Những ưu điểm trong xuất khẩu nông sản sang Mỹ của Việt

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng nông sản của việt nam sang thị trường mỹ thực trạng và giải pháp (Trang 59)

. Góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước (GDP)

2.4.1.Những ưu điểm trong xuất khẩu nông sản sang Mỹ của Việt

Mặt hàng nông sản xuất khẩu hiện đã vươn lên đứng thứ 4 trong nhúm cỏc mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chỉ đứng sau dầu thô, dệt may, giày dép. Trong nhúm cỏc mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD nông sản đóng góp 3 mặt hàng đó là gạo, cao su và cà phê, trong những năm tới đây có thể cả hạt điều cũng sẽ được xếp trong nhóm mặt hàng này. Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong những năm gần đây liên tục tăng cao. Tốc độ tăng trưởng trung bình của kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Mỹ giai đoạn 2001-2008 là 27,2%/năm. Năm 2011 tốc độ tăng trưởng lẫn kim ngạch đạt kỷ lục, tới 33,2% so với năm 2010. Do đó, tăng trưởng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Mỹ trong thời gian tới là rất khả quan.

Với thị trường rộng lớn và tiềm năng xuất khẩu cao, chính sách nhập khẩu của Mỹ thiên về cạnh tranh giá là điều kiện không thể thuận lợi hơn so với xuất khẩu nông sản sang các thị trường khó tính khác như EU, Nhật Bản. Trong chính sách xuất khẩu nông sản của Việt Nam, Mỹ là thị trường ưu tiên hàng đầu để phát triển mạnh về quy mô cũng như kim ngạch xuất khẩu.

Nông sản xuất khẩu của Việt Nam từ chỗ chỉ là sản phẩm thô (gạo 25% tấm, hạt điều thô, cà phê hạt, tiêu đen, mủ cao su) đã phát triển lên một trình độ chế biến cao hơn, áp dụng công nghệ bóc vỏ, sấy, diệt khuẩn theo tiêu chuẩn quốc tế…xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng chế biến tinh cao, sản phẩm có giá trị gia tăng về công nghệ và lao động.

2.4.2. Những tồn tại trong xuất khẩu nông sản sang Mỹ

2.4.2.1. Vấn đề chất lượng nông sản, cơ cấu, hệ thống phân phối và các hàng rào phi thuế quan của Mỹ.

Chất lượng mặt hàng nông sản của Việt Nam chưa cao, hiện mới chỉ có 400/3000 doanh nghiệp chế biến nông sản tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế. Trong khi Mỹ lại là thị trường đặt tất cả các lợi ích lên hàng đầu, yêu cầu cao về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh môi trường, bao bì đóng gói và rào cản thương mại tinh vi khác trong khi giá phải cạnh tranh.

Cơ cấu chủng loại nông sản xuất khẩu sang Mỹ không đồng đều, chỉ tập trung vào các loại hạt thô và đã qua sơ chế. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của nhóm mặt hàng này lại không ổn định. Sự mất cân đối trong cơ cấu các sản phẩm xuất khẩu chỉ tập trung vào sản phẩm thô sẽ không tận dụng tối đa nguồn lực trong nước và công nghiệp chế biến đi kèm sẽ dễ gặp rủi ro do những biến động trong kinh doanh.

Tiếp cận hệ thống kênh phân phối còn yếu. Hiện nay, chúng ta vẫn xuất khẩu chủ yếu cho các công ty thương mại Mỹ, việc tiếp cận cỏc kờnh khỏc như hệ thống cửa hàng bán lẻ, các nhà chế biến còn rất hạn chế.

2.4.2.2. Phát triển thiếu quy hoạch giữa cỏc vựng miền

Việc phát triển cỏc vựng trồng trọt và chế biến nông sản xuất khẩu chủ yếu do nhu cầu tự phát, chưa có định hướng và triển khai cụ thể theo quy hoạch thống nhất của Chính quyền các cấp. Quy mô trồng trọt và chế biến nông sản của Việt Nam chủ yếu là nhỏ lẻ theo từng hộ cá thể, sản lượng và chất lượng phụ thuộc rất nhiều vào khí hậu, thời tiết, dịch bệnh. Trong thời điểm các mặt hàng nông sản mất giá như cà phê, hồ tiêu những năm 2003, 2004 rất nhiều hộ nông dân đã phá bỏ cây cà phê, hồ tiêu để trồng các loại cây ngắn ngày khác. Nguyên nhân do công tác định hướng trồng trọt và sản xuất của các địa phương kém, người nông dân chạy theo thu nhập và năng suất trồng trọt tự động lựa chọn cây trồng theo ý thức của họ nên rất khó khắc phục.

