Lợi ích và vai trò xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng nông sản của việt nam sang thị trường mỹ thực trạng và giải pháp (Trang 30)

1.2.5.1. Lợi ích xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam

Nông sản được coi là một trong những ngành trọng điểm của sự phát triển kinh tế. Nó không chỉ có lợi ích mang đến nguồn lợi lớn cho doanh nghiệp mà cũn giỳp tăng thu nhập của nhân dân và thu về một lượng lớn USD từ xuất khẩu để ổn định cán cân xuất nhập khẩu của Việt Nam .

Thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ngày càng được mở rộng và thay đổi về cơ cấu thị trường. Kim ngạch của nước ta đã thay đổi theo hướng là tăng ở các khối EU, Châu Mỹ và giảm dần ở các nước trong khu vực. Vì vậy, mà mở cửa hội nhập kinh tế và tự do hóa thương mại toàn cầu ngày một mở rộng.

So với các mặt hàng khỏc thỡ nông sản có tỷ lệ chi phí sản xuất có nguồn ngốc ngoại tệ rất thấp, do đó thu nhập ngoại tệ ròng của hàng nông sản xuất khẩu sẽ cao hơn nhiều. Đây là lợi thế ban đầu của các nước nghèo, khi chưa có đủ nguồn ngoại tệ để đầu tư xây dựng cơ sơ hạ tầng.

Nước ta có lực lương lao động dồi dào, nhân công thì rẻ mà ngành nông sản rất cần nhiều nhân công. Vì vậy, mà đã giải quyết được vấn đề lao động. Nông sản của Việt Nam rất được ưa chuộng ở thị trường Châu Âu và Bắc Mỹ. Khẳng định hàng nông sản của Việt Nam trên thương trường quốc tế. Khi mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế sẽ làm cho giá nhập khẩu của mặt hàng này rẻ hơn làm cho giá thành sản xuất, chế biến các loại hàng giảm đi đáng kể do đó sẽ tạo thêm ưu thế cạnh tranh.

Bên cạnh đó, thể chế chính trị ổn định, môi trường đầu tư và hệ thống pháp luận của Việt Nam ngày càng được cải thiện và điều chỉnh thích ứng dần với tiến trình tự do hóa thương mại trong khu vực và toàn cầu. Vì thế, là môi trường thích hợp để các nước đầu tư.

1.2.5.2. Vai trò xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam

. Góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước (GDP)

Xuất khẩu các loại hàng hóa nói chung, xuất khẩu hàng nông sản nói riêng và sự tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Xuất khẩu đóng vai trò quan trọng hàng đầu cho sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế thể hiện ở chổ nó chiếm phần lớn trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thu hút được nhiều ngoại tệ về cho đất nước. Xuất khẩu có vai trò rất lớn trong tăng trưởng kinh tế của một quốc gia.

Nông sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế. Xuất khẩu hàng nông sản càng lớn thì càng làm cho GDP tăng cao, thể hiện được năng lực cạnh tranh của đất nước về xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản tăng cao sẽ nâng cao tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

Theo báo cáo của chính phủ giai đoạn 2002-2007 tất cả các nhiệm vụ phát triển kinh tế đều được hoàn thành vượt mức đề ra, điểm nổi bật trong 5 năm qua là tăng trưởng kinh tế găn kết chặt chẽ với ổn định kinh tế. Tốc độ tăng GDP bình quân trong thời kỳ 2002 - 2007 là 7.8%, cả 3 lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng, dịch vụ đều đạt mức tăng trưởng cao liên

tục với tốc độ khá ổn định. Khu vực nông nghiệp tăng trưởng cao liên tục và đạt mức bình quân 5.4%/năm, sản xuất công nghiệp tăng khoảng 16.5%/năm, giá trị tăng thêm của ngành dịch vụ bình quân 7.4%/năm. Năm 2011 nền kinh tế toàn cầu tiếp tục đà suy thoái kinh tế kéo dài từ năm 2008. Nông nghiệp được coi như cứu cánh của cả nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng toàn ngành đạt 4%, tạo giá trị xuất khẩu đạt 25 tỷ USD.

