Thái Lan

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng nông sản của việt nam sang thị trường mỹ thực trạng và giải pháp (Trang 64)

Thái Lan được biết đến như nước có rất nhiều tiềm năng xuất khẩu hàng nông sản đặc biệt là gạo và các loại rau quả. Với tổng diện tích đất canh tác là 250 ngàn héc ta quy hoạch xuất khẩu nhưng Thái Lan đã đạt được nhiều thành tựu cơ bản. Mặt hàng gạo, Thái Lan là nước xuất khẩu gạo số 1 thế giới. Kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2008 của Thái Lan đạt 5,6 tỷ USD giảm 3,7% so với năm 2007. Trong khi Việt Nam là nước xuất khẩu thứ hai thế giới với sản lượng là 4,68 triệu tấn năm 2008 và kim ngạch là 2,864 tỷ USD. Các sản phẩm gạo của Thái Lan luôn cao hơn giá xuất khẩu của Việt Nam từ 50 – 80 USD/tấn do chất lượng đồng đều là công nghệ chế biến tốt nên khi đấu thầu giá gạo Thái bao giờ cũng vượt mức so với gạo Việt Nam chỉ xếp sau gạo của Australia.

Ngoài mặt hàng gạo xuất khẩu Thái Lan còn có thể mạnh là các mặt hàng rau quả xuất khẩu tuy diện tích quy hoạch hoa quả xuất khẩu không nhiều chỉ bằng 1/3 diện tích của Việt Nam nhưng hoa quả Thái Lan cũng đã tràn ngập các thị trường và ngay cả tại Việt Nam hoa quả Thái Lan cũng thâm nhập và cạnh tranh quyết liệt với rau quả Việt Nam.

Có được thành công như vậy là do chính sách của nhà nước đối với xuất khẩu nông sản, đó là:

Thứ nhất, Chính phủ Thái Lan đó cú chính sách ưu đãi phát triển “nguồn” cho nông sản. Nhà nước giao đất cho DN quy hoạch phát triển cơ cấu nông sản xuẩt khẩu trong thời hạn 49 năm, hỗ trợ vốn từ nguồn ODA với lãi suất thấp.

Thứ hai, Chính phủ đưa ra nhiều giải pháp can thiệp tình trạng tăng giá nhằm tạo khả năng cung nông sản. Chính phủ khống chế giỏ cõy giống, phân bón và các loại sản phẩm hóa sinh dùng trong nông nghiệp. Hạn chế xuất khẩu các loại nông sản chưa qua sơ chế và kiểm dịch. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư diện tích đất canh tác nông sản phục vụ xuất khẩu đặt biệt là trong ngành trồng và chế biến mủ cao su xuất khẩu.

Thứ ba, các doanh nghiệp tập trung vào việc cải thiện chất lượng và quy trình quản lý chất lượng nông sản xuất khẩu, nhằm vào các sản phẩm kỹ thuật cao, chuyển từ lượng sang chất. Tập trung vào các thị trường trung và cao cấp như nhằm đến thị trường đầy tiềm năng là Mỹ, EU, Nhật có sức tiêu thụ lớn nhưng rất khó tính.

Thứ tư, chuyển dần sang nhập khẩu chế biến gạo xuất khẩu của Mỹ và Châu Âu nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng cao xuất khẩu chuyên phục vụ cho thị trường khó tính như EU và Mỹ, nhằm giảm áp lực sử dụng quá mức nguồn nguyên liệu trong nước vốn cần cho mục tiêu phát triển lâu dài.

Thứ năm, Chính phủ luôn hướng tới khuyến khích tối đa xuất khẩu nông sản chế biến theo các chính sách cụ thể sau: không đánh thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm nông sản xuất khẩu 15%, bãi bỏ hạn ngạch xuất khẩu kể từ ngày 1/2/2002 đối với xuất khẩu mủ cao su để giành lại hai thị trường các nước Asean và Trung Quốc.

Nhìn chung, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đã đem lại kết quả tích cực cho ngành chế biến và xuất khẩu nông sản của Thái Lan, giảm chi phí sản xuất, thu hút một lượng vốn đầu tư nước ngoài nhằm tạo cầu nối cho bước tiếp thu công nghệ, tạo ra nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập, và đưa ngành chế biến và xuất khẩu nông sản trở thành ngành chủ đạo trong nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng nông sản của việt nam sang thị trường mỹ thực trạng và giải pháp (Trang 64)