2.4.2.3. Phương thức trồng trọt và công nghệ chế biến nông sản lạc hậu

Đây là khó khăn chung của toàn ngành nụng, lõm, ngư nghiệp của Việt Nam. Việc trồng trọt và chế biến nông sản của Việt Nam vẫn theo các tập quán cũ. Khi trồng trọt người nông dân không biết cách canh tác, phòng ngừa

sâu bệnh, còn sử dụng nhiều phân hữu cơ. Các trang trại lớn thì việc thuê mướn nhân công không chuyên nghiệp không có kiến thức trồng trọt. Nông dân không được đào tạo và hướng dẫn cách thức sản xuất, thu hoạch và cất trữ.

Công nghệ chế biến của các doanh nghiệp thu mua, chế biến nông sản rất kém. Hầu hết, máy móc chế biến của Việt Nam đều là máy thô sơ. Điều này dẫn tới các quy trình sản xuất và chế biến nông sản của Việt Nam không thể đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe, các quy định trong hàng rào kỹ thuật của các thị trường khó tính hiện nay. Điều này, làm cho sức cạnh tranh và giá trị của nông sản Việt Nam giảm rất nhiều nếu so sánh với các nước cùng điều kiện trong khu vực. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu tính quy hoạch, thiếu vốn đầu tư nên ngành chế biến nông sản của Việt Nam ngày càng tụt hậu so với các nước khác.

2.4.2.4. Các chính sách, biện pháp hỗ trợ của nhà nước đối với người nông dân và các doanh nghiệp chế biến còn thiếu và yếu.

Bất kỳ ngành nghề nào, việc hỗ trợ của nhà nước đối với quy hoạch phát triển và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước là yếu tố then chốt để phát triển. Đối với ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản hiện nay các biện pháp xúc tiến và hỗ trợ của Nhà nước còn rất kém thể hiện ở các điểm sau:

Chính sách hỗ trợ vốn, giống, kỹ thuật thâm canh cho người nông dân. Đối với nông sản, ngoài yếu tố nguồn lực đất đai thổ nhưỡng, việc cung cấp giống, kỹ thuật thâm canh, thu hoạch, cất trữ sản phẩm là yếu tố then chốt để đảm bảo và nâng cao chất lượng nông sản. Hiện nay, việc đảm bảo các yếu tố trên đối với người nông dân chưa thực hiện đồng bộ, các địa phương không có đủ cán bộ nông lâm có đủ trình độ, năng lực để hướng dẫn trực tiếp cho bà con nông dân. Chính điều này, làm cho sản xuất nông sản của Việt Nam thiếu đồng bộ và manh mún.

Việc hỗ trợ vốn của Nhà nước đối với người nông dân còn thiếu và chưa kịp thời. Hiện nay, nguồn vốn hỗ trợ vốn cho người nông dân chủ yếu được Ngân hàng Nhà nước giao cho Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện. Tuy nhiên, để vốn cấp đến tay người nông dân lại là

chuyện khác. Do vậy, để phát triển sản xuất, đẩy mạnh cung cấp vốn cho người dân, ngân hàng nhà nước cần có sự điều chỉnh về phương án, chỉ tiêu và hướng dẫn trực tiếp cho bà con vay vốn và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả vào việc phát triển và mở rộng quy mô sản xuất.

Việc hỗ trợ vốn đối với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu nông sản cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Trong tình hình khủng hoảng và thắt chặt tài chính của các tổ chức tín dụng hiện nay, việc giải ngân và hỗ trợ vay vốn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp còn gặp nhiều khó khăn.

2.4.2.5. Khả năng cạnh tranh trực tiếp của các nước xuất khẩu.

Đối với thị trường lớn và đầy tiềm năng xuất khẩu như Mỹ, bất kỳ quốc gia nào khi xây dựng và phát triển chính sách kinh tế đối ngoại cũng đều ưu tiên phát triển thị trường Mỹ như là đối tác chiến lược. Thương mại giữa Việt Nam và Mỹ mới phát triển mạnh mẽ kể từ khi hiệp định thương mại song phương có hiệu lực năm 2001. Ngành nông sản là một trong những ngành được xếp vào ngành chiến lược trong chính sách phát triển ngoại thương đối với Mỹ. Trong giai đoạn hiện nay, khi bước vào khủng hoảng kinh tế các nước đều tập trung vào các thị trường truyền thống không phát triển các thị trường tiềm năng mới thì nông sản Việt Nam sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với các nước khác như Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Braxin tại thị trường Mỹ.

