thời với sự chuyển đổi kinh tế to lớn tại Việt Nam. Thu nhập tại Việt Nam đã tăng trưởng trung bình 7,2%/năm và GDP đầu người đã tăng 413 USD(2001) lên 1.300USD (2011). Dựa trên những thành quả này Mỹ và Việt Nam tiếp tục xác định các quy tắc cho thương mại và đầu tư nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cơ hội trong nền kinh tế hai nước.

Hiện nay Mỹ và Việt Nam cùng với bảy nước đối tác khác đang đàm phán 1 Hiệp Định Thương Mại Tự Do Khu Vực quan hệ đối tác Thái Bình

Dương (TPP) phục vụ như một nền tảng tiềm năng cho hội nhập kinh tế trên toàn khu vực Châu Á - Thái Bình. Sau hội nhập này sẽ thúc đẩy lợi ích kinh tế cho cả Mỹ và Việt Nam trong những năm tới tạo việc làm và tăng cường hơn nữa mối quan hệ hai nước.

Việt Nam liên tục xuất khẩu sang Mỹ. Theo số liệu của tổng cục thống kê, tổng kim ngạch hai chiều của hai nước trong giai đoạn từ 2001-2011 là 499517,7 triệu USD( Trong đó XK là 41174,2 triệu USD, NK là 8343.5 triệu USD)

Bảng 2.1: Thương mại hai chiều Việt Nam –Mỹ giai đoạn 2003-2011 ĐV: Triệu USD 2003 2005 2008 2011 XK 7845.1 10104.5 11886.8 16355.8 NK 987.0 1700.5 2646.6 4009.4 Xuất siêu 6858.1 8404.0 9240.2 9346.4 Nguồn: Tổng cục thống kê

Năm 2008 là một năm đầy khó khăn đối với xuất khẩu của Việt Nam và nhất là hàng xuất khẩu đi Mỹ nói riêng. Tuy nhiên với những nỗ lực của cả nước và của ngành nói riêng, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ vẫn tăng trưởng khá và vừa vặn đạt chỉ tiêu xuất khẩu của năm. Ước tính năm 2008, xuất khẩu hàng Việt Nam sang Mỹ đạt khoảng 11886.8 triệu USD, vừa đúng chỉ tiêu 21.4% so với năm 2007. Nhập khẩu 2646.6 triệu USD đưa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mỹ lên đến 14.9 tỷ USD. Thặng dư thương mại với Mỹ là 9.6 tỷ USD, chiếm 64% tổng kim ngạch hai chiều . Năm 2011 thì tổng kim ngạch thương mại hai chiều tăng rất nhanh. Xuất khẩu đạt 16355.8 triệu USD, nhập khẩu là 4009.4 triệu USD, tăng gần 19.5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo ghi nhận của Tổng cục Hải quan thì tính từ đầu năm đến ngày 25 tháng 12 năm 2011, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam đã

chinh phục mức kỷ lục mới của Việt Nam "200 tỷ USD" sau khi đó cỏn mốc 100 tỷ USD vào ngày 01 tháng 12 năm 2007.

Hình 2.1: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá và cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2001-2011

Nguồn: Tổng cục hải quan

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng nông sản của việt nam sang thị trường mỹ thực trạng và giải pháp (Trang 42)