Đối với tăng trưởng nông nghiệp

Việt Nam là một nước nông nghiệp, vấn đề sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản giữ vị trí quan trọng đối với tăng trưởng nông nghiệp nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung. Trong những năm gần đây Việt Nam đã nổi lên là một nước xuất khẩu nông sản mạnh so với khu vực và thế giới, có những mặt hàng Việt Nam còn được coi là đại gia như cà phê, gạo, hạt điều… Tuy nhiên, mức độ tác động của xuất khẩu nông sản đối với tăng trưởng nông nghiệp còn bấp bênh, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó.

Sản phẩm của nông nghiệp bao gồm nông sản, thủy sản và lâm sản, trong đó nông sản chiếm tỷ trọng lớn nhất. Vì vậy, nên xem xét vai trò của xuất khẩu hàng nông sản đối với tăng trưởng nông nghiệp qua các vấn đề sau :

Một là, xuất khẩu hàng nông sản tác động đến việc mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp.

Khi xuất khẩu nông sản tăng, khối lượng nông sản được sản xuất ra ngày càng lớn, do đó sẽ tạo điều kiện cho việc mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp.

Hai là, xuất khẩu góp phần giải quyết tốt vấn đề công ăn, việc làm. Việt Nam và một số nước đang phát triển khác có lực lượng lao động đụng nờn việc làm luôn là vấn đề nóng và cần quan tâm của nền kinh tế. Để giải quyết được tình trạng này phải tăng cầu lao động và xuất khẩu tăng cũng là một trong những biện pháp để mở rộng quy mô ngành sản xuất nông sản, tạo thêm việc làm cho người lao động. Xuất khẩu nông sản tăng kéo theo sự phát triển của ngành cụng nghịờp chế biến, cụng nghịờp phục vụ nụng nghịờp, từ đó lao động bổ sung tăng lên.

Ba là, xuất khẩu hàng nông sản góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp.

Nguồn lực trong nụng nghịờp bao gồm đất đai, cơ sở hạ tầng, người lao động, kinh nghiệm sản xuất… Mỗi vùng khác nhau sẽ có lợi thế về một loại nông sản khác nhau, do đó khi xuất khẩu nông sản tăng lên, thị trường được mở rộng sẽ tạo điều kiện cho vựng đú sử dụng nguồn lực đạt hiệu quả cao nhất. Đây cũng là lý do tại sao Việt Nam lại tạo những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu gạo của đồng bằng sông Cửu Long, cà phê của các tĩnh miền Trung Tõy Nguyờn, vải Lục Ngạn, nhãn Hưng Yên, thanh long Binh Thuận, bưởi Diễn…

Bốn là, xuất khẩu hàng nông sản góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến và thị trường, đưa thiết bị và các công nghệ hiện đại vào cỏc khõu sản xuất nông nghiệp, thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ sinh học và công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường. Vì vậy, xuất khẩu nông sản tạo điều kiện giải quyết tốt vấn đề đầu ra cho nông sản, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, điều này rất phù hợp với hội nhập kinh tế hiện nay.

Năm là, xuất khẩu hàng nông sản góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Xuất khẩu nông sản tăng làm đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, góp phần thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị cao, đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường thế giới. Xuất khẩu nông sản tăng hình thành càng

vùng sản xuất chuyên môn hóa, tạo thuận lợi cho việc chăm sóc, áp dụng tiến bộ kỹ thuật và xóa bỏ dần cách thức sản xuất manh mún, nhỏ lẻ trước đây.

Thực tế trong những năm qua ngành nông nghiệp Việt Nam đó cú những bước chuyển mình, tạo ra sự thay đổi lớn trong sản xuất, cơ cấu, chất lượng, giá cả sản phẩm và uy tín của nông sản trên thị trường quốc tế. Chúng ta có thể nhìn nhận sự thay đổi đó thông qua số liệu ở bảng 1.1.