Bất lợi lớn đối với Việt Nam là chúng ta luôn ở thế đi sau trong quan hệ thương mại với Mỹ. Chúng ta chưa xây dựng hoàn thiện hệ thống chính sách, kênh phân phối sâu rộng tại Mỹ như các nước bạn, mặt khác chất lượng sản phẩm và giá cả của Việt Nam đang là yếu thế phải khắc phục trong thời gian tới.

2.4.2.6. Lực lượng lao động ngành chế biến nông sản còn thiếu cả về số lượng và chất lượng.

Với quy mô khoảng 370.000 lao động trong 5000 nhà máy chế nông sản với tỷ lệ lao động có trình độ đại học chỉ chiếm 4%, công nhân kỹ thuật gần 30%, số còn lại gần 70% chủ yếu là lao động phổ thông. Với yêu cầu thực

tế hiện nay thì nhu cầu về nguồn nhân lực là rất lớn cả ở bậc công nhân, kỹ sư. Theo tính toán của các chuyên gia, tuỳ theo quy mô nhà máy, năng lực sản xuất, số lượng kỹ sư có thể dao động trong khoảng 7-10% tổng số lao động phổ thông. Như vậy, với tổng số lao động hiện nay nhu cầu kỹ sư cán bộ nông nghiệp cần phải là 23.000. Với quy mô đào tạo hiện nay số lượng kỹ sư CBLS, công nhân kỹ thuật không đủ cung cấp cho các doanh nghiệp.

Ở hầu hết các doanh nghiệp đều thiếu cán bộ quản lý, kỹ sư giỏi, công nhân lành nghề làm cho năng suất lao động thấp, hiệu quả sản xuất không cao, chất lượng sản phẩm thấp. Điều này làm hạn chế sức cạnh tranh với các doanh nghiệp trong khu vực.

2.5. Kinh nghiệm của một số nước về xuất khẩu nông sản sang Mỹvà bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

2.5.1. Trung Quốc

Trung Quốc xuất khẩu 4 loại mặt hàng nông sản chính, đó là lương thực (gạo, tiểu mạch, ngô, đậu), rau và hoa quả, gia cầm, và một số đặc sản cây công nghiệp ngắn ngày (như quế). Đối với sản phẩm lương thực, Trung Quốc vừa là nước nhập khẩu, vừa là nước xuất khẩu và có khả năng cạnh tranh tương đối thấp so với nhiều nước. Trung Quốc có chương trình trọng điểm nhằm chỉ sản xuất gạo chất lượng cao để xuất khẩu. Đối với rau và hoa quả, Trung Quốc có ưu thế về giá và số lượng, song chất lượng lại thấp.

Kinh nghiệm của Trung Quốc trong thời gian từ năm 2001 đến năm 2006 đó cú 53764 hợp đồng đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào các ngành nông lâm ngư nghiệp với tổng kim ngạch tới 163.48 tỷ USD, vốn sử dụng thực tế là 80.63 tỷ USD. Cùng với việc bố trí lại và tăng cường đầu tư trong nông nghiệp mà 800 triệu nông dân Trung Quốc đang nhận được sự cải thiện rõ rệt trong đời sống. Sản lượng lương thực, thực phẩm, thủy sản...của Trung Quốc tăng dần từng năm (triệu tấn). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày nay, Trung Quốc đã đứng hàng thứ 8 trên thế giới và đứng đầu châu Á về xuất khẩu nông sản và chẳng mấy chốc sẽ biến thành nông trại của thế giới.

2.5.2. Thái Lan

Thái Lan được biết đến như nước có rất nhiều tiềm năng xuất khẩu hàng nông sản đặc biệt là gạo và các loại rau quả. Với tổng diện tích đất canh tác là 250 ngàn héc ta quy hoạch xuất khẩu nhưng Thái Lan đã đạt được nhiều thành tựu cơ bản. Mặt hàng gạo, Thái Lan là nước xuất khẩu gạo số 1 thế giới. Kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2008 của Thái Lan đạt 5,6 tỷ USD giảm 3,7% so với năm 2007. Trong khi Việt Nam là nước xuất khẩu thứ hai thế giới với sản lượng là 4,68 triệu tấn năm 2008 và kim ngạch là 2,864 tỷ USD. Các sản phẩm gạo của Thái Lan luôn cao hơn giá xuất khẩu của Việt Nam từ 50 – 80 USD/tấn do chất lượng đồng đều là công nghệ chế biến tốt nên khi đấu thầu giá gạo Thái bao giờ cũng vượt mức so với gạo Việt Nam chỉ xếp sau gạo của Australia.

