Từ thực tiễn phát triển thị trường nông sản xuất khẩu của một số nước. Có thể rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:
Đầu tư chiều sâu và tăng mạnh ngành chế biến nông sản là rất quan trọng. Đây là chiến lược để gia tăng sức cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường và nâng cao kim ngạch xuất khẩu. Ngoài ra chúng ta phải tự xây dựng chương trình phát triển thâm nhập vào các thị trường đặc biệt là thị trường Mỹ. Nhà nước phải hỗ trợ doanh nghiệp thâm nhập thị trường, phát triển mặt hàng mới đủ sức thâm nhập và cạnh tranh tại thị trường Mỹ. Việc đưa sản phẩm mới hoặc cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm không những đảm bảo được thị
trường sở tại chấp nhận mà còn là phương thức tránh những hàng rào kỹ thuật bảo hộ của Mỹ.
Nhập khẩu để xuất khẩu trên cơ sở ứng dụng công nghệ chế biến tiên tiến là giải pháp ngày càng mang tính phổ biến đối với nhiều nước. Việt Nam cựng đã bước đầu thực hiện có hiệu quả giải pháp này trong những năm gần đây.
Nhiều nước chú trọng đổi mới cơ chế chính sách nhằm phát triển ngành nông sản, nhất là đầu tư khoa học công nghệ, đất đai, tín dụng, hỗ trợ công nghiệp chế biến nông sản có giá trị kinh tế cao, bảo vệ tài nguyên và môi trường ….Trung Quốc là nước đặc biệt quan tâm đến giải pháp mang tính chiến lược này.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HÀNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG MỸ ĐẾN NĂM 2020
3.1. Những thời cơ và thách thức đối với xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ.
3.1.1. Những thời cơ
Mỹ là thị trường rộng lớn với số dân 284,5 triệu người và là một trong những nước có mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới.
Hiệp định Thương mại Việt Nam- Mỹ có hiệu lực, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sẽ thuận lợi trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ hàng nông sản, đặc biệt một số hàng nông sản chủ lực của Việt Nam góp phần nâng kim ngạch xuất khẩu, cải thiện cán cân xuất nhập khẩu trong quan hệ thương
mại với Mỹ. Hiện nay mỗi năm, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ khoảng 30 triệu USD hạt điều, kim ngạch này có thể tăng lên gấp đôi, nếu các doanh nghiệp sản xuất và chế biến mặt hàng này đáp ứng đòi hỏi của chất lượng.
Chính phủ Việt Nam đang có nhiều chính sách và biện pháp hỗ trợ cho mặt hàng nông sản xuất khẩu: Hỗ trợ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, hỗ trợ xây dựng qui hoạch, hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ xúc tiến thương mại…Những hỗ trợ này góp phần tăng tiềm lực cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
3.1.2. Những thách thức.
Mỹ tăng cường kiểm soát thông qua các tiêu chuẩn như GMP, ISO, HACCP, an toàn vệ sinh thực phẩm… trong sản xuất và chế biến mặt hàng nông sản khi đưa vào thị trường Mỹ. Muốn đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đối với hàng nông sản thì phải quan tâm từ khâu chọn giống, kỹ thuật chăm sóc, kỹ thuật thu hoạch và xử lý sau thu hoạch, bảo quản, vận chuyển… Trong khi đó, sản xuất kinh doanh mặt hàng này của Việt Nam còn rất lạc hậu, mang tính hàng hoá thấp.
Mặc dù hiệp định Thương Mại Việt Nam - Mỹ có hiệu lực, hàng hoá Việt Nam vào Mỹ sẽ được hưởng MFN nhưng chưa ở mức cao và thường xuyên, vẫn phải cạnh tranh quyết liệt với các hàng hoá của Trung Quốc, của các nước ASEAN và nhiều nước khỏc trờn thị trường Mỹ, trong cuộc chiến này giá cả và chất lượng mang tính quyết định. Hàng nông sản của Việt Nam với chủng loại tương tự nhưng có chất lượng thấp hơn và giá thành cao hơn, khó có thể cạnh tranh với hàng hoá các nước nói trên vốn đã có mặt tại thị trường Mỹ trước hàng hoá của Việt Nam hàng chục năm.
Nước Mỹ là một nước có nền nông nghiệp phát triển có năng xuất cao, là nước hàng năm nhập khẩu hàng tỷ USD hàng nông sản. Cho nên, hàng nông sản của Việt Nam phải cạnh tranh được với các hàng nông sản của các doanh nghiệp Mỹ mới có thể có được chỗ đứng trên thị trường.
Luật pháp Mỹ qui định, tất cả mọi vấn đề có liên quan đến việc nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài vào đều thuộc thẩm quyền của Chính Phủ liên Bang, Bộ thương Mại, Văn phòng Đại diện thương mại, uỷ ban Thương Mại Quốc Tế, và cụ thể nhất là Hải quan Mỹ là những cơ quan có trách nhiệm về vấn đề này. Các giấy tờ cần xuất trình trong qui trình nhập hàng vào Mỹ gồm: giấy nhập khẩu hải quan, hoá đơn thương mại, danh mục kiện hàng (nếu có), giấy tờ khác theo yêu cầu cụ thể của Chính quyền Liên bang hay địa phương. Mỹ có rất nhiều qui định luật chặt chẽ và chi tiết trong buôn bán, các qui định về chất lượng, kỹ thuật… Vì thế, khi các nhà xuất khẩu Việt Nam chưa nắm rõ hệ thống qui định về luật lệ của Mỹ thường cảm thấy khó làm ăn tại thị trường này. Một số qui định của Mỹ về vấn đề nhập khẩu đó là nhãn hiệu và nhãn thương mại, hạn ngạch nhập khẩu, làm thủ tục hải quan. Luật chống bán phá giá, vấn đề gian lận thương mại…