Bảng 1.1. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nông sản (%)

Chỉ tiêu 2001 2003 2005 2008 2010 2011

Tốc độ tăng trưởng XKNS 11.5 26.6 61.5 26.5 34.2 36.6

Tốc độ tăng trưởng NN 3.62 4.36 4.04 3.4 5.44 6.45

Nguồn: Niên giám thống kê 2011

Từ bảng 1 có thể thấy, trong giai đoạn từ năm 2001-2011 xuất khẩu nông sản của Việt Nam đó cú sự tăng trưởng đều đặn từ 11.5% năm 2001 lên 26.6% năm 2003 và 61.5% năm 2005. Sự tăng trưởng này làm cơ sở cho tăng trưởng nông nghiệp cũng tăng đều đặn từ 3.62% năm 2000 lên 4.04% năm 2005. Riêng năm 2007 và năm 2008, kinh tế Việt Nam nói chung và nông nghiệp nói riêng gặp nhiều khó khăn do thời tiết, khí hậu, thiên tai không thuận lợi. Đó là hạn hán, bảo số 1 (Chin chu), bão số 6 (xang sane), lốc xoáy, mưa đá, dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long múng…nhất là đợt không khí lạnh cuối năm 2007 và đầu năm 2008 đã gây ảnh hưởng rất lớn và để lại những hậu quả rất nghiêm trọng. Điều này, làm cho việc sản xuất và xuất khẩu nông sản gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp Việt Nam vì nông nghiệp là ngành chịu tác động lớn nhất của điều kiện tự nhiên. Kết quả tốc độ tăng trưởng nông sản chỉ đạt 26.5% năm 2008 và nông nghiệp cũng chỉ đạt 3.4% năm 2008. Tuy nhiên bước sang năm 2010 xuất khẩu nông sản nói riêng và tăng trưởng nông nghiệp nói riêng đó cú những dấu hiệu phục hồi do tác động của các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp và chương trình phát triển đẩy mạnh xuất khẩu nông sản. Kết quả cho thấy

tăng trưởng nông nghiệp năm 2010 là 5,44% và xuất khẩu nông sản tăng 34,2% so với năm 2007, 2008. Năm 2011 thỡ đó tăng rất nhanh cả về nông nghiệp là 36.6% và nông sản là 6.45%. Hi vọng trong những năm tới xuất khẩu nông sản sẽ tăng trưởng vững chắc góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô.

Góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu

Hàng nông sản xuất khẩu là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta, hàng năm nó góp phần rất lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Xuất khẩu nông sản của nước ta những năm qua tăng mạnh nhất là sau khi nước ta gia nhập WTO, kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản cũng như kim ngạch xuất khẩu của cả nước tăng cao.

Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu thành phần kinh tế đó cú sự dịch chuyển theo hướng sắp xếp lại và đổi mới khu vực kinh tế nhà nước, phát huy tiềm năng của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

Kinh tế nhà nước tiếp tục được đổi mới bước đầu hoạt động có hiệu quả hơn, phát huy được vai trò tích cực và chủ động trong các hoạt động kinh tế, xã hội.

Kinh tế tập thể được tổ chức lại theo luật hợp tác xã mới, nhiều hợp tác xã hoạt động có hiệu quả. Một số mô hình liên kết giữa hợp tác xã nông nghiệp với các cơ sở chế biến đã ra đời, thu hút được nhiều lao động ở thành thị và nông thôn.

Khu vực kinh tế tư nhân trong nước được hình thành và ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động trong nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội.

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đó cú bước phát triển khá, tạo thêm một số mặt hàng mới, thị trường mới, tăng thêm sức cạnh tranh của sản phẩm.

Cơ cấu ngành kinh tế đã từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy lợi thế so sánh trong từng ngành. Tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ giảm tỷ trọng các ngành nụng, lõm, ngư nghiệp.