Ngoài mặt hàng gạo xuất khẩu Thái Lan còn có thể mạnh là các mặt hàng rau quả xuất khẩu tuy diện tích quy hoạch hoa quả xuất khẩu không nhiều chỉ bằng 1/3 diện tích của Việt Nam nhưng hoa quả Thái Lan cũng đã tràn ngập các thị trường và ngay cả tại Việt Nam hoa quả Thái Lan cũng thâm nhập và cạnh tranh quyết liệt với rau quả Việt Nam.

Có được thành công như vậy là do chính sách của nhà nước đối với xuất khẩu nông sản, đó là:

Thứ nhất, Chính phủ Thái Lan đó cú chính sách ưu đãi phát triển “nguồn” cho nông sản. Nhà nước giao đất cho DN quy hoạch phát triển cơ cấu nông sản xuẩt khẩu trong thời hạn 49 năm, hỗ trợ vốn từ nguồn ODA với lãi suất thấp.

Thứ hai, Chính phủ đưa ra nhiều giải pháp can thiệp tình trạng tăng giá nhằm tạo khả năng cung nông sản. Chính phủ khống chế giỏ cõy giống, phân bón và các loại sản phẩm hóa sinh dùng trong nông nghiệp. Hạn chế xuất khẩu các loại nông sản chưa qua sơ chế và kiểm dịch. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư diện tích đất canh tác nông sản phục vụ xuất khẩu đặt biệt là trong ngành trồng và chế biến mủ cao su xuất khẩu.

Thứ ba, các doanh nghiệp tập trung vào việc cải thiện chất lượng và quy trình quản lý chất lượng nông sản xuất khẩu, nhằm vào các sản phẩm kỹ thuật cao, chuyển từ lượng sang chất. Tập trung vào các thị trường trung và cao cấp như nhằm đến thị trường đầy tiềm năng là Mỹ, EU, Nhật có sức tiêu thụ lớn nhưng rất khó tính.

Thứ tư, chuyển dần sang nhập khẩu chế biến gạo xuất khẩu của Mỹ và Châu Âu nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng cao xuất khẩu chuyên phục vụ cho thị trường khó tính như EU và Mỹ, nhằm giảm áp lực sử dụng quá mức nguồn nguyên liệu trong nước vốn cần cho mục tiêu phát triển lâu dài.

Thứ năm, Chính phủ luôn hướng tới khuyến khích tối đa xuất khẩu nông sản chế biến theo các chính sách cụ thể sau: không đánh thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm nông sản xuất khẩu 15%, bãi bỏ hạn ngạch xuất khẩu kể từ ngày 1/2/2002 đối với xuất khẩu mủ cao su để giành lại hai thị trường các nước Asean và Trung Quốc.

Nhìn chung, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đã đem lại kết quả tích cực cho ngành chế biến và xuất khẩu nông sản của Thái Lan, giảm chi phí sản xuất, thu hút một lượng vốn đầu tư nước ngoài nhằm tạo cầu nối cho bước tiếp thu công nghệ, tạo ra nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập, và đưa ngành chế biến và xuất khẩu nông sản trở thành ngành chủ đạo trong nền kinh tế.

2.5.3. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Từ thực tiễn phát triển thị trường nông sản xuất khẩu của một số nước. Có thể rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:

Đầu tư chiều sâu và tăng mạnh ngành chế biến nông sản là rất quan trọng. Đây là chiến lược để gia tăng sức cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường và nâng cao kim ngạch xuất khẩu. Ngoài ra chúng ta phải tự xây dựng chương trình phát triển thâm nhập vào các thị trường đặc biệt là thị trường Mỹ. Nhà nước phải hỗ trợ doanh nghiệp thâm nhập thị trường, phát triển mặt hàng mới đủ sức thâm nhập và cạnh tranh tại thị trường Mỹ. Việc đưa sản phẩm mới hoặc cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm không những đảm bảo được thị

trường sở tại chấp nhận mà còn là phương thức tránh những hàng rào kỹ thuật bảo hộ của Mỹ.

Nhập khẩu để xuất khẩu trên cơ sở ứng dụng công nghệ chế biến tiên tiến là giải pháp ngày càng mang tính phổ biến đối với nhiều nước. Việt Nam

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng nông sản của việt nam sang thị trường mỹ thực trạng và giải pháp (Trang 59)