Bảng 1.2: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế (%)

Cơ cấu ngành kinh tế 2001 2003 2005 2008 2011

Công nghiệp, xây dựng 39.47 40.2 41.0 41.5 50.9

Nông, lâm, ngư nghiệp 22.54 21.8 20.9 20.34 35.1

Dịch vụ 37.99 38.0 38.1 38.16 45.0

Nguồn: Số liệu của tổng cục thống kê và tạp chí thương mại

Tạo điều kiện cho ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm phát triển

Nông nghiệp nước ta có vai trò lớn trong sự phát triển của nền kinh tế. Dù tỷ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp vào GDP của cả nước không cao như công nghiệp, xây dựng và dịch vụ nhưng vẫn tác động lớn tới sự phát triển của nền kinh tế.

Nông sản là sản phẩm của ngành nông nghiệp, việc xuất khẩu hàng nông sản sẽ tạo điều kiện cho ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm phát triển, khi mà hàng nông sản xuất khẩu tăng mạnh sẽ kéo theo sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp chế biến, bảo đảm nguồn lương thực, thực phẩm cung cấp đủ, kịp thời cho việc xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.

Xuất khẩu là điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất

Trong quá trình hội nhập kinh tế như hiện nay, đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế nói chung và xuất khẩu nói riêng trong nền kinh tế mở là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. Nó mở ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng trên thế giới.

Với sự biến động không ngừng của thị trường và nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng tăng thỡ đõy chớnh là cơ hội để các doanh nghiệp mở rộng thị trường, đa dạng hoỏ cỏc loại sản phẩm, tăng quy mô sản xuất, tăng thị phần và sự ảnh hưởng của doanh nghiệp trên thị trường…do đó có thể

giảm thiểu được các rủi ro có thể xảy ra trong kinh doanh. Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải tăng cường xuất khẩu để thu lợi nhuận, tăng số vòng quay của vốn, tăng lượng thu ngoại tệ, giúp doanh nghiệp có điều kiện đầu tư cho sản xuất và xuất khẩu, nhập về các máy móc, công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả sản xuất, thúc đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Toàn cầu hóa và hội nhập cần phải tăng cường xuất khẩu

Hiện nay, quá trình toàn cầu hoá và liên kết giữa các khu vực, các quốc gia với nhau đang diễn ra mạnh mẽ, hội nhập và tự do hoá thương mại đang trở thành trào lưu lôi cuốn nhiều nước tham gia. Trong xu thế đó, Việt Nam cũng đang tích cực tham gia, nhưng những đóng góp của Việt Nam trên thị trường quốc tế còn nhỏ, vì vậy, xuất khẩu là việc làm cần thiết để nâng cao vị thế của ta trên thị trường quốc tế. Toàn cầu hoá và hội nhập cho phép các doanh nghiệp được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi của các nước dành cho Việt Nam khi gia nhập WTO, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ thâm nhập thị trường bên ngoài hơn.

Toàn cầu hoá và hội nhập cũn giỳp cho các doanh nghiệp có nhiều cơ hội kinh doanh hơn, mở rộng quan hệ với các đối tác nước ngoài, học tập phong cách quản lý, tiếp thu tiến bộ khoa học và công nghệ quản lý kinh doanh, xoá bỏ tư duy cũ, tích luỹ nhiều kinh nghiệm qua đó giúp doanh nghiệp hình thành được tác phong kinh doanh hiện đại. Vì vậy, khi thực hiện xuất khẩu, các doanh nghiệp cần phải tận dụng triệt để các điều kiện thuận lợi mà toàn cầu hoá và hội nhập đem lại từ đó không ngừng phát triển đi lên, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế.

Việt Nam có nhiều tiềm năng trong sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản

Với xuất phát điểm là một nước nông nghiệp nên đối với sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản, Việt Nam có tiềm năng rất lớn, thể hiện ở:

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng nông sản của việt nam sang thị trường mỹ thực trạng và giải pháp (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w